Danh sách bài viết

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT - HỌC KÌ I -NĂM HỌC 2019-2020 TRƯỜNG THPT KON TUM

Cập nhật: 30/06/2020

1.

Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là 

A:

proton và electron 

B:

proton, electron và nơtron 

C:

Nơtron và proton 

D:

Nơtron và electron 

Đáp án: C

2.

Cho các nhận định sau:

(a) Proton là hạt mang điện tích dương

(b) Nơtron là hạt không mang điện

(c) Điện tích của proton bằng điện tích electron về trị

(d) Trong hạt nhân nguyên tử số proton luôn bằng số nơtron

Số nhận định đúng là:

A:

3

B:

2

C:

4

D:

1

Đáp án: A

3.

Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là 

A:

nơtron và electron 

B:

proton, electron và nơtron 

C:

proton và electron 

D:

nơtron và proton 

Đáp án: B

4.

Cho các nhận định sau:

(a) Khối lượng của nguyên tử hầu như tập trung ở hạt nhân

(b) Hạt nhân nguyên tử được tạo thành từ các hạt proton và nơtron

(c) Khối lượng của 1 proton gần bằng 1u, còn của 1 nơtron nhỏ hơn nhiều so với khối lượng 1 proton

(d) u còn được gọi là đvC

Số nhận định đúng là 

A:

3

B:

1

C:

4

D:

2

Đáp án: A

5.

Những điều khẳng định nào sau đây không phải bao giờ cũng đúng? 

A:

 Chỉ có hạt nhân nguyên tử Na mới có 11 proton 

B:

Trong nguyên tử số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ 

C:

Trong nguyên tử số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân 

D:

 Trong nguyên tử số proton bằng số nơtron 

Đáp án: D

6.

Nhận định nào sau đây không đúng? 

A:

Về trị số có thể coi nguyên tử khối bằng số khối 

B:

 Các đồng vị của cùng 1 nguyên hóa học luôn có khối lượng nguyên tử giống nhau 

C:

Đường kính của hạt nhân nguyên tử nhỏ hơn nhiều so với đường kính của nguyên tử

D:

Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng điện tích hạt  nhân 

Đáp án: B

7.

Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử R là 52. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Số nơtron của nguyên tử R là 

A:

35

B:

17

C:

18

D:

16

Đáp án: B

8.

 Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 49. Trong đó số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện. Số điện tích hạt nhân của nguyên tử X là 

A:

15

B:

16

C:

17

D:

18

Đáp án: B

9.

Nguyên tử (80 \ 35) X có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là:

A:

25

B:

10

C:

35

D:

45

Đáp án: A

10.

 Nguyên tử R có 38 hạt mang điện và 20 hạt không mang điện, ký hiệu nguyên tử nào sau đây đúng? 

A:

(80 \ 38) R

B:

(40 \ 20) R

C:

(39 \ 19) R

D:

(20 \ 19 ) R

Đáp án: C

11.

Nguyên tử nào trong số các nguyên tử sau đây chứa 8 proton, 8 nơ tron và 8 electron? 

A:

(16 \ 8) O

B:

(18 \ 8 ) O

C:

(17 \ 8 ) O

D:

(19 \ 9 ) F

Đáp án: A

12.

Lớp M có số phân lớp là 

A:

3

B:

2

C:

4

D:

1

Đáp án: A

13.

Nguyên tử của nguyên tố X có đơn vị điện tích hạt nhân là 13. Số electron lớp ngoài cùng của X là

A:

2

B:

1

C:

5

D:

3

Đáp án: D

14.

Nguyên tử X có tổng hạt p,n,e là 52 và số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của X là 

A:

18

B:

52

C:

17

D:

34

Đáp án: C

15.

Cho nguyên tử oxi có Z=8. Một mol nguyên tử oxi có chứa 

A:

4,82.1022 electron 

B:

4,816.1024 electron 

C:

7,525.1022 electron 

D:

4,816.1023 electron 

Đáp án: B

Nguồn: /