Danh sách bài viết

Đề thi Học kì 2, Năm học 2022 - 2023, Bài thi môn: Hóa học lớp 11, Có ma trận, (Đề số 6)

Cập nhật: 14/12/2022

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 – 2022

Môn: Hóa học lớp 11

Thời gian: 45 phút

A. Ma trận

STT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số câu

% điểm

1

Hiđrocacbon no

Ankan

1

1

1

0

3

10

2

Hiđrocacbon không no

Anken

1

1

1

1

7

23,33

Ankin

1

1

1

Ankađien

1

0

0

0

1

3,33

3

Benzen và đồng đẳng

Benzen và đồng đẳng

1

1

0

0

2

6,67

4

Dẫn xuất hiđrocacbon

Ancol - phenol

3

2

1

2

17

56,67

Anđehit

2

1

1

Axit cacboxylic

2

2

1

Tổng số câu

12

9

6

3

30

100

Tỉ lệ %

40%

30%

20%

10%

 

 

Tỉ lệ chung (%)

70%

30%

 

 

Ghi chú:

-  Các câu hỏi là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.

- Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là Đề thi Học kì 2 Hóa học lớp 11 năm 2023 có ma trận (8 đề)điểm.

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Hóa học lớp 11

Thời gian làm bài:45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

(Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, S = 32, K = 39, Ca = 40, Cl = 35,5, N = 14, Cu = 64, Br = 80, Ag = 108)

Câu 1: Tính chất hóa học đặc trưng của hiđrocacbon no là

A. Phản ứng thế.                             

B. Phản ứng oxi hóa.

C. Phản ứng tách.                            

D. Phản ứng phân hủy.

Câu 2: Một hiđrocacbon X cộng hợp với HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra sản phẩm có thành phần khối lượng clo là 45,223%. Công thức phân tử của X là

A. C4H8.              B. C3H6.              

C. C3H4.              D. C2H4.

Câu 3: Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Phenol có tính axit mạnh hơn etanol.                            

B. Phenol có tính axit yếu hơn etanol.

C. Phenol dễ tan trong nước hơn trong dung dịch NaOH.

D. Phenol không có tính axit.

Câu 4: Cho các nhận định sau:

(a) Anđehit là hợp chất chỉ có tính khử.

(b) Anđehit cộng hiđro thành ancol bậc một.

(c) Anđehit tác dụng với AgNO3/NH3 tạo thành Ag.

(d) Anđehit no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát CnH2nO với n ≥ 1.

Số nhận định đúng là

A. 1.                    B. 2.                    

C. 3.                    D. 4.

Câu 5: Trong công nghiệp phương pháp hiện đại nhất dùng để điều chế axit axetic đi từ chất nào sau đây?

A. Anđehit axetic.                           

B. Etanol.

C. Butan.                                         

D. Metanol.

Câu 6: Cho m gam một ancol (rượu) no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với hiđro là 15,5. Giá trị của m là

A. 0,92.               B. 0,32.               

C. 0,64.               D. 0,46.

Câu 7: Hỗn hợp X gồm propin và một ankin A có tỉ lệ mol 1:1. Lấy 0,3 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 46,2 gam kết tủa. A là

A. But-1-in.                                    

B. But-2-in.

C. Axetilen.                                     

D. Pent-1-in.

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 5,3 gam ankybenzen X thu được 8,96 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là

A.C6H6.               B. C7H8.              

C. C8H8.              D. C8H10.

Câu 9: Các đồng phân anđehit của C5H10O là

A. 2.                    B. 3.                    

C. 4.                    D. 5.

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn a mol axit cacboxylic X no, mạch hở thu được a mol H2O. Mặt khác, cho a mol X tác dụng với NaHCOdư thu được 2a mol CO2. Tổng số nguyên tử có trong phân tử X là:

A. 6.                    B. 8.                    

C. 7.                    D. 5.

Câu 11: Trung hòa hoàn toàn 9,4 gam phenol bằng V ml dung dịch NaOH 1M (lấy dư 10% so với lượng cần dùng). Hỏi V có giá trị bao nhiêu?

A. 80 ml.             B. 90 ml.             

C. 110 ml.           D. 115 ml.

Câu 12:  Số ancol đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tủ C5H12O, tác dụng với CuO đun nóng, sinh ra xeton là

A. 4.                    B. 2.                    

C. 5.                    D. 3.

Câu 13: Công thức cấu tạo CH3CH(CH3)CH2CH2CH3 ứng với tên gọi nào sau đây?

A. 1,1-đimetylbutan.                       

B. 2-metylpentan.

C. neopentan.                                  

D. isobutan.

Câu 14: Hợp chất X no mạch hở, chứa 2 loại nhóm chức đều có khả năng tác dụng với Na giải phóng H2, X có công thức phân tử là (C2H3O3)n (n nguyên dương). Phát biểu không đúng về X là

A. Trong X có 3 nhóm hiđroxyl.

B. n = 2.

C. Có 2 công thức cấu tạo thỏa mãn điều kiện của X.

D. Khi cho Na2CO3 vào dung dịch X dư thì phản ứng xảy ra theo tỉ lệ mol là 1:1.

Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp eten, propen, but-2-en cần dùng vừa đủ b lít oxi (ở đktc) thu được 2,4 mol COvà 2,4 mol nước. Giá trị của b là

A. 92,4 lít.           B. 94,2 lít.           

C. 80,64 lít.         D. 24,9 lít.

Câu 16: Ứng dụng nào sau đây không phải của anđehit fomic?

A. Dùng để sản xuất nhựa phenol-fomanđehit.

B. Dùng để sản xuất nhựa ure-fomanđehit.

C. Dùng để tẩy uế, ngâm mẫu động vật.

D. Dùng để sản xuất axit axetic.

Câu 17: Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là

A. HBr (to), Na, CuO (to), CH3COOH (xúc tác).

B. Ca, CuO (to), C6H5OH (phenol), HOCH2CH2OH.

C. NaOH, K, MgO, HCOOH (xúc tác).

D. Na2CO3, CuO (to), CH3COOH (xúc tác), (CHCO)2O.

Câu 18: Cho các phản ứng sau ở điều kiện thích hợp:

(1) Lên men giấm ancol etylic.

(2) Oxi hóa không hoàn toàn anđehit axetic.

(3) Oxi hóa không hoàn toàn butan.

(4) Cho metanol tác dụng với cacbon oxit.

Trong những phản ứng trên, số phản ứng tạo axit axetic là

A. 1.                    B. 2.                    

C. 3.                    D. 4.

Câu 19: Ankin là những hiđrocacbon

A. không no, mạch hở, phân tử có ít nhất một liên kết ba C ≡ C.

B. không no, mạch vòng, phân tử có một liên kết ba C ≡ C.

C. không no, mạch hở, phân tử có một liên kết ba C ≡ C.

D. không no, mạch hở, phân tử có một hoặc hai liên kết ba C ≡ C.

Câu 20: Một hỗn hợp khí M gồm ankin X và H2 có tỉ khối hơi so với CH4 là 0,6. Nung nóng hỗn hợp M với bột Ni để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí N có tỉ khối so với CH4 là 1,0. Ankin X là

A. axetilen.                                     

B. metylaxetilen.

C. etylaxetilen.                                

D. propylaxetilen.

Câu 21: Câu nào sau đây là đúng?

(1) Hợp chất CH3CH2OH là ancol etylic.

(2) Ancol là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm -OH.

(3)  Hợp chất C6H5CH2OH là phenol.

(4) Ancol etylic tan tốt trong nước và có nhiệt độ sôi cao hơn hẳn so với ankan và các dẫn xuất halogen có khối lượng phân tử xấp xỉ với nó.

Số phát biểu đúng là

A. 1.                    B. 2.                    

C. 3.                    D. 4.

Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp X (đktc) gồm CH4, C2H6 và C3H8 thu được V lít khí CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O. Giá trị của V là

A. 5,60.               B. 7,84.               

C. 4,48.               D. 10,08.

Câu 23: Trùng hợp đivinyl tạo ra cao su buna có cấu tạo là?

A. (-C2H-CH-CH-CH2-)n.               

B. (-CH2-CH=CH-CH2-)n.

C. (-CH2-CH-CH=CH2-)n.              

D. (-CH2-CH2-CH2-CH2-)n.

Câu 24: Chất nào sau đây có đồng phân hình học?

A. CH2 = CH – CH2 – CH3.

B. CH3 – CH = C(CH3)2.

C. CH3 – CH = CH – CH2 – CH3.

D. (CH3)2 – CH – CH = CH2

Câu 25: Để tách riêng rẽ etilen và axetilen, các hoá chất cần sử dụng là

A. nước vôi trong và dung dịch HCl.

B. AgNO3 trong NH3 và dung dịch KOH.

C. dung dịch Br2 và dung dịch KOH.

D. AgNO3 trong NH3 và dung dịch HCl.

Câu 26: Benzen tác dụng với H2 dư có mặt bột Ni xúc tác, thu được

A. hex-1-en.                                   

B. hexan.

C. 3 hex-1-in.                                 

D. xiclohexan

Câu 27: Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với lượng vừa đủ AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Hiđro hóa X thu được Y, biết 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với 4,6 gam Na. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. CH3CH(OH)CHO.                     

B. CH3CHO.

C. OHC-CHO.                                

D. HCHO.

Câu 28: Dãy gồm các chất có thể điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra axit axetic là

A. CH3CHO, C2H5OH, C2H5COOCH3.

B. CH3CHO, C6H12O6 (glucozơ), CH3OH.

C. C2H4(OH)2, CH3OH, CH3CHO.

D. CH3OH, C2H5OH, CH3CHO. 

Câu 29: Dung dịch chứa 5,4 gam chất X là đồng đẳng của phenol đơn chức tác dụng với nước brom (dư) thu được 17,25 gam hợp chất Y chứa ba nguyên tử brom trong phân tử. Giả thiết phản ứng xảy ra hoàn toàn, công thức phân tử chất đồng đẳng là

A. (CH3)2C6H3 – OH.                      

B. CH3 -C6H4 – OH.

C. C6H5 – CH2 – OH.                      

D. C3H7 – C6H4 – OH.

Câu 30: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về bậc ancol?

A. Bậc ancol bằng số nhóm chức -OH có trong phân tử.

B. Bậc ancol bằng bậc cacbon lớn nhất trong phân tử.

C. Bậc ancol bằng bậc của cacbon liên kết với nhóm -OH.

D. Bậc ancol bằng số cacbon trong phân tử ancol.

 

Nguồn: /