Danh sách bài viết

Đề thi Học kì 2, Năm học 2022 - 2023, Bài thi môn: Hóa học lớp 11, Có ma trận, (Đề số 5)

Cập nhật: 14/12/2022

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 – 2022

Môn: Hóa học lớp 11

Thời gian: 45 phút

A. Ma trận

STT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số câu

% điểm

1

Hiđrocacbon no

Ankan

1

1

1

0

3

10

2

Hiđrocacbon không no

Anken

1

1

1

1

7

23,33

Ankin

1

1

1

Ankađien

1

0

0

0

1

3,33

3

Benzen và đồng đẳng

Benzen và đồng đẳng

1

1

0

0

2

6,67

4

Dẫn xuất hiđrocacbon

Ancol - phenol

3

2

1

2

17

56,67

Anđehit

2

1

1

Axit cacboxylic

2

2

1

Tổng số câu

12

9

6

3

30

100

Tỉ lệ %

40%

30%

20%

10%

 

 

Tỉ lệ chung (%)

70%

30%

 

 

Ghi chú:

-  Các câu hỏi là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.

- Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là Đề thi Học kì 2 Hóa học lớp 11 năm 2023 có ma trận (8 đề)điểm.

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Hóa học lớp 11

Thời gian làm bài:45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

(Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, S = 32, K = 39, Ca = 40, Cl = 35,5, N = 14, Cu = 64, Br = 80, Ag = 108)

Câu 1: Hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học?

A. 2,3- điclobut-2-en.                     

B. 2-clo-but-1-en.

C. 2,3- đimetylpent-2-en.                

D. 2-metylbut-2-en.

Câu 2: Cho 3,36 lít khí ankin X (đktc) phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 36 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là

A. C4H6.              B. C2H2.              

C. C4H4.              D. C3H4.

Câu 3: Cho CH3CHO phản ứng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) thu được

A. CH3OH.                                     

B. CH3CH2OH.

C. CH3COOH.                                

D. HCOOH.

Câu 4: Benzen tác dụng với Br2 theo tỷ lệ mol 1:1 (có mặt bột Fe), thu được sản phẩm hữu cơ là

A.C6H6Br2.          B. C6H6Br6.         

C. C6H5Br.          D. C6H6Br4.

Câu 5: Oxi hóa 9,2 gam rượu etylic bằng CuO đun nóng, được 13,2 gam anđehit, axit, rượu chưa phản ứng và H2O. Hỗn hợp nào tác dụng với Na dư sinh ra 3,36 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng rượu bị oxi hóa là?

A. 75%.               B. 25%.               

C. 66,67%.          D. 33,33%.

Câu 6: Cho 0,1 mol anđehit X phản ứng tối đa với 0,3 mol H2, thu được 9 gam ancol Y. Mặt khác 2,1 gam X tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 10,8.               B. 21,6.               

C. 5,4.                 D. 16,2.

Câu 7: Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần 0,24 mol O2, thu được CO2 và 0,2 mol H2O. Công thức hai axit là

A. CH3COOH và C2H5COOH.

B. CH2=CHCOOH và CH2=C(CH3)COOH.

C. HCOOH và C2H5COOH.

D. CH3COOH và CH2=CHCOOH.

Câu 8: Hai ankan X và Y kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, có tổng khối lượng phân tử bằng 74. X và Y lần lượt là

A. propan, butan.                            

B. etan, propan.

C. metan, etan.                                

D. metan, butan.

Câu 9: Áp dụng quy tắc Mac-cop-nhi-cop vào trường hợp nào sau đây?

A. Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng.

C. Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.

B. Phản ứng trùng hợp của anken.

D. Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.

Câu 10: Axit cacboxylic no, mạch hở X có công thức thực nghiệm (C3H4O3)n, vậy công thức phân tử

của X là

A. C6H8O6.          B. C9H12O9.         

C. C3H4O3.          D. C12H16O12.

Câu 11: Tên thay thế của CH3-CH(CH3)-CH2-CHO là

A. 3-metylbutanal.                          

B. isopentanal.

C. 2-metylbutan-4-al.                      

D. pentanal.

Câu 12: Dung dịch axit axetic không phản ứng được với

A. Mg.                B. NaOH.            

C. NaHCO3.        D. NaNO3.

Câu 13: 4 gam một ankin X có thể làm mất tối đa 200 ml dung dịch Br2 1M. Công thức phân tử của X là

A. C5H8.              B. C2H2.              

C. C3H4.              D. C4H6.

Câu 14: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng?

A. Benzen.          B. Toluen.           

C. Propan.           D. Metan.

Câu 15: Cho các hợp chất sau:

(a) HOCH2CH2OH.                             

(b) HOCH2CH2CH2OH.

(c) HOCH2CH(OH)CH2OH.               

(d) CH3CH2OH.

(e) CH3CH(OH)CH2OH.                     

(f) CH3OCH2CH3.

Các chất đều tác dụng được với Na, Cu(OH)2 là

A. (a), (b), (c).                                

B. (c), (d), (f).

C. (a), (c), (d).                                 

D. (c), (d), (e).   

Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 3,6 gam ankan X, thu được 5,6 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là

A. C3H8.              B. C4H10.             

C. C5H10.             D. C5H12.

Câu 17: Cho các chất sau:

(1) 2-metylbuta-1,3-đien;                               

(2) 2-metylpenta-1,3-đien;

(3) 2,4-đimetylpenta-1,3-đien;                       

(4) pentan-1,3-đien;

(5) 1-clobuta-1,3-đien.

Những chất có đồng phân hình học là:

A. (1), (3), (5).                                

B. (2), (4), (5).

C. (2), (3), (4).                                

D. (1), (2), (4).

Câu 18: Công thức CH3‒CH(OH)‒CH3 ứng với tên gọi nào sau đây?

A. propan-1-ol.                               

B. propan-2-ol.

C. pentan-1-ol.                                

D. butan-1-ol.

Câu 19: Axit cacboxylic trong giấm ăn có công thức cấu tạo thu gọn là

A. CH3-CH(OH)-COOH.               

B. CH3-COOH.

C. HOOC-COOH.                          

D. HCOOH.

Câu 20: Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và axit linoleic. Để trung hoà m gam X cần 40 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X thì thu được 15,232 lít khí CO2 (đktc) và 11,7 gam H2O. Số mol của axit linoleic trong m gam hỗn hợp X là 

 A. 0,010.            B. 0,015.             

C. 0,020.             D. 0,005.

Câu 21: Một hỗn hợp X gồm một ankin A và H2 có thể tích 12,32 lít (đktc) cho qua Ni nung nóng, phản ứng hoàn toàn cho ra hỗn hợp Y có thể tích 5,6 lít (Y có H2 dư). Thể tích của A trong X và thể tích H2 dư (đktc) là

A. 3,36 lít và 2,24 lít.                      

B. 4,48 lít và 4,48 lít.

C. 3,36 lít và 3,36 lít.                      

D. 1,12 lít và 5,60 lít.

Câu 22: Để phân biệt C2H5OH và C6H5OH ta có thể dùng hóa chất nào dưới đây?

A. nước brom.                                

B. nước nóng.

C. Mg(OH)2.                                   

D. dung dịch HCl.

Câu 23: Chọn nhận xét đúng?

A. Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen.

B. Dung dịch phenol làm quỳ tím hoá đỏ.

C. Phenol C6H5OH là một ancol thơm.

D. Phenol phản ứng được với dung dịch brom và dung dịch NaOH.

Câu 24: Anđehit axetic không tác dụng được với

A. Na.                                             

B. H2.

C. dung dịch AgNO3/NH3.             

D. O2.

Câu 25: Chất X có công thức phân tử là C5H10O2. Biết X tác dụng với Na và NaHCO3. Có bao nhiêu công thức cấu tạo thoả mãn?

A. 4.                    B. 3.                    

C. 6.                    D. 5.

Câu 26: Hỗn hợp X gồm ancol metylic và một ancol no, đơn chức A, mạch hở. Cho 2,76 gam X tác dụng với Na dư thu được 0,672 lít H2 (đktc), mặt khác oxi hóa hoàn toàn 2,76 gam X bằng CuO (to) thu được hỗn hợp anđehit. Cho toàn bộ lượng anđehit này tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 19,44 gam chất kết tủa. Công thức cấu tạo của A là

A. C2H5OH.                                    

B. CH3CH2CH2OH.

C. CH3CH(CH3)OH.                       

D. CH3CH2CH2CH2OH.

Câu 27: Clo hóa ankan X theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm dẫn xuất monoclo có thành phần khối lượng clo là 38,378%. Công thức phân tử của X là

A. C4H10.            B. C3H8.              

C. C3H6.              D. C2H6.

Câu 28: Chất X có công thức: CH3 – CH(CH3) – C ≡ CH. Tên thay thế của X là

A. 2-metylbut-2-en.                        

B. 3-metylbut-1-in.

C. 3-metylbut-1-en.                        

D. 2-metylbut-3-in.

Câu 29: Cho các phát biểu sau:

(1) Phenol tan nhiều trong nước lạnh.

(2) Nhiệt độ nóng chảy của phenol lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của ancol etylic. 

(3) Phenol có tính chất axit và dung dịch của phenol làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.

(4) Phenol có tính axit mạnh hơn C2H5OH.

(5) Cho nước brom vào dung dịch phenol thấy xuất hiện kết tủa trắng.

(6) Phenol dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc, thuốc nổ TNT.

Số phát biểu đúng là

A. 5.                    B. 4.                    

C. 3.                    D. 2

Câu 30: Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X đi qua Ni đun nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hóa là?

A. 20%.               B. 25%.               

C. 50%.               D. 40%.

Nguồn: /