Danh sách bài viết

Đề kiểm tra môn hoá học trường THPT Nam Lý năm 2018 bài tập CĐ5: Polyme

Cập nhật: 05/07/2020

1.

Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là

A:

3

B:

4

C:

2

D:

5

Đáp án: A

2.

Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng

A:

 Trùng hợp

B:

Xà phòng hóa

C:

Thủy phân

D:

Trùng ngưng

Đáp án: D

A. Sai. Trùng hợp thì sẽ không bao giờ tạo ra sản phẩn phụ như câu hỏi, trùng hợp thường là với chất có liên kết đôi và khi trùng hợp chúng mở vòng, bắt tay với nhau tạo thành polime.

B. Sai. Xà phòng hóa là phản ứng tạo xà phòng, do đó cũng bị loại.

C. Sai. Thủy phân: nghe tên là biết, phân hủy nhờ vào nước. ngược với trùng hợp hay trùng ngưng.

D. Đúng. Phân biệt với trùng hợp ở chỗ nó có tạo ra sản phẩm phụ.

3.

Tơ nitron (hay olon) được điều chế bằng phương pháp trùng hợp từ monome nào sau đây?

A:

CH2=CH-Cl.

B:

CH2=CH2.

C:

CH2=CH-CN.

D:

CH2=CH-CH3.

Đáp án: C

Monome tạo tơ nitron là CH2=CH-CN.

4.

Poli (vinyl axetat) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

A:

C2H5COO – CH = CH2.

B:

CH2 = CH – COO – C2H5.

C:

CH3COO – CH = CH2.

D:

CH2 = CH – COO – CH3.

Đáp án: C

5.

Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp

A:

CH2=CHCOOCH3

B:

CH2=C(CH3)COOCH3

C:

C6H5CH=CH2

D:

H3COOCH=CH2

Đáp án: B

Đây là 1 câu lý thuyết thuần túy, các em có thể xem lại SGK nhé

6.

Polivinyl axetat (hoặc poli (vinyl axetat) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?

A:

CH2=CH-COO-C2H5

B:

C2H5COO-CH=CH2

C:

CH3COO-CH=CH2

D:

CH2=CH-COO-CH3

Đáp án: C

7.

Trong số các loại polime sau: tơ nilon - 7; tơ nilon – 6,6; tơ nilon - 6; tơ tằm, tơ visco; tơ lapsan, teflon. Tổng số polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là:

A:

5

B:

3

C:

2

D:

4

Đáp án: D

Gồm: tơ nilon - 7; tơ nilon - 6,6; tơ nilon - 6 ; tơ lapsan.

8.

Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp:

A:

Tơ lapsan.

B:

Tơ nilon-7.

C:

Tơ nilon-6,6.

D:

Tơ nitron.

Đáp án: D

9.

Phân tử khối trung bình của cao su tự nhiên và thủy tinh hữu cơ plexiglas là 36720 và 47300 dvC. Số mắt xích trung bình trong công thức phân tử mỗi chất trên là:

A:

680 và 550.

B:

680 và 473.

C:

540 và 473.

D:

540 và 550.

Đáp án: C

CT của cao su tự nhiên là (C5H8)n và thủy tinh hữu cơ plexiglas (C5H8O2)m
⇒ số mắt xích n = 540 và m = 473.

10.

Tiến hành trùng hợp 1 mol etylen ở điều kiện thích hợp, đem sản phẩm sau trùng hợp tác dụng với dung dịch Brom dư thì có 36 gam Br2 phản ứng. Hiệu suất phản ứng trùng hợp và khối lượng PE thu được là:

A:

70% và 23,8g

B:

85% và 23,8g

C:

77,5% và 22,4g

D:

77,5% và 21,7g

Đáp án: D

nBr2Br2 = netylen dư = 0,225 mol
⇒ H% = 100% – 0,225 × 100% = 77,5%
⇒ mPE = metylen phản ứng trùng hợp = 21,7 g

11.

Polime nào sau đây được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas?

A:

Poli (vinyl clorua).

B:

Polietilen.

C:

Poli (metylmetacrylat).

D:

Poliacrilonitrin.

Đáp án: C

Poli (metylmetacrylat) được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas.

12.

Polime X là chất rắn trong suốt có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. X có tên là:

A:

Polietilen.

B:

Poli (metyl metacrylat).

C:

Poli (vinyl clorua).

D:

Poliacrilonitrin.

Đáp án: B

Poli (metyl metacrylat) là chất rắn trong suốt có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas.

13.

Tơ nitron (tơ olon) có thành phần hóa học gồm các nguyên tố là:

A:

C, H, N.

B:

C, H, N, O.

C:

C, H.

D:

C, H, Cl.

Đáp án: A

Tơ nilon (tơ olon, sợi len...) trùng hợp từ acrinitron CH2=CH-CN 

14.

Cho các câu sau:
(1) PVC là chất vô định hình.
(2) Keo hồ tinh bột được tạo ra bằng cách hòa tan tinh bột trong nước.
(3) Poli(metyl metacrylat ) có đặc tính trong suốt, cho ánh sáng truyền qua.
(4) Tơ lapsan được tạo ra do phương pháp trùng hợp.
(5) Vật liệu compozit có độ bền, độ nhịu nhiệt tốt hơn polime thành phần.
(6) Cao su thiên nhiên không dẫn điện, có thể tan trong xăng, benzen và có tính dẻo.
(7) Tơ nitron bền và giữ nhiệt tốt nên thường được dùng để dệt vải may áo ấm.
Số nhận định không đúng là:

A:

2

B:

3

C:

4

D:

5

Đáp án: B

Có 3 nhận định không đúng: (2), (4), (6).
(2) Keo hồ tinh bột được tạo ra bằng cách hòa tan tinh bột trong nước.
→  Khi nấu tinh bột thì mới thành hồ tinh bột được (cần phải có nhiệt độ)
(4) Tơ lapsan được tạo ta từ phản ứng trùng ngưng.
(6) Cao su thiên nhiên không dẫn điện, có thể tan trong benzen, trong xăng và có tính dẻo.
→ Cao su thiên nhiên có tính đàn hồi.

15.

Cho các chất sau: etilen glicol, hexametylenđiamin, axit ađipic, phenol, axit ε-amino caproic, axit ω- amino enantoic. Hãy cho biết có bao nhiêu chất có thể tham gia phản ứng trùng ngưng?

A:

6

B:

4

C:

5

D:

3

Đáp án: A

Các chất tham gia phản ứng trùng ngưng phải có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng phản ứng. Đặc biệt, phenol có thể trùng ngưng với HCHO tạo nhựa rezol, rezit "Bakelit dù chỉ có 1 nhóm chức –OH".
⇒ tất cả các chất thỏa mãn.

Nguồn: /