Danh sách bài viết

Đề kiểm tra Giữa kì 1, Môn: Hóa Học lớp 11, (Đề 2)

Cập nhật: 14/12/2022

Đề kiểm tra Giữa kì 1

Môn: Hóa Học lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 2)

Câu 1. Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm hai muối vào nước thu được dung dịch chứa 0,05 mol Na+; 0,1 mol Mg2+; 0,2 mol Cl- và x mol SO42-. Giá trị của m là

 A. 29,85.

 B. 23,7.

 C. 16,6.

 D. 13,05.

Câu 2. Cho 4 dung dịch loãng, có cùng nồng độ mol: C2H5COOH, HCl, NH3, Ba(OH)2. Dung dịch có pH nhỏ nhất và lớn nhất lần lượt là

 A. HCl và NH3.

 B. CH3COOH và Ba(OH)2.

 C. HCl và Ba(OH)2.

 D. CH3COOH và NH3.

Câu 3. Dung dịch X chứa 0,07 mol H+; a mol Al3+; 0,12 mol NO3- và 0,02 mol SO42-. Cho 120 ml dung dịch hỗn hợp KOH 1,2M và Ba(OH)2 0,1M vào X, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

 A. 5,835.

 B. 5,055.

 C. 4,275.

 D. 4,512.

Câu 4. Dung dịch nào sau đây không dẫn điện?

 A. Dung dịch NaCl trong nước.

 B. Dung dịch C2H5OH trong nước.

 C. Dung dịch KCl trong nước.

 D. Dung dịch H2SO4 trong nước.

Câu 5. Cho 4,48 lít CO2 vào 150 ml dung dịch Ca(OH)2 1M, cô cạn hỗn hợp các chất sau phản ứng ta thu được chất rắn có khối lượng là

 A. 18,1 gam.

 B. 15 gam.

 C. 8,4 gam.

 D. 20 gam.

Câu 6. Hỗn hợp X gồm (NH4)2SO4 và Na2CO3. Cho 2,91 gam X tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 5,285 gam kết tủa. Cho 2,91 gam X tác dụng với dung dịch KOH dư, thì số mol KOH đã phản ứng là

 A. 0,030 mol.

 B. 0,015 mol.

 C. 0,020 mol.

 D. 0,025 mol.

Câu 7. Trị số pH của dung dịch HCl 0,0005M là

 A. 2,4.

 B. 3,1.

 C. 1,68.

 D. 3,3.

Câu 8. Dãy nào sau đây gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch?

 A. NH4+, Al3+, NO3-, Cl-.

 B. K+, Ca2+, Cl-, CO32-.

 C. K+, Na+, OH-, HCO3-.

 D. Mg2+, PO43-, OH-, Ca2+.

Câu 9. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li thực chất là phản ứng giữa các

 A. nguyên tử.

 B. ion.

 C. tinh thể.

 D. phân tử.

Câu 10. Dung dịch nào sau đây có môi trường kiềm?

 A. Dung dịch có [H+] = 10-11M.

 B. Dung dịch có [H+] = 10-7M.

 C. Dung dịch có [OH-] = 10-7M.

 D. Dung dịch có [OH-] = 10-11M.

Câu 11. Thí nghiệm nào sau đây có sinh ra chất khí nhưng không sinh ra chất kết tủa?

 A. Cho dung dịch (NH4)2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2.

 B. Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch NH3.

 C. Cho dung dịch (NH4)2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2.

 D. Cho dung dịch HCl vào dung dịch NH4HCO3.

Câu 12. Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là: S2- + 2H+ → H2S?

 A. Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S.

 B. Na2S + 2CH3COOH → 2CH3COONa + H2S.

 C. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S.

 D. FeS + H2SO4→ FeSO4 + H2S.

Câu 13. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ?

 A. Dung dịch có pH = 8.

 B. Dung dịch có pH = 10.

 C. Dung dịch có pH = 4.

 D. Dung dịch có pH = 7.

Câu 14. Cho từ từ 65 ml dung dịch HCl 1,6M vào 70 ml dung dịch Na2CO3 0,8M, sau khi các phản ứng kết thúc thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là

 A. 0,2668.

 B. 0,9408.

 C. 1,0752.

 D. 0,8064.

Câu 15. Trong số các muối sau: KHSO4, CH3COONa, NH4Cl, Ca3(PO4)2, số muối axit là

 A. 3.

 B. 1.

 C. 2.

 D. 4.

Câu 16. Trong các dung dịch, chất nào sau đây có phản ứng với NaHCO3?

 A. KOH.

 B. NaCl.

 C. KNO3.

 D. Na2SO4.

Câu 17. Cho từ từ đến hết 140 ml dung dịch NaOH 0,6M vào 90 ml dung dịch AlCl3 0,3M. Khối lượng kết tủa thu được là

 A. 0,936 gam.

 B. 1,560 gam.

 C. 1,872 gam.

 D. 1,404 gam.

Câu 18. Phản ứng xảy ra trong dung dịch giữa cặp chất nào sau đây là phản ứng trao đổi ion?

 A. BaCl2 + K2SO4.

 B. SO2 + H2S.

 C. Cu + H2SO4 đặc.

 D. Fe + HCl.

Câu 19. Phương trình điện li nào dưới đây được viết đúng ?

 A. H2SO4 ⇌ H+ + HSO4- .

 B. H2CO3 ⇌ H+ + HCO3-.

 C. H2SO3 → 2H+ + SO32-.

 D. Na2S ⇌ 2Na+ + S2-.

Câu 20. Có 4 dung dịch: NaOH, NaCl, CH3COOH, Na2SO4 đều có nồng độ 0,1M. Dung dịch có tổng nồng độ mol của các ion nhỏ nhất là

 A. NaCl.

 B. NaOH.

 C. CH3COOH.

 D. Na2SO4.

Câu 21. Hòa tan một ít tinh thể CH3COOK vào dung dịch CH3COOH thì nồng độ H+ trong dung dịch thu được sẽ thay đổi như thế nào so với dung dịch ban đầu?

 A. tăng.

 B. tăng sau đó giảm.

 C. không đổi.

 D. giảm.

Câu 22. NH3 thể hiện tính khử khi tác dụng với chất X và thể hiện tính bazơ khi tác dụng với chất Y. Các chất X, Y tương ứng là

 A. O2, HCl.

 B. HCl, O2.

 C. H2O, ZnCl2.

 D. ZnCl2, H2O.

Câu 23. Hiđroxit nào sau đây là hiđroxit lưỡng tính?

 A. Fe(OH)3.

 B. Zn(OH)2.

 C. KOH.

 D. Ba(OH)2.

Câu 24. Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li yếu ?

 A. H2S, HCl, NH3.

 B. CuCl2, HCOOH, Ba(OH)2.

 C. H2S, CH3COOH, H3PO4.

 D. NaCl, H2SO3, Al2(SO4)3.

Câu 25. Trộn 80 ml dung dịch HCl 0,03M với 50 ml dung dịch H2SO4 0,02M thu được dung dịch có pH = x. Giá trị của x gần nhất với giá trị nào sau đây?

 A. 1,6.

 B. 1,5.

 C. 2,0.

 D. 1,8.

Câu 26. Cho 150 ml dung dịch CuSO4 0,1M vào 30 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

 A. 0,699.

 B. 1,287.

 C. 4,083.

 D. 2,169.

Câu 27. Theo thuyết Areniut, phát biểu nào sau đây đúng?

 A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit.

 B. Axit càng nhiều H thì càng mạnh.

 C. Bazơ mạnh là bazơ nhiều nấc.

 D. Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-.

Câu 28. Trộn ba dung dịch: HCl 0,2M; H2SO4 0,1M và HNO3 0,08M với thể tích bằng nhau thu được dung dịch X. Cho 150 ml X tác dụng với 150 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và KOH 0,058M thu được dung dịch Y có pH = x. Giá trị của x là

 A. 4.

 B. 1.

 C. 2.

 D. 3.

Câu 29. Trong số các chất sau: Cu(OH)2, Ba(NO3)2, HClO2, H2S, chất điện li mạnh là

 A. HClO2.

 B. H2S.

 C. Ba(NO3)2.

 D. Cu(OH)2.

Câu 30. Cặp chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH?

 A. Zn(OH)2, NaHCO3.

 B. Al(OH)3, NH4HSO4.

 C. KAlO2, (NH4)2CO3.

 D. NH4Cl, NaHS.

Đáp án & Hướng dẫn giải

Câu 1. D

Bảo toàn điện tích có: 0,05 + 0,1.2 = 0,2 + 2x → x = 0,025.

mmuối = ∑mion = 0,05.23 + 0,1.24 + 0,2.35,5 + 0,025.96 = 13,05 (gam).

Câu 2. C

Axit càng mạnh thì pH càng nhỏ → HCl có pH nhỏ nhất.

Bazơ càng mạnh thì pH càng lớn → Ba(OH)2 có pH lớn nhất.

Câu 3. D

Bảo toàn điện tích có: 0,07 + 3a = 0,12 + 0,02.2 → a = 0,03 mol

Cho X vào hỗn hợp KOH và Ba(OH)2:

Đề kiểm tra Giữa kì 1 Hóa học 11 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 2)

Sau phản ứng thu được kết tủa là:

BaSO4 0,012 (mol) và Al(OH)3: 0,03 – 0,008 = 0,022 (mol).

m↓ = 0,012.233 + 0,022.78 = 4,512 gam.

Câu 4. B

C2H5OH trong nước không phân li ra ion nên không dẫn điện.

Câu 5. B

Ta có: Đề kiểm tra Giữa kì 1 Hóa học 11 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 2)

Sau phản ứng thu được các muối CaCO3: x mol và Ca(HCO3)2 y mol.

Bảo toàn C có: x + 2y = 0,2 (1)

Bảo toàn Ca có: x + y = 0,15 (2)

Từ (1) và (2) có x = 0,1 và y = 0,05.

Cô cạn hỗn hợp phản ứng:

Đề kiểm tra Giữa kì 1 Hóa học 11 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 2)

Chất rắn sau phản ứng là CaCO3 (0,1 + 0,05 = 0,15 mol)

mcr = 0,15.100 = 15 gam.

Câu 6. C

Gọi số mol (NH4)2SO4 và Na2CO3 lần lượt là x và y mol

mX = 2,91 (gam) → 132x + 106y = 2,91(1)

Cho X tác dụng với BaCl2 dư:

Đề kiểm tra Giữa kì 1 Hóa học 11 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 2)

m↓ = 5,285 gam → 233x + 197y = 5,285 (2)

Từ (1) và (2) có x = 0,01 và y = 0,015.

Cho X tác dụng với KOH dư:

Đề kiểm tra Giữa kì 1 Hóa học 11 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 2)

Vậy số mol KOH đã phản ứng là 0,02 mol.

Câu 7. D

Đề kiểm tra Giữa kì 1 Hóa học 11 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 2)

pH = -log[H+] = 3,3.

Câu 8. A

 B sai do Ca2+ + CO32- → CaCO3

 C sai do OH- + HCO3- → CO32- + H2O

 D sai do 3Mg2+ + 2PO43- → Mg3(PO4)2

 3Ca2+ + 2PO43- → Ca3(PO4)2

Câu 9. B

Câu 10. A

 [H+] = 10-11M < 10-7 M: môi trường kiềm.

Câu 11. D

 HCl + NH4HCO3 → NH4Cl + CO2↑ + H2O.

Câu 12. A

PT ion rút gọn:

 A. S2- + 2H+ → H2S.

 B. S2- + 2CH3COOH → 2CH3COO- + H2S.

 C và D. FeS + 2H+ → Fe2+ + H2S.

Câu 13. C

Dung dịch có pH = 4 < 7: môi trường axit, làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Câu 14. C

Đề kiểm tra Giữa kì 1 Hóa học 11 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 2)

Vkhí = 0,048.22,4 = 1,0752 lít.

Câu 15. B

Muối axit là muối mà gốc axit vẫn còn hiđro phân li ra H+.

Vậy muối axit là KHSO4.

Câu 16. A

 2NaHCO3 + 2KOH → K2CO3 + Na2CO3 + 2H2O

Câu 17. C

Đề kiểm tra Giữa kì 1 Hóa học 11 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 2)

m↓ = (0,027 – 0,003).78 = 1,872 gam.

Câu 18. A

 BaCl2 + K2SO4 → BaSO4 ↓ + 2KCl

B, C, D sai vì là phản ứng oxi hóa – khử.

Câu 19. B

A và D sai vì H2SO4 và Na2S là các chất điện li mạnh.

C sai vì H2SO3 là chất điện li yếu.

Câu 20. C

Trong các chất trên chỉ có CH3COOH là chất điện li yếu nên có tổng nồng độ mol của các ion là nhỏ nhất.

Câu 21. D

 CH3COOH ⇌ CH3COO- + H+

Thêm CH3COOK (tức thêm CH3COO-) cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch (tức chiều giảm [H+]).

Câu 22. A

Đề kiểm tra Giữa kì 1 Hóa học 11 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 2)

Câu 23. B

Zn(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính.

 Zn(OH)2 ⇌ Zn2+ + 2OH-

 Zn(OH)2 ⇌ ZnO22- + 2H+.

Câu 24. C

H2S, CH3COOH, H3PO4 là các axit yếu nên là các chất điện li yếu.

Câu 25. B

Đề kiểm tra Giữa kì 1 Hóa học 11 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 2)

Câu 26. B

Đề kiểm tra Giữa kì 1 Hóa học 11 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 2)

Khối lượng kết tủa là: m = 0,003.233 + 0,006.98 = 1,287 gam.

Câu 27. D

Câu 28. D

Trộn 3 dung dịch với thể tích bằng nhau thu được 150 ml dung dịch X → mỗi dung dịch lấy 50ml.

→ nH+ = 0,05.0,2 + 0,05.2.0,1 + 0,05.0,08 = 0,024 mol.

Đề kiểm tra Giữa kì 1 Hóa học 11 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 2)

Câu 29. C

Ba(NO3)2 là muối tan nên là chất điện li mạnh.

Câu 30. A

 Zn(OH)2 + 2HCl → ZnCl2 + 2H2O

 Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O

 NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

 NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2o.

Nguồn: /