Cập nhật: 15/12/2022
Đề thi Học kì 2
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Hóa học lớp 11
Thời gian làm bài:45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
(Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: C=12, O=16, H=1, Na=23, S=32, K=39, Ca=40, Cl=35,5, N=14, Cu=64, Br=80, Ag=108)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu 1: Ankan không có phản ứng nào sau đây?
A. Phản ứng tách.
B. Phản ứng cộng.
C. Phản ứng thế.
D. Phản ứng oxi hóa hoàn toàn.
Câu 2: Để phân biệt C2H5OH và C6H5OH ta có thể dùng hóa chất nào dưới đây?
A. nước brom.
B. kim loại Na.
C. Mg(OH)2.
D. dung dịch HCl.
Câu 3: Công thức CH3‒CH(OH)‒CH3 ứng với tên gọi nào sau đây?
A. propan-1-ol.
B. propan-2-ol.
C. pentan-1-ol.
D. butan-1-ol.
Câu 4: Chọn nhận xét đúng?
A. Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen.
B. Dung dịch phenol làm quỳ tím hoá đỏ.
C. Phenol C6H5OH là một ancol thơm.
D. Phenol phản ứng được với dung dịch brom và dung dịch NaOH.
Câu 5: Để phân biệt toluen và stiren ta dùng hóa chất nào dưới đây?
A. dung dịch AgNO3/NH3.
B. H2, xúc tác Ni.
C. kim loại Na.
D. dung dịch brom.
Câu 6: Công thức chung dãy đồng đẳng của benzen là
A. CnH2n (n ≥ 2 ).
B. CnH2n – 2 ( n ≥ 2 ).
C. CnH2n + 2 (n ≥ 3 ).
D. CnH2n – 6 (n ≥ 6).
Câu 7: Cho phản ứng hóa học sau: CH4 + Cl2X + HCl. Công thức phân tử của X là
A. CH2Cl. B. C2H5Cl.
C. C2H6. D. CH3Cl.
Câu 8: Chất nào dưới đây là ankađien liên hợp?
A. CH2=CH−CH2−CH=CH2.
B. CH3−CH=C=CH−CH3.
C. CH2=CH−CH=CH2.
D. CH2=C=CH−CH3.
Câu 9: Chất X (có M = 60 và chứa C, H, O). Chất X phản ứng được với Na, NaOH, NaHCO3, tên gọi của X là
A. axit fomic.
B. metyl fomat.
C. axit axetic.
D. ancol propylic.
Câu 10: Nhiệt độ sôi của các ancol cao hơn các hiđrocacbon có cùng số nguyên tử cacbon là nhờ có
A. liên kết C-H.
B. liên kết hiđro.
C. liên kết C-C.
D. liên kết pi.
Câu 11: Hóa chất được dùng để phân biệt hai khí C2H6 và C2H4 là
A. khí CO2.
B. dung dịch Ca(OH)2.
C. dung dịch Br2.
D. khí oxi.
Câu 12: Hỗn hợp M gồm một anđehit và một ankin (có cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn x mol hỗn hợp M, thu được 3x mol CO2 và 1,8x mol H2O. Phần trăm số mol của anđehit trong hỗn hợp M là
A. 50%. B. 40%.
C. 30%. D. 20%.
Câu 13: Dãy gồm các chất (mạch hở) nào sau đây đều là anken?
A. CH4, C2H6, C3H6.
B. C2H4, C3H6, CH4.
C. C2H4, C3H6, C4H8.
D. CH4, C3H6, C4H8.
Câu 14: Benzen không tham gia phản ứng với
A. H2. B. H2O.
C. Br2. D. O2.
Câu 15: Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Hiđro hoá X thu được Y, biết 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với 4,6 gam Na. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3CH(OH)CHO.
B. CH3CHO.
C. OHC-CHO.
D. HCHO
Câu 16: Khi cho từ từ khí C2H2 vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thì hiện tượng thu được là
A. xuất hiện kết tủa màu vàng.
B. xuất hiện kết tủa màu đỏ.
C. xuất hiện kết tủa màu trắng.
D. xuất hiện kết tủa màu đen.
Câu 17: Trùng hợp isopren thu được poliisopren là một loại polime có tính đàn hồi cao và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, kĩ thuật. Công thức phân tử của isopren là
A. C5H10. B. C5H8.
C. C4H6. D. C4H8.
Câu 18: Số đồng phân ứng với công thức C3H8O là
A. 5. B. 3.
C. 2. D. 4.
Câu 19: Công thức CH3−C≡CH ứng với tên gọi nào sau đây?
A. axetilen.
B. metylaxetilen.
C. propan.
D. propen.
Câu 20: Cho hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, mạch không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X, thu được 11,2 lít khí CO2 (ở đktc). Nếu trung hòa 0,3 mol X thì cần dùng 500 ml dung dịch NaOH 1M. Hai axit đó là
A. HCOOH, HOOC-COOH.
B. HCOOH, HOOC-CH2-COOH.
C. HCOOH, C2H5COOH.
D. HCOOH, CH3COOH.
II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm) Các dung dịch riêng biệt: C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z. Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi tiến hành một số thí nghiệm:
|
X |
Y |
Z |
Quì tím |
Không đổi màu |
Hóa đỏ |
Không đổi màu |
Dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng |
Không hiện tượng |
Không hiện tượng |
Có kết tủa |
Các mẫu X, Y, Z là dung dịch của chất nào? Viết phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm trên.
Câu 2: (1,5 điểm) Hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức Y và Z (biết phân tử khối của Y nhỏ hơn của Z). Cho 1,89 gam X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 18,36 gam Ag và dung dịch E. Cho toàn bộ E tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 0,784 lít CO2 (đktc). Xác định công thức cấu tạo của Z.
--- Hết ---
Giám thị không giải thích thêm
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
I. TRẮC NGHIỆM
1. B |
2. A |
3. B |
4. D |
5. D |
6. D |
7. D |
8. C |
9. C |
10. B |
11. C |
12. D |
13. C |
14. B |
15. C |
16. A |
17. B |
18. B |
19. B |
20. A |
Câu 1:
Đáp án B
Ankan là hợp chất hữu cơ no nên không có phản ứng cộng.
Câu 2:
Đáp án A
Để phân biệt C2H5OH và C6H5OH ta có thể dùng nước brom. Phenol phản ứng với brom sinh ra kết tủa trắng, rượu etylic thì không có hiện tượng gì.
Câu 3:
Đáp án B
Công thức CH3‒CH(OH)‒CH3 ứng với tên gọi là propan-2-ol.
Câu 4:
Đáp án D
A sai. Phenol tham gia phản ứng thế brom dễ hơn benzen.
B sai. Phenol có tính axit nhưng rất yếu không thể đổi màu quỳ tím.
C. sai. Phenol không phải ancol thơm.
D. đúng.
C6H5OH + NaOH ⟶ C6H5ONa + H2O
Câu 5:
Đáp án D
Để phân biệt toluen và stiren ta dùng dung dịch brom vì stiren làm mất màu dung dịch brom còn toluen thì không.
C6H5CH = CH2 + Br2 ⟶ C6H5CH(Br) – CH2Br
Câu 6:
Đáp án D
Công thức chung dãy đồng đẳng của benzen là CnH2n – 6 (n ≥ 6).
Câu 7:
Đáp án D
CH4 + Cl2CH3Cl + HCl
Câu 8:
Đáp án C
Ankađien có hai liên kết đôi cách nhau 1 liên kết đơn được gọi là ankađien liên hợp.
⇒ CH2 = CH – CH = CH2 là ankađien liên hợp.
Câu 9:
Đáp án C
X phản ứng được với Na, NaOH, NaHCO3 nên X là axit.
Lại có MX = 60. Vậy X là axit axetic (CH3COOH).
Câu 10:
Đáp án B
Ancol có liên kết hiđro giữa các phân tử với nhau, các phân tử ancol hút nhau mạnh hơn so với những phân tử có cùng phân tử khối nhưng không có liên kết hiđro như hiđrocacbon, dẫn xuất halogen, ete, …
⇒ Nhiệt độ sôi của ancol > hiđrocacbon.
Câu 11:
Đáp án C
Để phân biệt hai khí C2H6 và C2H4 có thể dùng dung dịch Br2 vì C2H4 làm mất màu nước brom còn C2H6 thì không.
C2H4 + Br2 ⟶ BrCH2 – CH2Br
Câu 12:
Đáp án D
Số C của anđehit và ankin là:
⇒ Ankin là CH ≡ C – CH3 (a mol)
Số
⇒ Anđehit có số C là 3, số H là 2.
⇒ Công thức cấu tạo của anđehit là CH ≡ C – CHO (b mol)
Giả sử x = 1 mol
⇒
Phần trăm số mol của anđehit trong hỗn hợp M là
Câu 13:
Đáp án C
Các anken có công thức chung là CnH2n (n ≥ 2).
⇒ Dãy gồm các anken là C2H4, C3H6, C4H8.
Câu 14:
Đáp án B
Benzen không tham gia phản ứng với H2O.
Câu 15:
Đáp án C
Ta có:
⇒⇒ X là HCHO hoặc OHC – R – CHO.
Hiđro hoá X thu được Y ⇒ Y là ancol
0,1 mol Y + 0, 2 mol Na ⇒ Y là ancol 2 chức
⇒ X có dạng OHC – R – CHO.
⇒ OHC – CHO thỏa mãn.
Câu 16:
Đáp án A
Khi cho từ từ khí C2H2 vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thì hiện tượng thu được là xuất hiện kết tủa màu vàng.
CH ≡ CH + 2AgNO3 + 2NH3 ⟶ Ag – C ≡ C – Ag + 2NH4NO3
Câu 17:
Đáp án B
Công thức cấu tạo của isopren là: CH2 = C(CH3) – CH = CH2.
Công thức phân tử của isopren là C5H8.
Câu 18:
Đáp án B
Ta có:
⇒ Hợp chất no, mạch hở.
CH3CH2CH2OH; CH3CH(CH3)OH; CH3OC2H5.
Câu 19:
Đáp án B
Công thức CH3 − C ≡ CH có tên gọi là metylaxetilen.
Câu 20:
Đáp án A
Ta có:
⇒ Số
⇒ Chắc chắn một axit là HCOOH
Số nhóm
⇒ Số nhóm chức – COOH bằng với số nguyên tử C
⇒ Axit còn lại là HOOC – COOH.
II. TỰ LUẬN
Câu 1:
X không đổi màu quỳ tím và không tác dụng với AgNO3/NH3 ⇒ X là C2H5OH.
Y làm quỳ hóa đỏ và không tác dụng với AgNO3/NH3 ⇒ Y là CH3COOH.
Z không đổi màu quỳ tím và tác dụng với AgNO3/NH3 sinh ra kết tủa ⇒ là CH3CHO.
CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2OCH3COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3
Câu 2:
⇒ Dung dịch E chứa muối (NH4)2CO3
⇒ Anđehit Y là HCHO
Ta có:
⇒ 0,17 = 0,035.4 + 2.nZ ⇒ nZ = 0,015 mol
Gọi công thức của anđehit Z là RCHO (0,015 mol)
mX = 0,035.30 + 0,015.(R + 29) = 1,89
⇒ R = 27: CH2 = CH –
Vậy Z là CH2 = CH – CHO (anđehit acrylic).
Nguồn: /