Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm lớp 12 môn hóa học phần Polime và vật liệu polime

Cập nhật: 20/08/2020

1.

Trùng hợp hiđrocacbon nào sau đây tạo ra polime dung để sản xuất cao su buna?

A:

2-metylbuta-1,3-đien.

B:

Penta-1,3-đien.

C:

But-2-en.

D:

Buta-1,3-đien.

Đáp án: D

  nCH2 = CH - CH = CH2         (- CH2 - CH =  CH - CH2 - )n

buta - 1,3 - dien (butandien)                    polibutadien (cao su buna)

→  Đáp án D

2.

Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là 

A:

PE

B:

amilopectin 

C:

PVC

D:

nhựa bakelit

Đáp án: D

PE, PVC : mạch thẳng. 
 Amilopectin : mạch phân nhánh. 
 Nhựa bakelit : mạng không gian (mạng lưới). 
Nhận xét : Phải nắm vững lí thuyết cấu trúc mạng của polime. 

3.

Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:

A:

CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2

B:

CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2

C:

CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh

D:

CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2

Đáp án: B

Cao su buna – S được tạo ra từ phản ứng đồng trùng hợp :

nCH2=CH-CH=CH2 + n C6H5-CH=CH2     →   (-CH2-CH=CH-CH2-CH-CH2(C6H5)-)n

=> Đáp án B

Nếu độn thêm lưu huỳnh vào cao su ta sẽ được cao su lưu hóa

4.

Nilon–6,6 là một loại

A:

tơ axetat. 

B:

tơ poliamit.      

C:

polieste.

D:

tơ visco.

Đáp án: B

Tơ nilon 6,6 được tổng hợp từ phản ứng đồng trùng ngưng : HOOC-(CH2)4-COOH , H2N-(CH2)6-NH2

( o) [-OC-(CH2)4-CO-NH-(CH2)6-NH-]n là một loại tơ poliamit , trong phân tử tơ poliamit luôn chứa các liên kết peptit –CO-NH-

( o) Chọn B

5.

Hợp chất X có công thức phân tử C11H20O4. Biết X tác dụng được với NaOH tạo ra muối của axit hữu cơ Y mạch thẳng và 2 ancol là etanol và propan-2-ol. Nhận định nào dưới đây là không đúng?

A:

X là đieste. 

B:

Từ Y có thể điều chế được tơ nilon-6,6

C:

Y là HCOO-(CH2)4-COOH ( axit glutamic )

D:

Tên gọi của X là etyl iospropyl ađipat

Đáp án: C

Đáp án đúng C

6.

Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4 ) và chất Y (C3H12N2O3 ). Chất X là muối của axit hữu cơ đa chức, chất Y là muối của một axit vô cơ. Cho 2,62 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,04 mol hỗn hợp hai khí (có tỉ lệ mol 1 : 3) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A:

2,40.

B:

2,54.

C:

3,46.

D:

2,26.

Đáp án: A

7.

Trong các phản ứng sau, phản ứng nào làm giảm mạch Cacbon:

A:

Poli (vinyl clorua) + Cl2.

B:

Poli (vinyl axetat) + H2O.

C:

Cao su thiên nhiên + HCl.

D:

Amilozo + H2O.

Đáp án: D

8.

Cho các phát biểu sau:
(1) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử;
(2) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen;
(3) Oxi hóa ancol bậc 1 thu được anđêhit;
(4) Dung dịch axit axetic tác dụng được với CaCO3;
(5) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ;
(6) Tính bazơ của anilin mạnh hơn của amoniac;
(7) Cao su buna-N thuộc loại cao su thiên nhiên;
(8) Thủy phân este trong môi trường axit thu được sản phẩm là axit và ancol.
Số phát biểu luôn đúng là:

A:

2

B:

3

C:

4

D:

5

Đáp án: A

- Phenol nếu có nhóm thế hút e (NO2..) đính vào vòng thơm thì khả năng thế giảm
- Oxi hóa ancol bậc 1 quá mạnh thì có thể tạo thành axit
- Dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím
- NH3 có tính bazơ mạnh hơn anilin
- Cao su buna-N là cao su tổng hợp
- Nếu este RCOOR' mà gốc R': -CH=CH-R'' thì sẽ tạo thành andehit

9.

Đốt cháy hoàn toàn một lượng cao su buna-N với không khí vừa đủ (chứa 80%N2 và 20%O2 về thể tích), sau đó đưa hỗn hợp sau phản ứng về 136,50C thu được hỗn hợp khí và hơi Y (chứa 14,41% CO2 về thể tích). Tỷ lệ số mắt xích giữa buta-1,3-đien và acrilonitrin là:

A:

1 : 2

B:

2 : 3

C:

3 : 2

D:

2 : 1

Đáp án: B

CH2 =CH-CH=CH2 + CH2=CH-CN -> Cao su buna-N .

Do đó ta dùng phương pháp quy đổi cao su buna –N thành CH2 =CH-CH=CH2 (C4H6) và CH2=CH-CN (C3H3N).

Vậy đốt Cao su buna-N coi như đốt C4H6 và

C3H3NC4H+ 5,5O2 → 4CO2 + 3H2O
a mol   →       5,5a         4a         3a
2C3H3N + 7,5O2 → 6CO2 + 3H2O + N2
b mol →    3,75b      3b       1,5b     0,5b
Coi n không khí = 1 mol ⇒ n(O_2) pu=0,2 mol;n(N_2)=0,8 mol

Vì ở nhiệt độ 136,50C nên H2O cũng ở thể khí (hơi)
Vậy: Tổng số mol CO2 = 4a + 3b mol
Tổng số mol H2O = 3a + 1,5b mol
Tổng số mol N2 = 0,5b + 0,8 mol
⇒ Tổng số mol khí sau phản ứng = (4a + 3b) +(3a + 1,5b) +(0,5b + 0,8) = (7a +5b +0,8) mol
Trong cùng điều kiện % về thể tích cũng là % về số mol. Ta có hệ
%V(CO_2)=(4a+3b):(7a+5b+0,8)=0,1441

n(O_2)=5,5a+3,75b=0,2

 

⇒a=0,018,b=0,027⇒a:b=0,018:0,027=2 : 3

Tỉ lệ số mol C4H6 và C3H3N cũng chính là tỉ lệ mắt xích giữa buta-1,3-đien và acrilonitrin

10.

Tên gọi của polime có ký hiệu PVC là

A:

poli vinylclorua

B:

poli vinylclo

C:

poli(vinyl clorua)

D:

poli (vinyl) clorua

Đáp án: C

11.

Polime có CT [(-CO-(CH2)4-CO-NH-(CH2)6-NH-]n thuộc loại nào?

A:

Chất dẻo

B:

Cao su

C:

Tơ nilon

D:

Tơ capron

Đáp án: C

12.

Cho các chấtsau: NH2CH2COOH, HOOC-CH2-CH2OH,C2H5OH,CH2=CHCl. Số hợp chất thamgia phản ứng trùng ngưng là

A:

1

B:

2

C:

3

D:

4

Đáp án: B

13.

Cho sơ đồ chuyển hoá: A1 →A2 →A3 →A4 →A5 → Poli(vinyl axetat) .

Biết số nguyên tử C trong phân tử A1 ít hơn trong phân tử A2 là 1 nguyên tử. Các chất A2 và A4 có thể lần lượt là

A:

propen và anđehit acrylic

B:

axetilen và axit axetic

C:

axetilen và axit acrylic

D:

etan và etyl axetat

Đáp án: B

14.

Trong số các loại tơ sau: [-NH-(CH2)6-NH-OC-(CH2)4-CO-]n (1); [-NH-(CH2)5-CO-]n (2); [C6H7O2(OOC-CH3)3]n (3). Tơ thuộc loại poliamit là

A:

(1), (2), (3)

B:

(1), (3)

C:

(2), (3)

D:

(1), (2)

Đáp án: D

15.

Hãy cho biết có tối đa bao nhiêu polime được tạo thành từ các ancol bậc 2 có mạch cacbon phân nhánh có cùng CTPT C6H14O?

A:

6

B:

8

C:

7

D:

9

Đáp án: C

Nguồn: /