Danh sách bài viết

Vô chấp, vô trụ – một rường cột của triết lý Phật giáo

Cập nhật: 28/12/2017

Khi mình dùng điều mình thích để chê bai những người khác có cách sống khác mình, thì đó là chấp.

Vô chấp (vô trụ) là một trong 3 dấu ấn quan trọng nhất của Phật học: Vô ngã, Vô chấp, Niết bàn. Cả ba khái niệm này tuy ba nhưng mà là một. Nếu bạn vô ngã, bạn đạt Niết bàn; nếu bạn vô chấp bạn đạt Niết bàn; nếu bạn vô ngã là bạn vô chấp và đạt Niết bàn; nếu bạn vô chấp là bạn vô ngã và đạt Niết bàn; nếu bạn đạt Niết bàn thì bạn đã vô chấp và vô ngã… Ba khái niệm này thực ra chỉ là ba cách nói khác nhau của một điều.

Vô chấp còn gọi là vô trụ. Chấp là bám vào, trụ là đứng cứng bên trên—bám vào tiền hay đứng cứng trên tiền cũng là một điều như nhau.

Hình ảnh dễ nhất cho các bạn thấy vô trụ là một con chim sẻ. Hãy nhìn chú chim sẻ tung tăng bay lượn trong nắng mai. Chú đứng trên cành cây, nghiêng đầu chíp chíp. Rồi bay sang cành khác, đứng rỉa lông bụng, rồi đột nhiên chú sà xuống bãi cỏ đi tới đi lui, đầu lắc qua lắc lại như đang tìm mồi, thoắt một cái chú đập cánh lên trời lượn vài vòng trên làn gió mát…

Chú chim này rất tự do, cả bầu trời, cả trái đất, mọi cây cối đều có thể là nhà của chú. Chú có thể đứng trên bất kì nơi nào—cành cây, bãi cỏ, nóc nhà—nhưng chẳng đứng cứng trên nơi nào cả, chẳng dính cứng vào đâu cả, tức là luôn luôn trụ vào đâu đó—cành cây , bãi cỏ, nóc nhà, luồng gió—nhưng không dính cứng (vô trụ) vào đâu cả, nên chú có tự do. Trụ mà không trụ.

Phật triết là môn học của giải thoát, của tự do.

Vô chấp/vô trụ là vậy đó. Bạn có thể làm mọi sự: luật sư, bác sĩ, doanh nhân, cưa gỗ, đào đất – và có mọi sự: tiền, địa vị, công việc, nhà cửa, xe cộ – nhưng bạn không dính cứng vào điều gì cả.

Thường thì chúng ta thích làm điều gì đó tốt cho ta – không nói dối, không trộm cắp, không ăn thịt, buôn bán, chữa bệnh… Nhưng đôi khi những điều tốt ta làm lại có thể là chấp. Ví dụ: Một đám ăn cướp đang truy sát một người, mình thấy người đó chạy vào một ngõ tối, đám ăn cướp chạy tới hỏi mình thằng kia chạy đường nào, mình điềm nhiên chỉ vào ngõ tối đó (thay vì chỉ đường khác) vì mình không nói dối, thì đó là chấp hàng đại gia rồi, và vì chấp vào “không nói dối” nên mình đã phạm tội tiếp tay giết người.

Hay là, ăn chay không ăn thịt, và mình bị bệnh gì đó và bác sĩ khuyên nên ăn thịt và cá một thời gian để cơ thể đủ sức mạnh chống bệnh, mình nhất định không nghe, thà chết thì thôi chứ tôi chỉ ăn chay, đó là chấp.

Đặc biệt là khi mình dùng điều mình thích để chê bai những người khác có cách sống khác mình, thì đó là chấp. Minh ăn chay và không uống rượu, đừng chê những người ăn thịt và uống rượu. Trong rất nhiều nền văn minh du mục, như Trung đông, thì ăn thịt và uống rượu rất quan trọng cho đời sống của họ.

Không chấp vào đâu, không chấp cả vào “vô chấp”, đó mới thực sự là vô chấp.

Thiền sư Tenzen, giáo sư Đại học Hoàng gia Nhật, khi thích ngủ ngày là ngủ, khi muốn uống rượu là uống, khi cần bế phụ nữ qua đường là bế, nhưng thầy là đại thiền sư của thế giới.

Chấp không phải là ta làm gì hay không làm gì, mà là tâm ta có dính mắc vào điều gì không. Chấp không phải là cái ta thấy bên ngoài, mà là trói buộc của trái tim bên trong.

Dĩ nhiên, không dễ gì cho phàm phu thấy rõ được trái tim của mình để biết mình đang chấp hay không, cho nên phàm phu phải thực hành đủ mọi điều để luyện tâm—ăn chay, bớt ăn thịt, không nói dối, ngồi Thiền…–cho đến một lúc nào đó mình có thể làm mọi điều, không bị gò bó trong luật lệ mà vẫn không lạc đường, như là văn sĩ đến lúc thành thầy viết văn thì bỏ hết văn phạm, nhưng học trò làm thế thì sẽ rớt môn văn.

Không chấp vào đâu cả, kể cả không chấp vào vô chấp, gọi là “vô vô chấp”. Đó là “ưng vô sở trụ” (“không trụ vào nơi nào”) của Kinh Kim Cang.

Và đó là Niết bàn, vì vô chấp/vô trụ thì tâm của bạn rỗng lặng, không có rác nào ở trong đó. Rỗng lặng là Niết bàn, lửa đã tắt.

Vô chấp không phải là lý luận mà là thực hành. Bạn hãy thực hành không dính vào đâu mặc dù vẫn phải đứng ở đâu đó tại mỗi thời điểm, tức là không trụ mà có trụ, có trụ mà vẫn không trụ, thì bạn sẽ vô trụ thật sự, và sẽ thấy được an lạc của một trái tim tự do.

Chúc các bạn luôn vô chấp vô trụ.

Theo TRẦN ĐÌNH HOÀNH / ĐỌT CHUỐI NON

Nguồn: / 0

Tags : chê bai 

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.2)

Tôn giáo

Sự hưng thịnh của Phật giáo cho đến cuối thế kỷ thứ 14, khi nhà Trần đã suy vong, chắc chắn đã xuất phát từ hệ tư tưởng Cư trần lạc đạo vừa nói. Phật giáo không dành riêng cho một bộ phận những người tu hành, cũng chẳng phải riêng một bộ phận quý tộc...

Tìm hiểu đường lối thực hành Thiền phái Trúc Lâm

Tôn giáo

Trước nhất muốn xác định cách tu tập của dòng thiền Trúc Lâm, thì chúng ta ngược dòng lịch sử để dẫn chứng.

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.1)

Tôn giáo

Vua Trần Nhân Tông đã sống cuộc đời oanh liệt và hoành tráng, có những đóng góp to lớn và thiết thực cho dân tộc và Phật giáo. Thế thì, vua đã sống và hành động theo hướng nào, dưới sự tác động của những suy nghĩ tư tưởng gì?

Phật giáo thời Lý và những ảnh hưởng trong đời sống tinh thần ở làng xã

Tôn giáo

Giáo lý Phật giáo đồng nhất bản chất của thế giới vật chất với bản thể con người, do đó, Phật giáo thời Lý có chung một phương pháp khi xem xét con người và xem xét vũ trụ: sự vận động của vũ trụ phải nằm trong trạng thái cân bằng, và vận động của tư...

Thiền Sư Pháp Loa và Pháp Chỉ thẳng

Tôn giáo

Thiền sư Pháp Loa dạy: "Mọi người nếu hướng vào Đệ nhất nghĩa mà nói thì suy nghĩ là sai, mở miệng là lầm. Vậy thì làm sao sinh Đế, làm sao sinh Quán? Nay thử căn cứ vào đầu Đệ nhị mà nói thì cũng chẳng được sao?". Nói về pháp dạy người, thật sự đối...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.2)

Tôn giáo

Vấn đề nhân quả là vấn đề trọng yếu trong tư tưởng Phật giáo và có nhiều người đã giải thích ý nghĩa nhân quả rất tường tận, nhưng đứng về phương diện tư tưởng trong số đó có một ít người giải thích không đúng giá trị của nhân quả. Tư tưởng nhân quả...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.1)

Tôn giáo

Duy thức học là môn học về tâm bắt đầu từ nơi thức, nguyên do tâm chính là bản thể của thức và thức thì được phát sinh từ nơi tâm thể. Tâm thể nếu như không có thì nhất định không có thức và thức thì thuộc về sự tác dụng của tâm thể nên gọi là tâm...

Cõi âm có hay không? Nhận thức của Phật giáo đối với vấn đề này

Tôn giáo

Tôi không thể tin là có một cõi sống đặc biệt dành riêng cho những người đã chết. Nghĩa là có các cõi sống khác nhau, nhưng không có một cõi nào của người đã chết cả. Không thể có cõi sống dành cho những người chết, đó là một mâu thuẫn ngay trong bản...

Giá trị của Khoa học & Quan trọng của Phật giáo (P.4)

Tôn giáo

Điều tối quan trọng, Phật giáo không vì kiến thức văn minh rực rữ của khoa học mà bắc quàng làm sang. Hiển nhiên, khoa học chưa đủ khả năng để chứng minh Phật giáo. Ngược lại, Phật giáo dư trí tuệ để giải thích khoa học bởi vì...

Những đặc điểm của văn hóa Phật giáo trong văn hóa Việt Nam

Tôn giáo

Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó nhất định có sáng tạo văn hóa để thích ứng với mọi hoàn cảnh địa lý, với những điều kiện thực tế để tự cường, sinh...