Cập nhật: 14/12/2022
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 – 2022
Môn: Hóa học lớp 11
Thời gian: 45 phút
A. Ma trận
STT |
Nội dung kiến thức |
Đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Số câu |
% điểm |
|||
1 |
Hiđrocacbon no |
Ankan |
1 |
1 |
1 |
0 |
3 |
10 |
2 |
Hiđrocacbon không no |
Anken |
1 |
1 |
1 |
1 |
7 |
23,33 |
Ankin |
1 |
1 |
1 |
|||||
Ankađien |
1 |
0 |
0 |
0 |
1 |
3,33 |
||
3 |
Benzen và đồng đẳng |
Benzen và đồng đẳng |
1 |
1 |
0 |
0 |
2 |
6,67 |
4 |
Dẫn xuất hiđrocacbon |
Ancol - phenol |
3 |
2 |
1 |
2 |
17 |
56,67 |
Anđehit |
2 |
1 |
1 |
|||||
Axit cacboxylic |
2 |
2 |
1 |
|||||
Tổng số câu |
12 |
9 |
6 |
3 |
30 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
40% |
30% |
20% |
10% |
|
|
||
Tỉ lệ chung (%) |
70% |
30% |
|
|
Ghi chú:
- Các câu hỏi là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.
- Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là điểm.
Đề thi Học kì 2
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Hóa học lớp 11
Thời gian làm bài:45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
(Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, S = 32, K = 39, Ca = 40, Cl = 35,5, N = 14, Cu = 64, Br = 80, Ag = 108)
Câu 1: Trong các chất sau: (1) C4H8, (2) C3H8, (3) CH4, (4) C5H12, (5) C3H6, (6) C2H4, (7) C6H14. Các chất thuộc dãy đồng đẳng của ankan là
A. 3, 5, 7.
B. 1, 3, 4, 7.
C. 1, 3, 4, 6, 7.
D. 2, 3, 4, 7.
Câu 2: Số liên kết σ có trong một phân tử but -1- en là
A.13. B. 10.
C.12. D. 11.
Câu 3: Có bao nhiêu ancol C5H12O khi tách nước chỉ tạo một anken duy nhất?
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
Câu 4: Hợp chất anđehit có công thức: CH2=CH-CH(CH3)-CHO, thuộc loại nào sau đây?
A. Anđehit no, đơn chức, mạch hở.
B. Anđehit không no, đơn chức, mạch hở.
C. Anđehit không no, đơn chức, mạch vòng.
D. Anđehit không no, đa chức, mạch hở.
Câu 5: Phương pháp hiện đại sản xuất axit axetic trong công nghiệp hiện nay bằng phương trình phản ứng nào sau?
A. C2H5OH + O2CH3COOH + H2O.
B. CH3-OH + COCH3COOH.
C. 2CH3-CHO + O22CH3COOH.
D. CH3-COO-C2H5 + H2OCH3-COOH + C2H5OH.
Câu 6: Chất nào sau đây được sử dụng để điều chế trực tiếp C2H2 trong phòng thí nghiệm?
A. CaO. B. Al4C3.
C. Al. D. CaC2.
Câu 7: Toluen tác dụng với Br2 chiếu sáng (tỉ lệ mol 1:1), thu được sản phẩm hữu cơ là
A. o-bromtoluen.
B. m-bromtoluen.
C. phenylbromua.
D. benzylbromua.
Câu 8: X là hợp chất mạch hở (chứa C, H, O) có phân tử khối bằng 90. Cho X tác dụng với Na dư thu được số mol H2 bằng số mol X phản ứng. Mặt khác, X có khả năng phản ứng với NaHCO3. Số công thức cấu tạo của X có thể là.
A. 5. B. 2.
C. 3. D. 4.
Câu 9: Cho 0,4 mol hỗn hợp gồm 2 ancol no đơn chức, bậc 1 là đồng đẳng kế tiếp đun nóng với H2SO4 đặc ở 140oC thu được 7,704 gam hỗn hợp 3 ete. Tham gia phản ứng ete hóa có 50% lượng ancol có khối lượng phân tử nhỏ và 40% khối lượng ancol có khối lượng phân tử lớn. Tên gọi của 2 ancol trong X là:
A. propan-1-ol và butan-1-ol.
B. etanol và propan-1-ol.
C. pentan-1-ol và butan-1-ol.
D. metanol và etanol.
Câu 10: Ankan X có công thức phân tử là C5H12. Clo hóa X, thu được 4 sản phẩm dẫn xuất monoclo. Tên gọi của X là
A. 2,2-đimetylpropan.
B. 2-metylbutan.
C. 2-đimetylpropan.
D. pentan.
Câu 11: Công thức chung của axit no, hai chức, mạch hở là
A. CnH2n-2O4 với n nguyên dương, n ≥ 3.
B. CnH2nO4 với n nguyên dương, n ≥ 2.
C. CnH2n-2O4 với n nguyên dương, n ≥ 2.
D. CnH2n+2O4 với n nguyên dương, n ≥ 2.
Câu 12: Hỗn hợp M gồm 2 ancol no, đơn chức, mạch hở X, Y và một hiđrocacbon Z. Đốt cháy hoàn toàn 1 lượng M cần dùng vừa đủ 0,07 mol O2 thu được 0,04 mol CO2. Công thức phân tử của Z là
A. C3H6. B. CH4.
C. C2H4. D. C2H6.
Câu 13: Cho 1,97 gam dung dịch fomalin tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ % của anđehit fomic trong fomalin là
A. 38,07%. B. 50%.
C. 40%. D. 49%.
Câu 14: Dẫn từ từ 6,72 lít (đktc) hỗn hợp X gồm etilen và propilen và dung dịch brom, dung dịch brom bị nhạt màu, và không có khí thoát ra. Khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng 9,8 gam. Thành phần phần trăm theo thể tích của etilen trong X là
A.50,00%. B. 66,67%.
C. 57,14%. D. 28,57%.
Câu 15: Cho các chất sau:
(1) CH3 – CH2 – CHO
(2) CH2 = CH – CHO
(3) (CH3)2CH – CHO
(4) CH2 = CH – CH2 – OH.
Những chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư H2 (Ni, to) cùng tạo ra một sản phẩm là
A. (1), (2), (4).
B. (1), (2), (3).
C. (2), (3), (4).
D. (1), (3), (4).
Câu 16: Axit fomic không phản ứng với chất nào trong các chất sau?
A. C6H5OH. B. Na.
C. Mg. D. CuO.
Câu 17: Công thức CH3 − C ≡ CH ứng với tên gọi nào sau đây?
A. axetilen.
B. metylaxetilen.
C. propan.
D. propen.
Câu 18: Hỗn hợp X gồm axetilen, etilen và hiđrocacbon A cháy hoàn toàn thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 1:1. Dẫn X đi qua bình đựng dung dịch brom dư thấy khối lượng bình tăng thêm 0,82 gam, khí thoát ra khỏi bình đem đốt cháy hoàn toàn thu được 1,32 gam CO2 và 0,72 gam H2O. Phần trăm thể tích của A trong hỗn hợp X là (biết các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất)
A. 25,00%. B. 66,66%.
C. 33,33%. D. 75,00%.
Câu 19: Khi đun nóng butan-2-ol với H2SO4 đặc ở 170oC thì nhận được sản phẩm chính là
A. but-2-en.
B. đibutyl ete.
C. đietyl ete.
D. but-1-en.
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 3,24 gam H2O. Hai hiđrocacbon trong X là
A. C2H6 và C3H8.
B. CH4 và C2H6.
C. C2H2 và C3H4.
D. C2H4 và C3H6.
Câu 21: Chất X có công thức CH3 – CH(CH3) – CH = CH2. Tên thay thế của X là
A. 2-metylbut-3-en.
B. 3-metylbut-1-in.
C. 3-metylbut-1-en.
D. 2-metylbut-3-in.
Câu 22: Quá trình nào sau đây không tạo ra anđehit axetic?
A. CH2 = CH2 + H2O (to, xúc tác HgSO4).
B. CH2 = CH2 + O2 (to, xúc tác).
C. CH3 – COOCH = CH2 + dung dịch NaOH (to).
D. CH3 – CH2OH + CuO (to).
Câu 23: 4 gam một ankin X có thể làm mất tối đa 200ml dung dịch Br2 1M. Công thức phân tử của X là
A. C5H8. B. C2H2.
C. C3H4. D. C4H6.
Câu 24: Số đồng phân thuộc loại ankađien ứng với công thức phân tử C5H8 là
A. 4. B. 5.
C. 6. D. 7.
Câu 25: Có bao nhiêu hợp chất thơm X có công thức phân tử là C7H8O2 tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1:2. Số công thức cấu tạo X là
A. 6. B. 8.
C. 4. D. 5.
Câu 26: Hoá hơi 15,52 gam hỗn hợp gồm một axit no, đơn chức X và một axit no, đa chức Y (số mol X lớn hơn số mol Y), thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 5,6 gam N2 (đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Nếu đốt cháy toàn bộ hỗn hợp hai axit trên thì thu được 10,752 lít CO2 (đktc). Công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là
A. CH3 – COOH và HOOC – CH2 – COOH.
B. HCOOH và HOOC – COOH.
C. CH3 – COOH và HOOC – CH2 – CH2 – COOH.
D. CH3CH2 – COOH và HOOC – COOH
Câu 27: Hoá chất nào sau đây được sử dụng để phân biệt các chất lỏng sau: benzen, toluen và stiren?
A. Dung dịch KMnO4.
B. Dung dịch AgNO3/NH3.
C. Dung dịch Br2.
D. Khí H2/ xúc tác Ni.
Câu 28: Một chai đựng ancol etylic có nhãn ghi 25o có nghĩa là
A. cứ 100 ml nước thì có 25 ml ancol nguyên chất.
B. cứ 100 gam dung dịch thì có 25 ml ancol nguyên chất.
C. cứ 100 gam dung dịch thì có 25 gam ancol nguyên chất.
D. cứ 75 ml nước thì có 25 ml ancol nguyên chất.
Câu 29: Hãy chọn phát biểu sai?
A. Phenol có tính axit yếu nhưng mạnh hơn H2CO3.
B. Phenol là chất rắn kết tinh dễ bị oxi hóa trong không khí.
C. Khác với benzen, phenol phản ứng dễ dàng với Br2 tạo kết tủa trắng.
D. Nhóm –OH và gốc phenyl ở phenol có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
Câu 30: Axit benzoic được sử dụng như một chất bảo quản thực phẩm (kí hiệu là E-210) cho xúc xích, nước sốt cà chua, mù tạt, bơ thực vật … Nó ức chế sự phát triển của nấm mốc, nấm men và một số vi khuẩn. Công thức phân tử axit benzoic là
A. CH3COOH.
B. HCOOH.
C. C6H5COOH.
D. (COOH)2.
Nguồn: /