Danh sách bài viết

TÔN GIÁO Ở ẤN ĐỘ (3): JAINA GIÁO

Cập nhật: 19/07/2020

Đạo Jaina là một môn phái đòi hỏi sự tu hành khổ hạnh nhất trong tất cả các tôn giáo tại Ấn Độ. Giáo lý của đạo Jaina cho rằng cách để có được tự do từ vòng luân hồi là sống một cuộc sống tu hành khổ hạnh. Nó cũng chủ trương kiềm chế gây hại cho bất cứ sinh linh nào trong một học thuyết được biết với tên gọi là ahimsa (bất tổn sinh). Đạo Jaina không có một vị thần chính nào những có nhiều vị thần địa diện cho các lĩnh vực khác nhau của đời sống.

Đạo Jaina hiện đại do Vardhamana, còn được gọi là Mahavira sáng lập. Ông được coi là người cùng thời với đức Phật Buddha vào thế kỷ thứ VI trước Công nguyên. Cả đức Mahavira và đức Phật Buddha đều có dòng dõi quý tộc và đều từ bỏ tất cả của cải quyền lực để sống một cuộc đời tu hành khổ hạnh.

Ba giáo lý cơ bản được gọi là Ba báu vật của dạo Jaina là: lòng tin đúng, hiểu biết đúng và hành xử đúng. Tất cả tín đồ của đạo Jaina đều phải tuân theo năm mahavrata (năm lời thề lớn) đó là: không làm ác, không có tài sản, không nói dối, không trộm cắp và tiết chế nhục dục. Các tín đồ đạo Jaina là những người ăn chay nghiêm ngặt và đòi hỏi phải thực hiện một số nghi thức hành lễ mỗi ngày. Đạo Jaina được chia thành hai hệ phái chính: Digambara (Lõa hình – không mặc quần áo) và Svetambara (Chỉ mặc đồ trắng). Hệ phái Svetambara cử hành một nghi thức được biết là puja, trong đó những người hành lễ làm tám biểu tượng cúng bái trước hình ảnh của một tirthankara (Thầy cả).

Mahavira có 11 môn dồ, mỗi một môn đồ được giao phó một nhóm khoảng 300 đến 500 thầy tu để truyền đạo. Bhadrabahu, người cùng thời với hoàng đế Chandragupta Maurya của đế chế Maurya (khoảng 321 tr.CN – 297 tr.CN) là người truyền đạo vĩ đại nhất của giáo phái này sau đức Mahavira. Sau khi Bhadrabahu qua đời, sự bất đồng nghiêm trọng bắt đầu nổi lên trong cộng đồng đạo Jaina. Một nhóm do Bhadrabahu dẫn đầu di cư về bờ biển phía tây và Deccan còn các nhóm khác lưu lại miền bắc. Các bản kinh của đạo Jaina chứa đựng các bài giảng của đức Mahavira được gọi là Agama và hình thành tài liệu kinh điển của hệ phái Svetambara. Các môn đệ của Mahavira sưu tầm những lời dạy của ông vào các bản kinh và học thuộc lòng chúng để truyền dạy cho các thế hệ sau. Các thầy tu đạo Jaina (cẳ nam lẫn nữ) khòng được phép sở hữu sách thánh như là một phần lời thề của họ về việc không sở hữu và cũng không được phép viết lại chúng. Hàng thế kỷ trôi qua, một vài bản kinh đã bị quên đi hoặc biến đổi. Nhiều thầy tu đạo Jaina chết đi trong trận đói vào khoảng năm 350 tr.CN và mang theo mình nhiều bản kinh đạo Jaina.

Vào giai đoạn Gupta (320 – 550), Gujarat trở thành trung tâm quan trọng nhất của đạo Jaina tại An Độ. Đại hội đồng của đạo Jaina đã cho ghi lại các bản kinh thiêng liêng của mình và lưu giữ tại Valabhi trong bang Gujarat vào khoảng năm 460. Đến thời kỳ Gupta, đạo Jaina cũng đã phổ biến được trên các vùng khác nhau của đất nước, bao gồm Rajasthan.

Dẫu với số lượng tương đối nhỏ, nhưng cộng đồng đạo Jaina mà các tín đồ hầu hết là từ tầng lớp buôn bán, đã có một ảnh hưởng mạnh mẽ trong đời sống Ấn Độ. Nhiều biểu tượng nguy nga tráng lệ như là các ngôi chùa và kiến trúc của đạo Jaina tồn tại trong các vùng khác nhau của Ấn Độ. Tuy nhiên, những ngôi đền đẹp nhất của đạo Jaina được tìm thấy tại Ginar, Palitana và núi Abu tại Rajasthan. Các tín đồ đạo Jaina cũng có nhiều đóng góp có giá trị trong văn chương và hội họa.

Trong thế kỷ XX, đạo Jaina Ấn Độ theo cùng những tín đồ miền tây Ấn di cư đến miền đông châu Phi, đặc biệt là Kenya và Uganda. Nhưng nền chính trị bất ổn ở các quốc gia này trong những năm 1960 đã khiến nhiều tín đồ đạo Jaina di chuyển đến Anh, nơi ngôi chùa đạo Jaina đầu tiên bên ngoài lãnh thổ Ân Độ được xây dựng tại Leicester. Sau đó các tín đồ đạo Jaina đến Hoa Kỳ và Canada, nơi đây họ thành công trong việc nắm lấy nghề nghiệp buôn bán truyền thống của mình. 

KHÔNG ĐƯỢC PHÉP GIẾT HẠI SÂU BỌ CÔN TRÙNG

Giáo lý không gây tội ác phản ánh trong mọi mặt của đời sống hàng ngày của các tín đồ đạo Jaỉna, từ đi chân không đến chuẩn bị thức ăn theo một cách đảm bảo rằng không một sinh vật sống nào bị hại. Họ không ăn sau khỉ trờỉ tối để tránh vô tình gây hại đến sâu bọ côn trùng. Những người tu hành buộc phải đeo mặt nạ để tránh việc hít phải các cơ thể sống trong không khí.

Trích sách “5000 năm lịch sử và văn hóa Ấn Độ”

Nguồn: / 0

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.2)

Tôn giáo

Sự hưng thịnh của Phật giáo cho đến cuối thế kỷ thứ 14, khi nhà Trần đã suy vong, chắc chắn đã xuất phát từ hệ tư tưởng Cư trần lạc đạo vừa nói. Phật giáo không dành riêng cho một bộ phận những người tu hành, cũng chẳng phải riêng một bộ phận quý tộc...

Tìm hiểu đường lối thực hành Thiền phái Trúc Lâm

Tôn giáo

Trước nhất muốn xác định cách tu tập của dòng thiền Trúc Lâm, thì chúng ta ngược dòng lịch sử để dẫn chứng.

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.1)

Tôn giáo

Vua Trần Nhân Tông đã sống cuộc đời oanh liệt và hoành tráng, có những đóng góp to lớn và thiết thực cho dân tộc và Phật giáo. Thế thì, vua đã sống và hành động theo hướng nào, dưới sự tác động của những suy nghĩ tư tưởng gì?

Phật giáo thời Lý và những ảnh hưởng trong đời sống tinh thần ở làng xã

Tôn giáo

Giáo lý Phật giáo đồng nhất bản chất của thế giới vật chất với bản thể con người, do đó, Phật giáo thời Lý có chung một phương pháp khi xem xét con người và xem xét vũ trụ: sự vận động của vũ trụ phải nằm trong trạng thái cân bằng, và vận động của tư...

Thiền Sư Pháp Loa và Pháp Chỉ thẳng

Tôn giáo

Thiền sư Pháp Loa dạy: "Mọi người nếu hướng vào Đệ nhất nghĩa mà nói thì suy nghĩ là sai, mở miệng là lầm. Vậy thì làm sao sinh Đế, làm sao sinh Quán? Nay thử căn cứ vào đầu Đệ nhị mà nói thì cũng chẳng được sao?". Nói về pháp dạy người, thật sự đối...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.2)

Tôn giáo

Vấn đề nhân quả là vấn đề trọng yếu trong tư tưởng Phật giáo và có nhiều người đã giải thích ý nghĩa nhân quả rất tường tận, nhưng đứng về phương diện tư tưởng trong số đó có một ít người giải thích không đúng giá trị của nhân quả. Tư tưởng nhân quả...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.1)

Tôn giáo

Duy thức học là môn học về tâm bắt đầu từ nơi thức, nguyên do tâm chính là bản thể của thức và thức thì được phát sinh từ nơi tâm thể. Tâm thể nếu như không có thì nhất định không có thức và thức thì thuộc về sự tác dụng của tâm thể nên gọi là tâm...

Cõi âm có hay không? Nhận thức của Phật giáo đối với vấn đề này

Tôn giáo

Tôi không thể tin là có một cõi sống đặc biệt dành riêng cho những người đã chết. Nghĩa là có các cõi sống khác nhau, nhưng không có một cõi nào của người đã chết cả. Không thể có cõi sống dành cho những người chết, đó là một mâu thuẫn ngay trong bản...

Giá trị của Khoa học & Quan trọng của Phật giáo (P.4)

Tôn giáo

Điều tối quan trọng, Phật giáo không vì kiến thức văn minh rực rữ của khoa học mà bắc quàng làm sang. Hiển nhiên, khoa học chưa đủ khả năng để chứng minh Phật giáo. Ngược lại, Phật giáo dư trí tuệ để giải thích khoa học bởi vì...

Những đặc điểm của văn hóa Phật giáo trong văn hóa Việt Nam

Tôn giáo

Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó nhất định có sáng tạo văn hóa để thích ứng với mọi hoàn cảnh địa lý, với những điều kiện thực tế để tự cường, sinh...