Danh sách bài viết

Các Oxit của lưu huỳnh

Cập nhật: 07/08/2020

1.Lưu huỳnh điôxit : là một hợp chất hóa học với công thức SO2. Chất khí này là sản phẩm chính của sự đốt cháy hợp chất lưu huỳnh và nó là một mối lo môi trường đáng kể. SO2 thường được mô tả là "mùi hôi của lưu huỳnh bị đốt cháy". Lưu huỳnh điôxit là một khí vô cơ không màu, nặng hơn không khí. Nó có khả năng làm vẩn đục nước vôi trong, làm mất màu dung dịch Brôm và làm mất màu cánh hoa hồng (2 tính chất sau được ứng dụng để nhận biết SO2 và phân biệt nó với CO2).

Tính chất hóa học

SO2 là một ôxit axit, tan trong nước tạo thành dung dịch axit yếu H2SO3

SO2 + H2O --> H2SO3

SO2 là chất khử khi tác dụng một chất oxi hóa mạnh

SO2 + Br2 + 2H2O --> 2HBr + H2SO4(Phản ứng làm mất màu nước Brom)

SO2 + 2KMnO4 + 2H2O --> K2SO4 + 2MnSO4 + 2 H2SO4

SO2 là chất oxi hóa khi tác dụng với chất khử mạnh hơn

SO2 + 2H2S -> 3S + 2H2O

SO2 + 2Mg --> S + 2MgO

2.Triôxít lưu huỳnh : là một hợp chất hóa học với công thức SO3. Là chất lỏng không màu, tan vô hạn trong nước và axit sulfuric. Ở thể khí, đây là một chất gây ô nhiễm nghiêm trọng và là tác nhân chính trong các trận mưa axít. SO3 được sản xuất đại trà để dùng trong điều chế axít sulfuric.

SO3 là chất anhydrit của H2SO4. Do đó, các phản ứng sau sẽ xảy ra:

SO3(l) + H2O(l) → H2SO4(l) (-88 kJ mol−1)

Triôxít lưu huỳnh cũng phản ứng với diclorua lưu huỳnh để tạo ra chất thuốc thử hữu dụng clorua thionyl.

SO3 + SCl2 → SOCl2 + SO2

Nguồn: /