Cập nhật: 14/12/2022
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 – 2022
Môn: Hóa học lớp 11
Thời gian: 45 phút
A. Ma trận
STT |
Nội dung kiến thức |
Đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Số câu |
% điểm |
|||
1 |
Hiđrocacbon no |
Ankan |
1 |
1 |
1 |
0 |
3 |
10 |
2 |
Hiđrocacbon không no |
Anken |
1 |
1 |
1 |
1 |
7 |
23,33 |
Ankin |
1 |
1 |
1 |
|||||
Ankađien |
1 |
0 |
0 |
0 |
1 |
3,33 |
||
3 |
Benzen và đồng đẳng |
Benzen và đồng đẳng |
1 |
1 |
0 |
0 |
2 |
6,67 |
4 |
Dẫn xuất hiđrocacbon |
Ancol - phenol |
3 |
2 |
1 |
2 |
17 |
56,67 |
Anđehit |
2 |
1 |
1 |
|||||
Axit cacboxylic |
2 |
2 |
1 |
|||||
Tổng số câu |
12 |
9 |
6 |
3 |
30 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
40% |
30% |
20% |
10% |
|
|
||
Tỉ lệ chung (%) |
70% |
30% |
|
|
Ghi chú:
- Các câu hỏi là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.
- Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là điểm.
Đề thi Học kì 2
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Hóa học lớp 11
Thời gian làm bài:45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
(Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, S = 32, K = 39, Ca = 40, Cl = 35,5, N = 14, Cu = 64, Br = 80, Ag = 108)
Câu 1: Số đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C5H12 là
A. 6. B. 4.
C. 5. D. 3.
Câu 2: Dẫn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là vào bình đựng nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. Công thức của 2 anken là
A. C2H4 và C4H8.
B. C3H6 và C4H8.
C. C4H8 và C5H10.
D. A hoặc B.
Câu 3: C5H8 có bao nhiêu đồng phân ankin có khả năng tham gia phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3?
A. 1 B. 2.
C. 4. D. 3.
Câu 4: Axit acrylic (CH2=CH-COOH) không có khả năng phản ứng với dung dịch
A. Na2CO3. B. Br2.
C. NaCl. D. Ca(HCO3)2.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn anđehit X, thu được thể tích khí CO2 bằng thể tích hơi nước (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho 0,01 mol X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 0,04 mol Ag. X là
A. anđehit fomic.
B. anđehit axetic.
C. anđehit không no, mạch hở, hai chức.
D. anđehit no, mạch hở, hai chức.
Câu 6: Để phân biệt benzen, toluen, stiren ta chỉ dùng 1 thuốc thử duy nhất là
A. Brom (dung dịch).
B. Br2 (Fe).
C. KMnO4 (dung dịch).
D. Br2 (dung dịch) hoặc KMnO4(dung dịch).
Câu 7: Phenol không phản ứng với chất nào sau đây?
A. Na. B. NaOH.
C. NaHCO3. D. Br2.
Câu 8: Công thức chung của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở là
A. CnH2nO2 (n ≥ 2).
B. CnH2n + 2O2 (n ≥ 2).
C. CnH2n + 1O2 (n ≥ 2).
D. CnH2n – 1O2 (n ≥ 2).
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp X (đktc) gồm CH4, C2H6 và C3H8 thu được V litx khí CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O. Giá trị của V là
A. 5,60. B. 7,84.
C. 4,48. D. 10,08.
Câu 10: Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol (rượu). Hai anken đó là
A. 2-metylpropen và but-1-en (hoặc buten-1).
B. propen và but-2-en (hoặc buten-2).
C. eten và but-2-en (hoặc buten-2).
D. eten và but-1-en (hoặc buten-1).
Câu 11: Cho sơ đồ phản ứng: C2H2 → X → CH3COOH. Trong sơ đồ trên mỗi mũi tên là một phản ứng, X là chất nào sau đây?
A. CH3COONa.
B. C2H5OH.
C. HCOOCH3.
D. CH3CHO.
Câu 12: Cho các phản ứng sau ở điều kiện thích hợp:
(1) Lên men giấm ancol etylic.
(2) Oxi hóa không hoàn toàn anđehit axetic.
(3) Oxi hóa không hoàn toàn butan.
(4) Cho metanol tác dụng với cacbon oxit.
Trong những phản ứng trên, số phản ứng tạo axit axetic là
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
Câu 13: Hỗn hợp Z gồm hai axit cacboxylic đơn chức X và Y (MX > MY) có tổng khối lượng là 8,2 gam. Cho Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 11,5 gam muối. Mặt khác, nếu cho Z tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Công thức và phần trăm khối lượng của X trong Z là
A. C2H3COOH và 43,90%.
B. C3H5COOH và 54,88%.
C. C2H5COOH và 56,10%.
D. HCOOH và 45,12%.
Câu 14: Đốt cháy hỗn hợp 2 ankin kế tiếp nhau, thu được 30,8 gam CO2 và 9 gam H2O. công thức phân tử của 2 ankin là
A. C3H6 và C4H8.
B. C3H4 và C4H6.
C. C4H6 và C5H8.
D. C2H2 và C3H4.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Phenol có tính axit mạnh hơn etanol.
B. Phenol trong nước cho môi trường axit, quỳ tím hoá đỏ.
C. Tính axit của phenol yếu hơn H2CO3.
D. Phenol cũng có liên kết hiđro liên phân tử như ancol.
Câu 16: Tên thay thế của hợp chất ancol có công thức cấu tạo sau: CH3-CH2-CH2-OH.
A. Propanal.
B. Propanoic.
C. Propan-1-ol.
D. propan-2-ol.
Câu 17: Dãy số gồm các chất có nhiệt độ sôi tăng dần từ trái qua phải là
A. C2H6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.
B. C2H6, CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH.
C. CH3CHO, C2H6, C2H5OH, CH3COOH.
D. C2H6, CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH.
Câu 18: Cho công thức cấu tạo: CH2=CH-CH=CH-CH3. Tên gọi nào sau đây là phù hợp với công thức cấu tạo đó?
A. pentađien.
B. penta-1,3-đien.
C. penta-2,4-đien.
D. isopren
Câu 19: Hỗn hợp X gồm hiđrocacbon B với H2 (dư), có tỉ khối so với hiđro là 4,8. Cho X đi qua Ni nung nóng đến phản ứng hoàn toàn được hỗn hợp Y có tỉ khối so với hiđro bằng 8. Biết B là hiđrocacbon mạch hở, có số liên kết π không vượt quá 2. Công thức phân tử của hiđrocacbon B là
A. C3H6. B. C2H2.
C. C3H4. D. C4H8.
Câu 20: Khi tách nước từ một chất X có công thức phân tử C4H10O tạo thành ba anken là đồng phân của nhau (tính cả đồng phân hình học). Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. (CH3)3COH.
B. CH3OCH2CH2CH3.
C. CH3CH(OH)CH2CH3.
D. CH3CH(CH3)CH2OH.
Câu 21: Ankan X có chứa 82,76% cacbon theo khối lượng. Số nguyên tử hiđro trong một phân tử X là
A. 6. B. 8.
C. 10. D. 12.
Câu 22: Cho anđehit no, mạch hở, có công thức CnHmO2. Mối quan hệ giữa n với m là
A. m = 2n.
B. m = 2n +1.
C. m = 2n + 2.
D. m = 2n – 2.
Câu 23: Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 4,02 gam X, thu được 2,34 gam H2O. Mặt khác 10,05 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 12,8 gam muối. Công thức của hai axit là
A. CH3COOH và C2H5COOH.
B. C2H5COOH và C3H7COOH.
C. C3H5COOH và C4H7COOH.
D. C2H3COOH và C3H5COOH.
Câu 24: Oxi hoá ancol etylic bằng xúc tác men giấm, sau phản ứng thu được hỗn hợp X (giả sử không tạo ra anđehit). Chia hỗn hợp X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với Na dư, thu được 6,272 lít H2 (đktc). Trung hoà phần 2 bằng dung dịch NaOH 2M thấy hết 120 ml. Hiệu suất phản ứng oxi hoá ancol etylic là
A. 42,86%. B. 66,7%.
C. 85,7%. D. 75%.
Câu 25: Cho các chất sau: 2-metylbut-1-en (1); 3,3-đimetylbut-1-en (2); 3-metylpent-1-en (3); 3-metylpent-2-en (4); Những chất nào là đồng phân của nhau?
A. (1), (2) và (3).
B. (3) và (4).
C. (2), (3) và (4).
D. (1) và (2).
Câu 26: Số đồng phân ancol ứng với công thức C3H8O là
A. 5. B. 3.
C. 2. D. 4.
Câu 27: Ankin X có công thức là CH≡C-CH(CH3)-CH3, có tên thay thế là
A. Pent-1-in.
B. 2-metyl but-1-in.
C. 3-metyl but-1-in.
D. 3-metyl but-1-en.
Câu 28: Trong phân tử X có vòng benzen. X không tác dụng với brom khi có mặt bột Fe, còn khi tác dụng với brom đun nóng tỉ lệ 1:1 tạo thành dẫn xuất monobrom duy nhất nên tên của X là
A. Hexametyl benzen.
B. Benzen.
C. Toluen.
D. o – Xilen.
Câu 29: Etanol (C2H5OH) tác dụng với dung dịch nào sau đây?
A. CH3COOH/H2SO4 đặc.
B. Br2/CC14.
C. CH3COONa/NaOH.
D. AgNO3/NH3.
Câu 30: Anđehit axetic thể hiện tính oxi hoá trong phản ứng nào sau đây?
A. CH3CHO + H2CH3CH2OH
B. 2CH3CHO + 5O24CO2 + 4H2O
C. CH3CHO + Br2 + H2O ⟶ CH3COOH + 2HBr
D. CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O ⟶ CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag↓
Nguồn: /