Danh sách bài viết

Đề kiểm tra Giữa kì 1, Môn: Hóa Học lớp 11, (Đề 7)

Cập nhật: 14/12/2022

Đề thi Giữa kì 1

Môn: Hóa Học lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 7)

Cho nguyên tử khối (đvC) của các nguyên tử: H = 1,C = 12, N = 14, O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K= 39.

Câu 1. Ở 3000°C (hoặc có tia lửa điện) N2 hoá hợp với O2 theo phương trình phản ứng nào sau đây

 A. N2 + O2 ⇌ 2NO.

 B. N2 + 2O2 ⇌ 2NO2.

 C. 4N2 + O2 ⇌ 2N2O.

 D. 4N2 + 3O2 ⇌ 2N2O.

Câu 2. Có thể dùng bình đựng HNO3 đặc, nguội bằng kim loại nào ?

 A. Đồng, bạc.

 B. Đồng, chì.

 C. Sắt, nhôm.

 D. Đồng, kẽm.

Câu 3. Magie photphua có công thức là

 A. Mg2P2O7.

 B. Mg3P2.

 C. Mg2P3.

 D. Mg3(PO4)3.

Câu 4. Cho các dung dịch: (NH4)2SO4; NH4Cl; Al(NO3)3; Fe(NO3)3; Cu(NO3)2 .Để phân biệt các dung dịch trên chỉ dùng 1 hóa chất nào sau?

 A. Dung dịch NH3.

 B. Dung dịch Ba(OH)2.

 C. Dung dịch KOH.

 D. Dung dịch NaCl.

Câu 5. Từ 34 tấn NH3 sản xuất được 160 tấn dung dịch HNO3 63%. Hiệu suất

 A. 80%

 B. 50%

 C. 60%

 D. 85%.

Câu 6.Chọn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố nhóm VA?

 A. ns2np5.

 B. ns2np3.

 C. ns2np2.

 D. ns2np4.

Câu 7. Xác định chất (A) và (B) trong chuỗi sau :

Đề thi Giữa kì 1 Hóa học lớp 11 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 3)

 A. (A) là NO, (B) là N2O5.

 B. (A) là N2, (B) là N2O5.

 C. (A) là NO, (B) là NO2.

 D. (A) là N2, (B) là NO2.

Câu 8. Trong phản ứng nào sau đây, nitơ thể hiện tính khử ?

 A. N2 + 3H2 ⇌ 2NH3

 B. N2 + 6Li → 2Li3N

 C. N2 + O2 ⇌ 2NO

 D. N2 + 3Mg → Mg3N2

Câu 9. Trong thí nghiệm đồng tác dụng với dung dịch HNO3 đặc để tránh khí độc NO2 bay ra người ta thường nút ống nghiệm bằng bông có tẩm dung dịch nào sau đây?

 A. dd NaCl .

 B. dd NaOH.

 C. dd HCl.

 D. dd NaNO3.

Câu 10. Cho sơ đồ: Đề thi Giữa kì 1 Hóa học lớp 11 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 3)

Trong sơ đồ A ,B lần lượt là các chất :

 A. HCl , HNO3

 B. CaCl2 , HNO3

 C. BaCl2 , AgNO3

 D. HCl , NaNO3.

Câu 11. Khi nhiệt phân AgNO3 thu được những sản phẩm nào?

 A. Ag, NO2, O2.

 B. Ag, NO,O2.

 C. Ag2O, NO2, O2.

 D. Ag2O, NO, O2.

Câu 12. Hiện tượng xảy ra khi cho giấy quỳ khô vào bình đựng khí amoniac là

 A. Giấy quỳ chuyển sang màu đỏ.

 B. Giấy quỳ chuyển sang màu xanh.

 C. Giấy quỳ mất màu.

 D. Giấy quỳ không chuyển màu.

Câu 13. Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân nào dưới đây là không đúng?

Đề thi Giữa kì 1 Hóa học lớp 11 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 3)

Câu 14. Nồng độ ion NO3- trong nước uống tối đa cho phép là 9 ppm. Nếu thừa ion NO3- sẽ gây một loại bệnh thiếu máu hoặc tạo thành nitrosamin, một hợp chất gây ung thư đường tiêu hóa. Để nhận biết ion NO3-, người ta dùng:

 A. CuSO4 và NaOH.

 B. Cu và NaOH.

 C. Cu và H2SO4.

 D. CuSO4 và H2SO4.

Câu 15. Cần lấy bao nhiêu lít khí N2 và H2 để điều chế được 67,2 lít khí amoniac ? Biết rằng thể tích của các khí được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và hiệu suất của phản ứng là 25%.

 A. 33,6 lít N2 và 100,8 lít H2.

 B. 8,4 lít N2 và 25,2 lít H2.

 C. 268,8 lít N2 và 806,4 lít H2.

 D. 134,4 lít N2 và 403,2 lít H2.

Câu 16. Hòa tan 32 g hỗn hợp Cu và CuO trong dung dịch HNO3 1M (dư), thoát ra 6,72 lít khí NO (đktc). Khối lượng CuO trong hỗn hợp ban đầu là

 A. 1,2g.

 B. 1,88g.

 C. 2,52g.

 D. 3,2g.

Câu 17. Cho 44g NaOH vào dung dịch chứa 39,2g H3PO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn , đem cô dung dịch thu được đến cạn khô. Hỏi những muối nào được tạo nên và khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu ?

 A. Na3PO4 và 50,0g .

 B. NaH2PO4 và 49,2g ; Na2HPO4 và 14,2g

 C. Na2HPO4 và 15,0g.

 D. Na2HPO4 và 14,2g ; Na3PO4 và 49,2g.

Câu 18. Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng % của?

 A. P.

 B. P2O5.

 C. PO43- .

 D. H3PO4.

Câu 19. Chọn phát biểu đúng?

 A. Photpho trắng tan trong nước không độc.

 B. Photpho trắng được bảo quản bằng cách ngâm trong nước.

 C. Photpho trắng hoạt động hoá học kém hơn photpho đỏ.

 D. Photpho đỏ phát quang màu lục nhạt trong bóng tối.

Câu 20. Thêm 0,15 mol KOH vào dung dịch chứa 0,1 mol H3PO4. Sau phản ứng, trong dung dịch có muối nào ?

 A. KH2PO4 và K2HPO4.

 B. K2HPO4 và K3PO4.

 C. KH2PO4.

 D. KH2PO4; K2HPO4 và K3PO4.

Câu 21. Cho m(g) Al tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thấy tạo ra 11,2 lít (đktc) hỗn hợp 3 khí NO, N2O, N2 với tỷ lệ mol tương ứng là 1: 2 : 2. Giá trị của m là

 A. 16.47g.

 B. 23g.

 C. 35.1g.

 D. 12.73g.

Câu 22. Hòa tan hết m(g) Al trong dung dịch HNO3, thu được hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 có thể tích là 8,96 lít và có tỷ khối đối với hiđro là 16,75. Giá trị của m là

 A. 9,252.

 B. 2,7g.

 C. 8,1g.

 D. 9,225g.

Câu 23. Hoà tan hoàn toàn 19,2 gam một kim loại M trong dung dịch HNO3 ta thu được 4,48 lít NO (đktc). Kim loại M là

 A. Zn (M = 65).

 B. Fe (M = 56).

 C. Mg (M = 24).

 D. Cu (M = 64).

Câu 24. Hòa tan hoàn toàn 15,9g hỗn hợp 3 kim loại Al, Mg, Cu bằng dd HNO3 thu được 6,72 lit khí NO (là sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dd X. Đem cô cạn dd X thì thu được khối lượng muối khan là

 A. 77,1g.

 B. 71,7g.

 C. 17,7g.

 D. 53,1g.

Câu 25. Cho 1,92 gam Cu vào 100ml dung dịch chứa đồng thời KNO3 0,16M và H2SO4 0,4M thấy sinh ra một chất khí có tỉ khối so với H2 là 15 và dung dịch A. Thể tích khí sinh ra (ở đktc) là

 A. 3,584 lít.

 B. 0,3584lít.

 C. 35,84 lít.

 D. 358,4 lít.

Đáp án & Hướng dẫn giải

Câu 1. A

Đề thi Giữa kì 1 Hóa học lớp 11 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 3)

Câu 2. C

Sắt, nhôm bị thụ động hóa trong HNO3 đặc, nguội nên có thể dùng bình bằng những kim loại này để chứa HNO3 đặc, nguội.

Câu 3. B

 Magie photphua: Mg3P2.

Câu 4. B

Dùng Ba(OH)2:

+ Có khí mùi khai thoát ra và xuất hiện kết tủa trắng → (NH4)2SO4.

 (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ trắng + 2NH3 ↑ + 2H2O

+ Có khí mùi khai thoát ra → NH4Cl

 2NH4Cl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2NH3 ↑ + 2H2O

+ Có kết tủa keo trắng, khi cho đến dư Ba(OH)2 kết tủa tan → Al(NO3)3

 Al3+ + 3OH- → Al(OH)3 ↓ keo trắng

 Al(OH)3 ↓ + OH- → AlO2- + 2H2O

+ Có kết tủa nâu đỏ xuất hiện → Fe(NO3)3.

 Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3 ↓ nâu đỏ

+ Có kết tủa xanh → Cu(NO3)2

 Cu(NO3)2 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2↓ xanh + Ba(NO3)2.

Câu 5. A

Đề thi Giữa kì 1 Hóa học lớp 11 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 3)

Câu 6. B

Nhóm VA có 5 electron lớp ngoài cùng. Cấu hình electron lớp ngoài cùng có dạng: ns2np3.

Câu 7. C

Đề thi Giữa kì 1 Hóa học lớp 11 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 3)

Câu 8. C

Đề thi Giữa kì 1 Hóa học lớp 11 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 3)

Số oxi hóa của N tăng từ 0 lên +2. Vậy N2 thể hiện tính khử.

Câu 9. B

 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O.

Câu 10. C

 (NH4)2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2NH4Cl

 NH4Cl + AgNO3 → AgCl ↓ + NH4NO3.

Câu 11. A

Đề thi Giữa kì 1 Hóa học lớp 11 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 3)

Câu 12. D

Khí NH3 không làm đổi màu giấy quỳ khô.

Câu 13. C

Đề thi Giữa kì 1 Hóa học lớp 11 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 3)

Câu 14. C

Để nhận ra NO3- dùng Cu và H2SO4. Hiện tượng: Cu tan dần, dung dịch sau phản ứng có màu xanh, thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí.

 3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

Câu 15. D

Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, tỉ lệ về thể tích cũng là tỉ lệ về số mol.

Đề thi Giữa kì 1 Hóa học lớp 11 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 3)

Câu 16. D

Bảo toàn electron có:

2.nCu = 3.nNO → nCu = 0,45 mol

mCuO = 32 – 0,45.64 = 3,2 gam.

Câu 17. D

Đề thi Giữa kì 1 Hóa học lớp 11 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 3)

Vậy sau phản ứng thu được hai muối Na2HPO4 (x mol) và Na3PO4 (y mol)

Bảo toàn Na có: 2x + 3y = 1,1 (1)

Bảo toàn C có: x + y = 0,4 (2)

Từ (1) và (2) có x = 0,1 và y = 0,3 mol

Vậy khối lượng Na2HPO4 và Na3PO4 lần lượt là 14,2 gam và 49,2 gam.

Câu 18. B

Độ dinh dưỡng của phân lân được tính bằng hàm lượng % của P2O5.

Câu 19. B

A sai vì photpho trắng độc.

C sai vì photpho trắng hoạt động mạnh hơn photpho đỏ.

D sai vì Photpho trắng phát quang màu lục nhạt trong bóng tối.

Câu 20. A

Đề thi Giữa kì 1 Hóa học lớp 11 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 3)

Vậy sau phản ứng thu được hai muối KH2PO4 và K2HPO4.

Câu 21. C

Gọi số mol của NO là a mol → số mol của N2O là 2a mol; số mol N2 là 2a mol.

nkhí = 0,5 mol → a + 2a + 2a = 0,5 mol → a = 0,1 mol.

Bảo toàn electron có:

3.nAl = 3.nNO + 8.nN2O + 10.nN2 → nAl = 1,3 (mol)

Vậy m = 1,3.27 = 35,1 gam.

Câu 22. D

Gọi số mol của NO và NO2 lần lượt là x và y (mol)

Theo bài ra ta có: x + y = 0,4 (mol) (1)

mkhí = 0,4.16,75.2 = 13,4 gam → 30x + 46y = 13,4 (gam) (2)

Từ (1) và (2) có: x = 0,3125 mol và y = 0,0875 mol.

Bảo toàn electron có:

3.nAl = 3.nNO + nNO2 → nAl = Đề thi Giữa kì 1 Hóa học lớp 11 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 3) (mol)

mAl = 27. nAl = 9,225 gam.

Câu 23. D

Bảo toàn electron có: Đề thi Giữa kì 1 Hóa học lớp 11 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 3) (Với n là số electron nhường)

Vậy n = 2; M = 64 thỏa mãn. Kim loại cần tìm là Cu.

Câu 24. B

Ta có:

 nNO3- (muối) = ne nhường = ne nhận = 3.nNO = 0,9 mol

 mmuối = mKL + mNO3 = 15,9 + 0,9.62 = 71,7 gam.

Câu 25. B

Mkhí = 15.2 = 30. Vậy khí là NO.

Đề thi Giữa kì 1 Hóa học lớp 11 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 3)

Nguồn: /