Danh sách bài viết

Bài tập Đại cương kim loại môn Hoá học Nguyễn Trãi - Hải Dương

Cập nhật: 10/07/2020

1.

Cho 3,68 g hỗn hợp gồm Al, Mg và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10% thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là:

A:

98,80 gam

B:

101,48 gam

C:

88,20 gam

D:

101,68  gam

Đáp án: B

Vì phản ứng vừa đủ nên nH2=nH2SO4=0,1 mol
⇒ mdd axit = 98 g
Bảo toàn khối lượng: mKL   +   mdd axit=mdd sau   +  mH2
⇒ mdd sau = 101,48 g

2.

Hoà tan một hỗn hợp gồm 0,2 mol Al và 0,15 mol Al2O3 trong dung dịch gồm KNO3 và H2SO4 vừa đủ thu được dung dịch T và 2,688 lít (đktc) hỗn hợp M có khối lượng 0,76 g gồm 2 khí (đều là đơn chất). Tính khối lượng muối trong dung dịch T:

A:

90,025 g

B:

92,805 g

C:

89,275 g

D:

92,355 g

Đáp án: B

Vì hỗn hợp khí đề là đơn chất ⇒ H2; N2 ⇒ NO3 hết và chuyển toàn bộ thành sản phẩm khử
nkhí = 0,12 mol; mkhí  = 0,76 g ⇒ nH2 = 0,1; nN2 = 0,02 mol
Giả sử có NH4+ ⇒ Bảo toàn e: 3nAl=2nH2+10nN2+8nNH4+

⇒nNH4+=0,025 mol

⇒nH2SO4   =  nSO42−  =  12(nK+  +  3nAl3+   +   nNH4+)  =  0,795 mol

⇒ Dung dịch ban đầu có: 0,65 mol KNO3; 0,975 mol H2SO4
Bảo toàn H: 2nH2O  =   2nH2SO4  −  4nNH4+   − 2nH2  ⇒  nH2O  =  0,645 mol

Bảo toàn khối lượng: mmuối T = mhh đầu + mKNO3 + mH2SO4 - mkhí - mH2O
⇒ mmuối T = 92,805 g

3.

Khử hoàn toàn m (g) hỗn hợp gồm Fe2O3 và CuO bởi CO dư ở nhiệt độ cao thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 17,6g chất rắn. Giá trị của m là:

A:

12 g

B:

24 g

C:

36 g

D:

28 g

Đáp án: B

Bảo toàn C: nCO2=nCO=0,4 mol
Bảo toàn khối lượng: moxit+mCO=mCO2+mran
⇒ m = 24 g

4.

Có hai bình điện phân mắc nối tiếp (1) và (2):
+ Bình (1) chứa 38ml dung dịch NaOH có CM= 0,5M.
+ Bình (2) chứa dung dịch 2 muối Cu(NO3)2 và NaCl có tổng khối lượng chất tan là 258,2g.
Điện phân điện cực trơ có màng ngăn đến khi bình (2) có khí thoát ra ở cả hai điện cực thì dừng lại. Ở bình (1), định lượng xác định nồng độ NaOH sau khi điện phân là 0,95M (nước bay hơi không đáng kể). Cho dung dịch ở bình (2) phản ứng với lượng dư bột Fe, sau phản ứng khối lượng bột Fe bị hoàn tan là m(g) và thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là:

A:

16

B:

11

C:

7

D:

19

Đáp án: A

Vì 2 bình mắc nối tiếp nên cường độ dòng điện là như nhau ⇒ số mol e trao đổi như nhau
Bình (1): 2H2O → 2H2 + O2
nNaOH=0,019 mol⇒VH2O sau=0,02(l)=20(ml)
VH2O mất =38−20=18(ml)⇒mH2O=18 g
⇒nH2=1 mol=nH2O (Catot: 2H2O → H2 + 2OH- - 2e)
⇒ ne (1) = ne (2) = 2 mol

Bình (2): Vì sau phản ứng dung dịch có thể hòa tan Fe nên có H+
Catot: Cu2+ + 2e → Cu
Anot: 2Cl- → Cl2 + 2e
         2H2O → 4H+ + O2 + 4e
⇒ ne (2) = 2nCu2+ = nCl- + nH+
⇒ nCu2+ = 1 mol. Có mCu(NO3)2+mNaCl=258,2⇒nCl−=nNaCl=1,2 mol
⇒ nH+ = 0,8 mol
3Fe + 8H+ + 2NO3- ⇒ 3Fe2+ + 2NO + 4H2O (Fe dư)
          0,8     2 mol
⇒ nFe = 0,3 mol ⇒ m = 16,8 g

5.

Dung dịch X gồm CuCl2 0,2M; FeCl2 0,3M; FeCl3 0,3M. Cho m (g) bột Mg vào 100ml dung dịch X khuấy đều đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B. Thêm dung dịch KOH dư vào B được kết tủa D. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 5,4 g chất rắn E. Giá trị của m là:

A:

2,88

B:

0,84

C:

1,32

D:

1,44

Đáp án: C

Nếu không có kim loại thoát ra
⇒ Chất rắn gồm Fe2O3; MgO, CuO
Lại có: mFe2O3+mCuO=0,03×160+0,02×80=f6,4g>5,4
⇒ Cu2+ giả sử phản ứng mất x mol
Mg + 2Fe3+ → Mg2+ + 2Fe2+
Mg + Cu2+ → Mg2+ + Cu
⇒ nMg pứ = (0,015 + x) mol
⇒ chất rắn gồm: 0,03 mol Fe2O3; (0,02 - x) mol CuO; (0,015 + x) mol MgO
⇒ x = 0,04 mol
⇒ nFe pứ = 0,055 mol ⇒ m = 1,32 g

6.

Hỗn hợp X gồm Cu2O, FeO, M (kim loại M có hóa trị không đổi), trong X số mol của ion O2- gấp 2 lần số mol M. Hòa tan 38,55 g X trong dd HNO3 loãng dư thấy có 1,5 mol HNO3 phản ứng, sau phản ứng thu được 118,35 g hỗn hợp muối và 2,24 lít NO (đktc). Tính phần trăm khối lượng của M trong X?

A:

25,29%

B:

50,58%

C:

16,86%

D:

24,5%

Đáp án: A

Giả sử phản ứng tạo NH4NO3
Bảo toàn khối lượng: mX+mHNO3=mmuoi+mNO+mH2O
⇒nH2O=0,65 mol

Bảo toàn H: nHNO3=4nNH4NO3+2nH2O⇒nNH4NO3=0,05
Bảo toàn N: nHNO3=nNO3 muoi KL+nNO+2nNH4NO3

⇒nNO3 muoi KL=1,3 mol
⇒mKL=nHNO3=mmuoi−mNO3 muoi KL−mNH4NO3=33,75 g

⇒ mO = mX - mKL = 4,8 g ⇒ nO = 0,3 mol ⇒ nM = 0,15 mol
Hỗn hợp đầu có: x mol Cu2O; y mol FeO và 0,15 mol M
⇒ nO = x + y = 0,3 mol
Bảo toàn e: 2nCu+3nFe+n.nM=3nNO+8nNH4NO3+2nO
(Nếu qui X về Cu; Fe; O; M có hóa trị n)
⇒ 4x + 3y = 0,15n = 0,13 mol
⇒ x + 0,15n = 1,3 - 3 × 0,3 = 0,4 mol ⇒ n < 2,67
+) n = 1 ⇒ x = 0,25 mol ⇒ y = 0,05 mol
Có mKL = 64 × 2x + 56y + 0,15M = 33,75 ⇒ 0,15M = -1,05 (L)
+) n = 2 ⇒ x = 0,1 ⇒ y = 0,2 ⇒ M = 65 (Zn)
⇒ %mM(X) = 25,29%

7.

Dãy gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều tính khử tăng dần là:

A:

Cu,Mg,Zn

B:

Mg,Cu,Zn

C:

Cu,Zn,Mg

D:

Zn,Mg,Cu

Đáp án: C

Dựa vào dãy điện hóa kim loại ⇒ Cu, Zn, Mg.

8.

Đốt cháy m gam hỗn hợp Mg, Fe trong oxi một thời gian thu được (m + 4,16)g hỗn hợp X chứa các oxit. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y chứa (3m + 1,82)g muối. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Y thấy tạo (9m + 4,06)g kết tủa. Mặt khác hòa tan hết 3,75m g hỗn hợp X bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch Z chứa m’ gam muối. Giá trị của m là:

A:

107,6

B:

161,4

C:

158,92

D:

173,4

Đáp án: A

Bảo toàn khối lượng: mKL + mO = moxit ⇒ nO = 0,26 mol 
Khi oxit phản ứng với HCl thì cũng tương tự như 1 mol O bị thay thế bởi 2 mol Cl- 
⇒ nCl = 2nO = 0,52 mol 
⇒ mKL + mCl = mmuối
⇒ m + 0,52 x 35,5 = 3m + 1,82 
⇒ m = 8,32g
mkết tủa = 9m + 4,06 = 78,94g
nAgCl = nCl = 0,52 mol ⇒ Giả sử có Ag ⇒ nAg = 0,04 mol 
Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag
⇒  nFe2+ = nAg = 0,04 mol ⇒ nFeO(X) = 0,04
Vậy trong 3,75m (g) hỗn hợp X (31,2g) sẽ có nFeO = 0,04 x 31,2 : (8,32 + 4,16) = 0,1 
Khi phản ứng với HNO3 thì FeO → Fe(NO3)3 (Fe2+ -1e → Fe3+
Xét 3,75m gam X : Ta thấy nCl(muối) = ne trao đổi (1) = 1,3 mol
Khi phản ứng với HNO3 thì ne trao đổi (2) = ne trao đổi (1) + nFeO = nNO3 muối = 1,4 mol
⇒ m′=mKL+mNO3=8,32×2,5+1,4×62=107,6 g
(Nếu xét trường hợp không tạo NH4NO3

9.

Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là:

A:

3

B:

2

C:

4

D:

1

Đáp án: B

Xảy ra ăn mòn điện hóa phải thỏa mãn 3 điều kiện:
+) có 2 điện cực khác bản chất
+) 2 điện cực tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau
+) 2 điện cực được nhúng trong cùng một dung dịch chất điện ly
Có 2 trường hợp thỏa mãn: CuSO4; AgNO3

10.

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A:

Trong dãy kim loại kiềm, đi từ Li đến Cs nhiệt độ nóng chảy giảm dần

B:

Có thể dùng dung dịch Na2CO3 để làm mềm tất cả các loại nước cứng

C:

Các kim loại Na, K, Ca, Ba đều có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối

D:

Một trong những tác dụng của criolit trong quá trình sản xuất nhôm là làm tăng tính dẫn điện của chất điện phân

Đáp án: C

Ca có cấu trúc lập phương tâm diện.

11.

Nhúng một đinh sắt sạch vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra, làm khô, thấy khối lượng đinh sắt tăng 1 gam. Khối lượng sắt đã phản ứng là:

A:

3,5 gam

B:

7,0 gam

C:

5,6 gam

D:

2,8 gam

Đáp án: B

Fe + Cu2+ -> Fe2+ + Cu
x     →                      x
mtăng = 64x – 56x = 1g ⇒ x = 0,125 mol
⇒ mFe pứ = 7g

12.

Kim loại sắt không tan trong dung dịch nào sau đây?

A:

FeCl3

B:

H2SO4 loãng, nguội

C:

AgNO3

D:

HNO3 đặc, nguội

Đáp án: D

13.

Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước?

A:

Li

B:

K

C:

Sr

D:

Be

Đáp án: D

14.

Đốt 3,36 gam kim loại M trong khí quyển clo thì thu được 9,75 gam muối clorua. Kim loại M là:

A:

Cu

B:

Zn

C:

Fe

D:

Al

Đáp án: C

M  +  0,5xCl2 → MClx

Bảo toàn khối lượng: mM + mCl2 = mMuối ⇒ nCl2 = 0,09 mol

⇒nM= (0,18 over x) mol

⇒MM= (56x over 3)

Vậy nếu x=3⇒MM=56 (Fe)

15.

Hoà tan m gam Fe trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thì thu được 8,064 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là:

A:

8,96

B:

6,16

C:

 6,72

D:

10,08

Đáp án: C

Bảo toàn e: 3nFe = nNO2 ⇒ nFe = 0,112 mol
⇒ mFe = 6,72g

Nguồn: /