Danh sách bài viết

Bài tập Đại cương kim loại môn Hoá học Lê Chân 2018 - Hải Phòng

Cập nhật: 30/06/2020

1.

Hòa tan hoàn toàn 3,6 gam Mg bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V ml khí N2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là:

A:

560

B:

840

C:

784

D:

672

Đáp án: D

Bảo toàn e: 2nMg=10nN2
⇒nN2=0,03 mol
⇒ V = 0,672 lít = 672 ml

2.

Điện phân 100 gam dung dịch X chứa 0,15 mol CuSO4 và a mol KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp), đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì ngừng, thu được dung dịch Y. Dung dịch Y hòa tan tối đa 2,7 gam Al. Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, khí sinh ra không tan trong nước. Nồng độ phần trăm của K2SO4 trong Y là:

A:

34,30%

B:

26,10%

C:

33,49%

D:

27,53%

Đáp án: A

Các quá trình có thể xảy ra ở điện cực:
+) Catot:
Cu2+ + 2e → Cu
2H2O + 2e → 2OH- + H2
+) Anot:
2Cl- → Cl2 + 2e
2H2O → 4H+ + O2 + 4e
Điện phân đến khi nước đều bị điện phân ở cả 2 điện cực
⇒ Cu2+ và Cl- đều bị điện phân hết
Xét TH1: Y có H+ ⇒ nH+ = 3nAl = 0,3 mol ⇒ ne (H+) = ne (Cu2+) ⇒ Vô lý
⇒ Y có OH- ⇒ nOH- = nAl = 0,1 mol
⇒ ne trao đổi = 2nCu2+ + nOH- = nCl- = 0,4 mol = nKCl
⇒ Y có 0,15 mol K2SO4 và 0,1 mol KOH

 

mY=mX−mCu−mH2−mCl2=76,1 g
⇒C%K2SO4(Y)=34,30%

3.

Hòa tan hoàn toàn 3,84 gam Cu trong dung dịch HNO3 dư, thu được hỗn hợp khí X gồm NO2 và NO (không còn sản phẩm khử khác). Trộn X với V lít O2 (đktc) thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y tác dụng với H2O, thu được dung dịch Z, còn lại 0,25V lít O2 (đktc). Giá trị của V là:

A:

0,672

B:

0,896

C:

0,504

D:

0,784

Đáp án: B

Gọi số mol NO và NO2 lần lượt là x và y mol
Bảo toàn e: 2nCu = 3x + y = 0,12 mol
Lại có: NO + (1 over 2)O2 → NO2

4NO2 + O2 + H2O → 4HNO3

 

⇒nO2 pu=(3x+y over 4)(V−0,25V over 22,4)

4.

Điện phân 1 dung dịch (với điện cực bằng than chì) có 0,2 mol NaCl và x mol Cu(NO3)2. Sau điện phân thu được 100 ml dung dịch có pH = 0,3. Giá trị gần nhất với x là:

A:

0,100

B:

0,130

C:

0,103

D:

0,124

Đáp án: D

Do sau phản ứng dung dịch có pH = 0,3 ⇒ H+: nH+ = 0,05 mol
Catot: Cu2+ + 2e → Cu
Anot:
2Cl- - 2e → Cl2
2H2O - 4e → 4H+ + O2
⇒ bảo toàn e: n= nCl- + nH+ = 2nCu2+
⇒ x = 0,125 mol

5.

Một dung dịch chứa a mol H2SO4 hòa tan hết b mol Fe thu được khí A và 42,8 g muối khan. Cho a : b = 6 : 2,5. Giá trị của a, b lần lượt là:

A:

0,15 và 0,0625

B:

0,12 và 0,05

C:

0,6 và 0,25

D:

0,3 và 0,125

Đáp án: C

Bảo toàn khối lượng: Giả sử tạo x mol Fe3+ và y mol Fe2+
⇒ x + y = b

 

Bảo toàn e: ne=3x+2y=2nSO2; nSO4 muoi=12(3nFe2++2nFe2+)=nSO2

 

⇒nH2SO4=nSO2+nSO4 muoi=3x+2y=a⇒nSO4 muoi=0,5a

 

⇒ bảo toàn khối lượng: mFe+mSO4 muoi=42,8=56b+96×0,5a

Lại có: a : b = 6 : 2,5
⇒ a = 0,6; b = 0,25

6.

Oxit kim loại nào sau đây bị CO khử (ở nhiệt độ thích hợp) tạo ra kim loại tương ứng?

A:

MgO

B:

Na2O

C:

Al2O3

D:

CuO

Đáp án: D

CuO + CO → Cu + CO2 (t0 cao)
Oxit còn lại được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

7.

Lấy cùng một khối lượng ban đầu các kim loại Mg, Al, Zn, Fe cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Kim loại nào giải phóng lượng khí H2 nhiều nhất ở cùng điều kiện?

A:

Mg

B:

Zn

C:

Fe

D:

Al

Đáp án: D

Khi phản ứng với H+
1 mol Al → 1,5 mol H2
1 mol (Zn, Mg, Fe) → 1 mol H2

8.

Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Kim loại thích hợp nhất để loại bỏ tạp chất là:

A:

Cu

B:

Zn

C:

Ag

D:

Fe

Đáp án: B

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu (Lọc Cu ta có ZnSO4 tinh khiết).

9.

Hòa tan hết 7,2 g Mg trong dung dịch HNO3 loãng dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và 2,688 lít khí NO duy nhất ở dktc. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A:

44,40 g

B:

46,80 g

C:

31,92 g

D:

29,52 g

Đáp án: B

Mg → Mg2+ + 2e
N+5 + 3e → NO
N+5 + 8e → NH4+
⇒ m muối = 0,3 × (24 + 62 × 2) + 0,03 × 80 = 46,8 g

10.

Cho x mol hỗn hợp kim loại M và N tan hết trong dung dịch chứ y mol HNO3, sau khi kết thúc phản ứng thu được khí Z và dung dịch T chỉ chức M2+; N3+; NO3-; trong đó số mol ion NO3- gấp 2,5 lần số mol 2 ion kim loại. Biết tỉ lệ x : y = 8 : 25. Khí Z là:

A:

N2O

B:

NO2

C:

NO

D:

N2

Đáp án: A

nNO3=2,5(nM2+   +   nN3+)
Bảo toàn điện tích: nNO3−=2nM2+  +   3nN3+

⇒ nM = nN = 0,5x mol
Bảo toàn e: ne = 2nM + 3nN = 2,5x
nN+5 = y = 3,125x ⇒ nN (khí) = 3,125x - nNO3 = 0,625x mol
⇒ ne : nN khí = 2,5x : 0,625 = 4 = 8 : 2
⇒ 2N+5 + 8e → N2O

11.

Đốt cháy hoàn toàn 2,3 gam Na và 7,8 gam K cần dùng vừa đủ 1,4 lít (đktc) hỗn hợp khí L gồm oxy và ozon. Phần trăm thể tích Ozon trong hỗn hợp L là:

A:

50%

B:

 25%

C:

75%

D:

40%

Đáp án: D

nNa = 0,1; nK = 0,2
Bảo toàn e: nNa+nK=2nO=2  (2nO2  +  3nO3)=0,3 mol

 

⇒2nO2   +   3nO3=0,15 mol

 

Lại có: nO2+nO3=0,0625⇒nO3=0,025 mol⇒%VO3=40%

12.

Cho 24,4 g hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 39,4 g kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m (g) muối clorua. Giá trị của m là:

A:

2,66 g

B:

22,6 g

C:

26,6 g

D:

6,26 g

Đáp án: C

Xét cả quá trình: 1 mol CO32- thay thế bởi 2 mol Cl vào muối
nCO3=nBaCO3=0,2 mol⇒nCl=2nCO3=0,4 mol
⇒mmuoi=mban dau  −   mCO3+mCl=26,6 g

13.

Hoà tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thấy thu được 4,48 lít H2 (đktc). Phần trăm số mol của Mg trong hỗn hợp là:

A:

26,97%

B:

38,16%

C:

50,00%

D:

73,03%

Đáp án: C

14.

Kim loại tác dụng với cả dung dịch HCl loãng và khí Cl2 cho cùng một loại muối clorua là:

A:

Fe

B:

Cu

C:

Zn

D:

Ag

Đáp án: C

15.

Kim loại tan trong dung dịch HCl là:

A:

Cu

B:

Fe

C:

Ag

D:

Au

Đáp án: B

Nguồn: /