Danh sách bài viết

Đề Đề thi học kì I môn Hóa năm 2016 - 2017 trường THPT Nam Lý

Cập nhật: 09/07/2020

1.

Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo?

A:

Tơ tằm và tơ enang

B:

Tơ visco và tơ nilon-6,6

C:

Tơ nilon-6,6 và tơ capron

D:

Tơ visco và tơ axetat

Đáp án: D

Đáp án đúng D

2.

Cho 0,5 gam một kim loại hoá trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 0,28 lít H2 (đktc). Kim loại đó là

A:

Mg

B:

Sr

C:

Ba

D:

Ca

Đáp án: D

 

3.

Nhúng một thanh nhôm nặng 45 gam vào 400 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian lấy thanh nhôm ra cân lại thấy nặng 46,38 gam. Khối lượng Cu thoát ra là:

A:

0,64 gam

B:

1,28 gam

C:

1,92 gam

D:

2,56 gam

Đáp án: C


⇒ msau - mtrước = 64 × 1,5x - 27x = 46,38 - 45
⇒ x = 0,02 mol ⇒ nCu pứ = 1,5 × 0,02 × 64 = 1,92 g

4.

Để tách lấy Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Ag ta dùng lượng dư dung dịch:

A:

NaOH

B:

HCl

C:

Fe2(SO4)3

D:

HNO3

Đáp án: C

Fe và Cu tan vào dd theo phản ứng
Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4
Cu + Fe2(SO4)3 → 2FeSO4 + CuSO4

Riêng Ag không tan nên ta gạn lấy Ag.

5.

Sắp xếp các ion theo chiều giảm dần tính oxi hóa (Từ trái qua phải)

A:

Ag+, Fe3+, Fe2+, Cu2+, H+

B:

Fe2+, H+, Cu2+, Fe3+, Ag+

C:

Ag+, Fe3+, Cu2+, H+, Fe2+

D:

Fe3+, Ag+, Fe2+, Cu2+, H+

Đáp án: C

Áp dụng dãy điện hóa, chiều giảm dần tính oxi hóa là chiều ngược lại.
⇒ Ag+, Fe3+, Cu2+, H+, Fe2+.

6.

Hòa tan hết 20,5 gam hỗn hợp Mg, Al, Zn trong dung dịch HNO3 thu được 4,48 lít hỗn hợp khí X gồm NO2; NO; N2O; N2 ở đktc; không còn sản phẩm khử nào khác, trong đó NO2 và N2 có cùng số mol. Tỉ khối hơi của X so với H2 là 18,5. Khối lượng muối thu được khi cô cạn dung dịch sau cùng là?

A:

88,7gam

B:

119,7 gam

C:

144,5 gam

D:

55,7 gam

Đáp án: A

7.

Cho m gam bột Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 9,2 gam chất rắn Y. Giá trị của m là:

A:

5,6

B:

8,4

C:

11,2

D:

2,8

Đáp án: B

Có nCuSO4=0,1 mol⇒64×nCuSO4<9,2⇒Fe 

+/ Fe +  CuSO4 FeSO4 + Cu  
0,1   0,1       0,1 (mol)

⇒ mtăng = 9,2 – m = mCu – mFe phản ứng = 0,8
⇒ m = 8,4g

8.

Hòa tan 4 gam hỗn hợp gồm Fe và một kim loại hóa trị II vào dung dịch HCl dư thì thu được 2,24 lít khí H2 (đo ở đktc). Nếu chỉ dùng 2,4 gam kim loại hóa trị II cho vào dung dịch HCl thì dùng không hết 500ml dung dịch HCl 1M. Kim loại hóa trị II là:

A:

Ca

B:

Mg

C:

Ba

D:

Be

Đáp án: B

Giải tương tự câu có mã câu hỏi: 13431.
MX < 40 < 56
MX > 9,6
⇒ 9,6 < MX < 40
Vậy X là Mg (24)

9.

Cho 18,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại thuộc nhóm IIA ở 2 chu kì liên tiếp tác dụng hết với với dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch sau khi phản ứng thu được 20,6 gam muối khan. Hai kim loại đó là:

A:

Be và Mg

B:

Mg và Ca

C:

Ca và Sr

D:

Sr và Ba

Đáp án: B

 

Đặt XCO3 là công thức chung của 2 muối cacbonat
XCO        +         2HCl       →        XCl           +         H2O       +     CO2

318,4 (g) →                                  220,6 g

 

⇒18,4/(X+60)=20,6/(X+71)⇒X=32

 

Mg (24)   <   MX  = 32      <   40 (Ca)

10.

Dẫn 0,5 mol hỗn hợp khí gồm H2 và CO có tỉ khối so với H2 là 4,5 qua ống đựng 0,4 mol Fe2O3 và 0,2 mol CuO đốt nóng. Sau phản ứng hoàn toàn cho chất rắn trong ống vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là:

A:

20,907

B:

3,730

C:

34,720

D:

7,467

Đáp án: D

Có nkhí = 0,5 mol
Do H2/CO + O → H2O/CO2
⇒ Coi hỗn hợp rắn ban đầu gồm: 0,8 mol Fe; 0,2 mol Cu; 1,4 mol O.
Sau phản ứng thì còn lại: 0,8 mol Fe; 0,2 mol Cu và (1,4 - 0,5 = 0,9 mol) O.
Khi phản ứng với HNO3 loãng dư:

Fe - 3e → Fe3+ N5+ + 3e → N2+
Cu - 2e → Cu2+ O + 2e → O2-

Bảo toàn e: 3nFe + 2nCu = 3nNO + 2nO
⇒ nNO = 1/3 mol
⇒ VNO = 7,467 lít

11.

Cho dãy các kim loại: Cu, Al, Fe, Au. Kim loại dẫn điện tốt nhất trong dãy là:

A:

Au

B:

Al

C:

Fe

D:

Cu

Đáp án: D

12.

Chia mẫu hợp kim X gồm Zn và Cu thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch HCl dư thấy còn lại 1 g không tan.
- Phần 2: Luyện thêm 4 g Al thì được hợp kim X trong đó hàm lượng % của Zn trong Y giảm 33,33% so với X.
Tính thành phần % của Cu trong hợp kim X?

A:

16,67%

B:

50%

C:

25%

D:

37,5%

Đáp án: B

 

P1: 1 g không tan chính là Cu. Còn lại là x gam Zn
⇒%mZn=(x over x+1)×100%

P2: Thêm 4 g Al vào ⇒%mZn= (x over x+1)×100−33,33=(x over x+1+4)×100

⇒ x = 1 g ⇒ %mCu (X) = 50%

13.

Kim loại có tính chất chung như: tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim. Các tính chất này được gây nên chủ yếu bởi:

A:

Các electron độc thân trong nguyên tử kim loại

B:

Các electron tự do trong tinh thể kim loại

C:

Khối lượng riêng của kim loại

D:

Cấu trúc mạng tinh thể của kim loại

Đáp án: B

14.

Cho 3,68 g hỗn hợp gồm Al, Mg và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10% thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là:

A:

98,80 gam

B:

101,48 gam

C:

88,20 gam

D:

101,68  gam

Đáp án: B

Vì phản ứng vừa đủ nên nH2=nH2SO4=0,1 mol
⇒ mdd axit = 98 g
Bảo toàn khối lượng: mKL   +   mdd axit=mdd sau   +  mH2
⇒ mdd sau = 101,48 g

15.

Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng

A:

 Trùng hợp

B:

Xà phòng hóa

C:

Thủy phân

D:

Trùng ngưng

Đáp án: D

A. Sai. Trùng hợp thì sẽ không bao giờ tạo ra sản phẩn phụ như câu hỏi, trùng hợp thường là với chất có liên kết đôi và khi trùng hợp chúng mở vòng, bắt tay với nhau tạo thành polime.

B. Sai. Xà phòng hóa là phản ứng tạo xà phòng, do đó cũng bị loại.

C. Sai. Thủy phân: nghe tên là biết, phân hủy nhờ vào nước. ngược với trùng hợp hay trùng ngưng.

D. Đúng. Phân biệt với trùng hợp ở chỗ nó có tạo ra sản phẩm phụ.

Nguồn: /