Danh sách bài viết

Bài tập Đại cương kim loại môn Hoá học Lý Thường Kiệt

Cập nhật: 02/07/2020

1.

Nung 13,72 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg, Zn trong oxi, sau một thời gian thu được 17,72 gam hỗn hợp Y. Hóa tan hoàn toàn Y trong HNO3 dư thu được 1,792 lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Số mol HNO3phản ứng là: 

A:

0,84

B:

0,78.

C:

0,82

D:

0,72

Đáp án: C

nO2 = 0,25 mol, nNO = 0,08 mol
⇒ Tổng số mol e cho: 0,25 × 2 + 0,08 × 3 = 0,74
⇒ nHNO3= 0,74 + 0,08 = 0,82 

2.

X là hỗn hợp kim loại Ba và Al. Hoà tan m gam X vào lượng de nước thu được 8,96 lít H2 (đktc). Cũng hoà tan m gam X vào dung dịch NaOH dư thì thu được 12,32 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là?

A:

21,80

B:

13,70

C:

57,5

D:

58,85

Đáp án: A

Lượng khí tăng ⇒ ở phản ứng đầu Al dư ⇒ số mol H2 tính theo Ba
Ở phản ứng sau Al hết ⇒ số H2 tính theo Ba và Al
Giả sử số mol Ba và Al lần lượt là x và y
Ta có hệ:

⇒ x= 0,1 và y= 0,3
⇒ m=21,8 

3.

Cho 8,64 gam Mg vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và H2SO4; đun nhẹ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A; 1,792 lít (đktc) hỗn hợp khí B có khối lượng 1,84 gam gồm 2 khí không màu có một khí hóa nâu và còn lại 4,08 gam chất rắn không tan. Cô cạn cẩn thận dung dịch A thu được m gam muối khan. Giá trị m là?

A:

31,5 gam

B:

29,72 gam

C:

36,54 gam

D:

29,80 gam

Đáp án: D

4.

Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?

A:

Cu

B:

Na

C:

Al

D:

Mg

Đáp án: A

Cu là kim loại đứng sau H trong dãy điện hóa nên Cu không phản ứng với axit loãng.

5.

Cho hỗn hợp Mg; Al và Fe vào dung dịch AgNO3 đến các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với NaOH dư được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được hỗn hợp T chứa 3 chất rắn khác nhau. Vậy trong dung dịch Y chứa các cation.

A:

Mg2+; Al3+; Fe2+; Fe3+

B:

Mg2+; Fe3+; Ag+

C:

Mg2+; Al3+; Fe2+; Fe3+; Ag+

D:

Mg2+; Al3+; Fe3+; Ag+

Đáp án: D

T chứa 3 chất rắn khác nhau ⇒ T gồm MgO, Fe2O3, Ag2O ⇒ AgNO3 dư.

6.

Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Ngâm một lá đồng trong dung dịch AgNO3.
(2) Ngâm một lá kẽm trong dung dịch HCl loãng.
(3) Ngâm một lá nhôm trong dung dịch NaOH.
(4) Ngâm một lá sắt được quấn một dây đồng trong dung dịch HCl.
(5) Để một vật bằng gang ngoài không khí ẩm.
(6) Ngâm một miếng đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3. Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là?

A:

2

B:

1

C:

3

D:

4

Đáp án: C

Thí nghiệm ăn mòn điện hóa: (1) (4), (5).

7.

Chia 23,2 gam hỗn hợp X gồm Na, K và Al thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Phần 2 cho tác dụng với dung dịch HCl dư rồi cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là?

A:

51,6

B:

37,4

C:

40,0

D:

25,8

Đáp án: C

8.

Cho 7,65 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 (trong đó Al chiếm 60% khối lượng) tan hoàn toàn trong dung dịch Y gồm H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối trung hòa và m gam hỗn hợp khí T (trong T có 0,015 mol H2). Cho dung dịch BaCl2 dư vào Z đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 93,2 gam kết tủa. Còn nếu cho Z phản ứng với NaOH thì lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,935 mol. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?

A:

1,0

B:

1,5

C:

3,0

D:

2,5

Đáp án: B

9.

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Na và Al (tỉ lệ mol 1 : 1) vào H2O dư thu được dung dịch X. Cho từ từ 200ml dung dịch HCl 1M vào X thì thu được t gam kết tủa. Nếu cho từ từ 300ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch X thì thu được 1,25t gam kết tủa. Giá trị của m là?

A:

12,6

B:

13,125

C:

18,75

D:

9,25

Đáp án: B

Na + H2O → NaOH + 1/2 H2
Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2 H2
NaAlO2 + HCl + H2O → Al(OH)3 + NaCl
Cho 0,2 mol HCl vào X được t (g) kết tủa ⇒ NaAlO2 dư. 
       0,3 mol HCl vào X được 1,25t (g) kết tủa ⇒ NaAlO2 hết và Al(OH)3 tan 1 phần.
t = 0,2 × 78 = 15,6 (g)
Gọi x là số mol NaAlO2 trong X.
      y là số mol Al(OH)3 bị tan.
⇒ ( egin{cases} x+y=0,3 & quad\ x−y/3=0,25 & quad \ end{cases} )⇒ ( egin{cases} x=0,2625 & quad\ y=0,0375 & quad \ end{cases} )
m = 0,2625 × (23+ 27) = 13,125 (g).

10.

Hòa tan hoàn toàn 25,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn bằng dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 4,48 lít (đktc) khí Z (gồm hai hợp chất khí không màu) có khối lượng 7,4 gam. Cô cạn dung dịch Y thu được 122,3 gam hỗn hợp muối. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng gần với giá trị nào sau đây nhất?

A:

1,91 mol

B:

1,85 mol

C:

1,81 mol

D:

1,95 mol

Đáp án: A

Mkhí = 37g ⇒ giả sử Z gồm NO và N2O
⇒nN2=nN2O=0,1 mol
Giả sử trong muối có xx mol NH4NO3

Bảo toàn e: 
neKL=3nNO+8nN2O+8nNH4NO3=1,1+8x (mol)=nNO−3 (muối KL)

 

⇒nHNO3=nN(sản phẩm khử) +nNO−3 (muối KL) =0,1+0,1×2+2x+1,1+8x=1,4+10x (mol)

 

mmmuối =mKL+mNO3(muối KL) +mNH4NO3
⇒122,3=25,3+62×(1,1+8x)+80x
⇒x=0,05 mol
⇒nHNO3=1,9 mol

11.

Hòa tan hết 20,5 gam hỗn hợp Mg, Al, Zn trong dung dịch HNO3 thu được 4,48 lít hỗn hợp khí X gồm NO2; NO; N2O; N2 ở đktc; không còn sản phẩm khử nào khác, trong đó NO2 và N2 có cùng số mol. Tỉ khối hơi của X so với H2 là 18,5. Khối lượng muối thu được khi cô cạn dung dịch sau cùng là?

A:

88,7gam

B:

119,7 gam

C:

144,5 gam

D:

55,7 gam

Đáp án: A

12.

Hòa tan hoàn thoàn 3,9 gam kali vào 36,2 gam nước thu được dung dịch có nồng độ?

A:

13,97%

B:

14,0%

C:

4,04%

D:

15,47%

Đáp án: B

nk=0,1 mol
nH2O≈2,01 mol⇒H2O dư
K + H2O → KOH + 1/2H2
                   0,1         0,05
mdd=mH2O+mk−mH2=40 gam
⇒C%=(mKOH/mdd)×100%=14%

13.

Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là thực hiện quá trình?

A:

Khử các kim loại

B:

Cho nhận proton

C:

Khử các ion kim loại

D:

Oxi hóa các kim loại

Đáp án: C

14.

Cho 28,8 gam bột Cu vào 200ml hỗn hợp axit HNO3 1,0M và H2SO4 0,5M thấy thoát ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Giá trị của V là:

A:

4,48 lít.

B:

6,72 lít

C:

1,12 lít

D:

2,24 lít

Đáp án: D

15.

Có các quá trình sau:
a) Điện phân NaOH nóng chảy
b) Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn
c) Điện phân NaCl nóng chảy
d) Cho NaOH tác dụng với dung dịch HCl
Các quá trình mà ion Na+ bị khử thành Na là:

A:

(a); (b); (d)

B:

(c)

C:

(a); (b)

D:

(a); (c)

Đáp án: D

Nguồn: /