Cập nhật: 15/12/2022
Đề thi Giữa học kì 1
Môn: Hóa Học 12
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 2)
Câu 1: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3(dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là
A. 21,6 gam B. 32,4 gam
C. 16,2 gam D. 10,8 gam
Câu 2: Este nào sau đây khi thủy phân trong môi trường kiềm tạo ra 2 muối hữu cơ?
A. C6H5COOCH2CH=CH2.
B. CH2=CHCH2COOC6H5.
C. CH3COOCH=CHC6H5.
D. C6H5CH2COOCH=CH2.
Câu 3: Hỗn hợp A gồm glucozơ và tinh bột được chia thành hai phần bằng nhau. Phần thứ nhất được khuấy trong nước, lọc và cho nước lọc phản ứng với dung dịch AgNO3(dư)/ NH3 thấy tách ra 2,16 gam Ag. Phần thứ hai được đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng, trung hoà hỗn hợp thu được bằng dung dịch NaOH rồi cho sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO3(dư)/ NH3 thấy tách ra 6,48 gam Ag. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu là
A. 64,29% glucozơ và 35,71% tinh bột.
B. 64,71% glucozơ và 35,29% tinh bột.
C. 35,29% glucozơ và 64,71% tinh bột.
D. 35,71% glucozơ và 64,29% tinh bột.
Câu 4: Mệnh đề nào sau đây không đúng?
A. Metyl fomat có CTPT là C2H4O2.
B. Metyl fomat là este của axit etanoic.
C. Metyl fomat có thể tham gia phản ứng tráng bạc.
D. Thuỷ phân metyl fomat tạo thành ancol metylic và axit fomic.
Câu 5: Cho dãy các chất: glucozơ; xenlulozơ; saccarozơ; tinh bột; mantozơ. Số chất trong tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3 B. 5
C. 4 D. 2
Câu 6: Nhiệt độ sôi của các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần đúng là
A. C2H5Cl < CH3COOH < C2H5OH.
B. C2H5Cl < CH3COOCH3 < C2H5OH < CH3COOH.
C. CH3OH < CH3CH2OH < NH3 < HCl.
D. HCOOH < CH3OH < CH3COOH < C2H5F.
Câu 7: Khí CO2 chiếm 0,03 % thể tích không khí. Thể tích không khí (ở đktc) để cung cấp CO2 cho phản ứng quang hợp để tạo ra 27 gam glucozơ là
A. 44800 lít B. 672 lít
C. 67200 lít D. 448 lít
Câu 8: Este mạch hở X có CTPT là C4H6O2. Số đồng phân tối đa có thể có của X là
A. 3. B. 4.
C. 5. D. 6.
Câu 9: Xenlulozơ không phản ứng được với chất nào sau đây:
A. HNO3 đặc trong H2SO4 đặc, đun nóng
B. H2 có Ni xúc tác, đun nóng
C. Cu(OH)2 trong dung dịch NH3
D. CS2 trong dung dịch NaOH
Câu 10: Chất hữu cơ X mạch hở có CTPT C4H6O2, biết rằng:
CTCT của X là
A. CH2=CH-CH2-COOH.
B. CH2=CHCOOCH3.
C. HCOOCH2–CH=CH2.
D. CH3COOCH=CH2.
Câu 11: Để phân biệt các dung dịch glucozơ, saccarozơ và anđehit axetic có thể dùng dãy chất nào sau đây làm thuốc thử?
A. Nước brom và NaOH
B. AgNO3/NH3 và NaOH
C. Cu(OH)2 và AgNO3/NH3
D. HNO3 và AgNO3/NH3
Câu 12: Hai este X, Y là dẫn xuất của benzen, đều có CTPT là C9H8O2; X và Y đều cộng hợp với Brom theo tỉ lệ mol 1:1. X tác dụng với dung dịch NaOH cho một muối và một anđehit. Y tác dụng với dung dịch NaOH dư cho 2 muối và nước, các muối đều có phân tử khối lớn hơn phân tử khối của CH3COONa. CTCT của X và Y lần lượt là
A. HOOC-C6H4-CH=CH2 và CH2=CH-COOC6H5.
B. C6H5COOCH=CH2 và C6H5-CH=CH-COOH.
C. HCOO-C6H4-CH=CH2 và HCOOCH=CH-C6H5.
D. C6H5COO-CH=CH2 và CH2=CH-COOC6H5.
Câu 13: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
A. kim loại Na
B. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
C. AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng
D. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.
Câu 14: Cho các chất: etyl axetat, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenyl amoni clorua, ancol benzylic, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 4. B. 6.
C. 5. D. 3.
Câu 15: Thủy phân 171g mantozơ với hiệu suất 50% thu được dd X. Sau khi trung hòa axit dư trong X thu được dd Y. Cho Y tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được a gam Ag. Giá trị a là
A. 108 B. 216
C. 162 D. 270
Câu 16: Cho sơ đồ chuyển hóa:
Tên gọi của Y là:
A. propan-1,3-điol.
B. propan-1,2-điol.
C. propan-2-ol.
D. glixerol.
Câu 17: Cho các chất: X: glucozơ; Y: Saccarozơ; Z: Tinh bột; T: Glixerin; H: Xenlulozơ. Những chất bị thuỷ phân là
A. X , Z , H
B. Y , Z , H
C. X , Y , Z
D. Y , T , H
Câu 18: Ba hợp chất hữu cơ mạch hở X, Y, Z có cùng công thức phân tử C3H6O2 và có các tính chất sau: X, Y đều tham gia phản ứng tráng bạc; X, Z đều tác dụng được với dung dịch NaOH. Các chất X, Y, Z lần lượt là
A. CH2(OH)-CH2-CHO, C2H5-COOH, CH3-COO-CH3.
B. HCOO-C2H5, CH3-CH(OH)-CHO, OHC-CH2-CHO.
C. CH3-COO-CH3, CH3-CH(OH)-CHO, HCOO-C2H5.
D. HCOO-C2H5, CH3-CH(OH)-CHO, C2H5-COOH.
Câu 19: Thủy phân 1kg khoai (chứa 20% tinh bột) trong môi trường axit. Nếu hiệu suất phản ứng là 75% thì lượng glucozơ thu được là
A. 200g B. 166,6g
C. 150g D. 120g
Câu 20: Dãy nào sau đây sắp xếp các chất theo trật tự tăng dần nhiệt độ sôi?
A. HCOOCH3 < CH3COOCH3 < C3H7OH < CH3COOH < C2H5COOH
B. CH3COOCH3 < HCOOCH3 < C3H7OH < CH3COOH < C2H5COOH
C. HCOOCH3 < CH3COOCH3 < C3H5OH < C2H5COOH < CH3COOH
D. C2H5COOH < CH3COOH < C3H7OH < CH3COOCH3 < HCOOCH3
Câu 21: Thủy phân hoàn toàn 1kg saccarozơ sẽ thu được
A. 0,5kg glucozơ và 0,5kg fructozơ.
B. 1kg glucozơ và 1kg fructozơ.
C. 0,5263kg glucozơ và 0,5263kg fructozơ
D. 2kg glucozơ.
Câu 22: Thủy phân 4,3 gam este X đơn chức mạch hở (có xúc tác axit) đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp hai chất hữu cơ Y và Z. Cho Y, Z phản ứng với dung dịch dư AgNO3/NH3 thu được 21,6 gam bạc. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3COOCH=CH2.
B. HCOOCH=CH-CH3.
C. HCOOCH2CH=CH2.
D. HCOOC(CH3)=CH2.
Câu 23: Cho sơ đồ phản ứng: Thuốc súng không khói ← X → Y → Sobitol. X , Y lần lượt là:
A. xenlulozơ, fructozơ.
B. xenlulozơ, glucozơ.
C. tinh bột, glucozơ.
D. saccarozơ, glucozơ.
Câu 24: Cho 10,2 gam một este đơn chức X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 15%. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên của X là
A. 3. B. 4.
C. 5. D. 6.
Câu 25: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ Xenlulozơ và axít HNO3 đặc (có xúc tác H2SO4 đặc nóng). Để có 29,7 kg Xenlulozơ trinitrat cần dùng dung dịch chứa m kg HNO3 (H = 90%). Tính m
A. 21kg B. 17,01kg
C. 18,9kg D. 22,5kg
Câu 26: Chất X có công thức phân tử C4H6O2. Cho m gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 2 gam NaOH, tạo ra 4,1 gam muối. Kết luận nào sau đây là đúng cho chất X ?
A. X có phản ứng tráng bạc và có làm mất màu nước brom
B. X có khả năng làm đổi màu quỳ tím thành đỏ
C. X không tham gia phản ứng tráng bạc nhưng có làm mất màu nước brom
D. X có phản ứng tráng bạc nhưng không làm mất màu nước brom
Câu 27: Một dung dịch có tính chất sau :
- Tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 và Cu(OH)2 khi đun nóng.
- Hòa tan được Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh lam.
- Bị thủy phân nhờ axit hoặc enzim.
Dung dịch đó là:
A. Glucozơ
B. Mantozơ
C. Saccarozơ
D. Xenlulozơ
Câu 28: Khi thuỷ phân 0,1 mol este X được tạo bởi một ancol đa chức với một axit cacboxylic đơn chức cần dùng vừa đủ 12 gam NaOH. Mặt khác để thuỷ phân 6,35 gam X cần dùng 3 gam NaOH và thu được 7,05 gam muối. Công thức của X là:
A. (CH3COO)3C3H5
B. (HCOO)3C3H5
C. (C2H3COO)3C3H5
D. (CH3COO)2C2H4
Câu 29: Có thể dùng Cu(OH)2 để phân biệt được các chất trong nhóm nào sau đây?
A. C3H5(OH)3, C2H4(OH)2
B. C3H7OH, CH3CHO
C. CH3COOH, C2H3COOH
D. C3H5(OH)3, C12H22O11 (saccarozơ)
Câu 30: X là một este đơn chức không tham gia phản ứng tráng bạc, khi thủy phân hoàn toàn 4,3 gam X bằng dung dịch NaOH vừa đủ rồi chưng cất sản phẩm được muối Y và phần bay hơi Z. Cho Z phản ứng với Cu(OH)2 dư trong điều kiện thích hợp thu được 7,2 gam kết tủa đỏ gạch. Khối lượng của muối thu được là
A. 3,4 gam B. 6,8 gam
C. 3,7 gam D. 4,1 gam
Câu 1: Đáp án B
Trong phản ứng tráng gương cứ 1 mol glucozơ → 2 mol Ag
nglucozơ = 0,15 mol ⇒ nAg = 0,3 mol
⇒ mAg = 0,3.108 = 32,4g.
Câu 2: Đáp án B
C6H5COOCH2CH=CH2 + NaOH → C6H5COONa + CH2=CH-CH2OH
CH2=CHCH2COOC6H5 + 2NaOH → CH2=CHCOONa + C6H5ONa + H2O
CH3COOCH=CHC6H5 + NaOH → CH3COONa + C6H5CH2CHO
C6H5CH2COOCH=CH2 + NaOH → C6H5CH2COONa + CH3CHO
Câu 3: Đáp án D
Phần 1: chỉ có glucozơ tham gia phản ứng tráng gương
⇒ nglucozo = 1/2 nAg = 0,01 mol
Phần 2:
Câu 4: Đáp án B
Đáp án B sai vì metyl fomat là este của axit fomic.
Câu 5: Đáp án D
Các chất tham gia phản ứng tráng gương là: glucozơ và mantozơ.
Câu 6: Đáp án B
Đáp án A sai vì C2H5Cl < C2H5OH < CH3COOH.
Đáp án B thỏa mãn.
Đáp án C sai vì NH3 < CH3OH < CH3CH2OH < HCl
Đáp án D sai vì C2H5F < CH3OH < HCOOH < CH3COOH
Câu 7: Đáp án C
nglucozơ = 27:180 = 0,15 mol
6CO2 + 6H2O -as→ C6H12O6 + 6O2
⇒ nCO2 cần = 0,15.6 = 0,9 mol
Câu 8: Đáp án D
Este mạch hở X có CTPT là C4H6O2 (k = π + v = 2)
Các đồng phân thỏa mãn gồm HCOOCH=CH-CH3(1), HCOOCH2-CH=CH2 (2), HCOOC(CH3)=CH2(3), CH3COOCH=CH2 (4), CH2=CH-COOCH3 (5)
Chú ý (1) có đồng phân hình học. Vậy có 6 đồng phân thỏa mãn.
Câu 9: Đáp án B
Xenlulozơ không tác dụng với H2/Ni, toC.
Câu 10: Đáp án B
Muối Y + NaOH CH2=CH2
Mà X có CTPT là C4H6O2 ⇒ Y là CH2=CHCOONa.
⇒ X là CH2=CHCOOCH3 ⇒ Chọn B.
CH2=CHCOOCH3 + NaOH → CH2=CHCOONa (Y) + CH3OH
CH2=CHCOONa + NaOH CH2=CH2 + Na2CO3.
Câu 11: Đáp án C
Dùng Cu(OH)2 để phân biệt anđehit axetic (anđehit axetic không hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường còn saccarozơ và glucozơ hòa tan được Cu(OH)2 ở ngay điều kiện thường tạo dung dịch màu xanh lam).
Dùng AgNO3/NH3 để phân biệt glucozơ do có phản ứng tráng gương, còn saccarozơ thì không.
Câu 12: Đáp án D
Đáp án A loại vì HOOC-C6H4-CH=CH2 (X) tác dụng với NaOH cho hai muối và một nước.
• Đáp án B loại vì C6H5-CH=CH-COOH (Y) tác dụng với NaOH dư cho 1 muối và nước.
• Đáp án C loại vì HCOO-C6H4-CH=CH2 (X) tác dụng với NaOH cho hai muối và một nước;
HCOOCH=CH-C6H4 (Y) tác dụng với NaOH dư cho một muối và 1 anđehit.
• Đáp án D thỏa mãn.
C6H5COOCH=CH2 (X) + NaOH → C6H5COONa + CH3CHO
CH2=CH-COOC6H5 + 2NaOH → CH2=CH-COONa + C6H5ONa + H2O.
Câu 13: Đáp án B
Glucozơ phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo phức đồng xanh ⇒ chứng tỏ glucozo có nhiều nhóm hiđroxyl.
Chú ý: Glucozơ phản ứng với Na chỉ chứng minh trong phân tử có H linh động
Glucozơ phản ứng AgNO3/NH3, Cu(OH)2 trong NaOH đun nóng chứng tỏ glucozơ có nhóm -CHO.
Câu 14: Đáp án C
Có 5 chất thỏa mãn là etyl axetat, axit acrylic, phenol, phenyl amoni clorua, p-crezol.
Câu 15: Đáp án C
nmantozo = 171 : 342 = 0,5 mol
Mantozơ 2 Glucozơ
H = 50% ⇒ nglucozơ = 0,5.2.50%= 0,5 mol
nmantozơ dư = 0,5.0,5 = 0,25 mol
nAg = 2nglucozơ + 2nmantozơ = 2.0,5 + 2.0,25 = 1,5
⇒ mAg = 1,5.108 = 162g.
Câu 16: Đáp án A
Vì E là este đa chức nên T là axit đa chức → C3H6 phải là xiclopropan (nếu là anken thì không thể tạo hợp chất đa chức)
C3H6 (xiclopropan) CH2Br-CH2-CH2Br CH2OH-CH2-CH2OH HOC-CH2-CHO HOOC-CH2-COOH CH3OOC-CH2-COOCH3
Câu 17: Đáp án B
Những chất tham gia phản ứng thủy phân gồm đisaccarit và polisaccarit
Vậy Y: Saccarozơ; Z: Tinh bột; H: Xenlulozơ bị thủy phân.
Câu 18: Đáp án D
Đáp án A loại vì C2H5-COOH (Y) không tham gia phản ứng tráng bạc.
Đáp án B loại vì OHC-CH2-CHO (Z) không tác dụng được với dung dịch NaOH.
Đáp án C loại vì CH3COOCH3 (X) không tham gia phản ứng tráng bạc.
Đáp án D thỏa mãn.
Câu 19: Đáp án B
Khối lượng tinh bột có trong 1kg khoai là 0,2kg
(C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6 (H = 75%)
mC6H12O6 = 0,926.180 = 166,6g
Câu 20: Đáp án A
Nhận thấy C3H7OH, CH3COOH, C2H5COOH là hợp chất có liên kết hiđro (nhóm I), HCOOCH3 và CH3COOCH3 là hợp chất không có liên kết hiđro (nhóm II)
→ ts của nhóm I > ts của nhóm II.
So sánh các chất trong nhóm I:
+ Trong - COOH có nhóm C=O làm liên kết hiđro của các hợp chất có nhóm COOH bền hơn → ts(CH3COOH, C2H5COOH) > ts (C3H7OH)
+ C2H5COOH có phân tử khối lớn hơn CH3COOH → ts (C2H5COOH) > ts (CH3COOH)
So sánh các chất trong nhóm II.
CH3COOCH3 có phân tử khối lớn hơn HCOOCH3
→ ts CH3COOCH3 > t HCOOCH3
Vậy nhiệt độ sôi sắp xếp theo thứ tự HCOOCH3 < CH3COOCH3 < C3H7OH < CH3COOH < C2H5COOH.
Câu 21: Đáp án C
C12H22O11 + H2O → C6H12O6(glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)
Ta có:
Câu 22: Đáp án B
nAg = 0,2
Nếu chỉ có 1 chất (Y hoặc Z) tác dụng với AgNO3:
Nếu cả Y và Z đều tác dụng
Do cả 2 chất đều tác dụng nên CTCT của X là:
Câu 23: Đáp án B
Thuốc súng không khói có thành phần xenlulozo nitrat ⇒ X là xenlulozơ
Thuốc súng không khói ← Xenlulozơ glucozơ Sobitol
Câu 24: Đáp án B
nX = nNaOH = 0,15 mol → MX = 13,2 : 0,15 = 88 → X là C4H8O2.
Có 4 CTCT thỏa mãn là HCOOCH2CH2CH3, HCOOCH(CH3)2, CH3COOCH2CH3, CH3CH2COOCH3.
Câu 25:
[C6H7O2(OH)3]n + 3n HNO3 [C6H7O2(ONO2)3]n + 3n H2O (H = 90%)
Với H = 90%
Câu 26: Đáp án C
nNaOH = 0,05 mol.
Giả sử muối là RCOONa
nRCOONa = 0,05 mol ⇒ MRCOONa = 4,1 : 0,05 = 82 ⇒ MR = 15 ⇒ Muối là CH3COONa
Vậy X là CH3COOCH=CH2.
Đáp án A sai vì X không có phản ứng tráng bạc.
Đáp án B sai vì X không làm quỳ tím đổi màu.
Đáp án C thỏa mãn.
Đáp án D sai vì X không có phản ứng tráng bạc nhưng làm mất màu nước brom
Câu 27: Đáp án B
Glucozơ là monosaccarit, là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất, không thể thủy phân được ⇒ loại A
Saccarozơ không có nhóm –OH hemiaxetal nên không có khả năng mở vòng tạo nhóm –CHO ⇒ Saccarozơ không phản ứng với dd AgNO3/NH3 và Cu(OH)2 đun nóng ⇒ Loại C
Xenlulozơ là poliancol, tuy còn nhiều nhóm –OH kề nhau nhưng trong cấu trúc polime, nhóm –OH mất linh động nên không tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam ⇒ Loại D
Câu 28: Đáp án C
0,1 mol este X + 0,3 mol NaOH ⇒ X là este 3 chức.
6,35 gam X + 0,075 mol NaOH ⇒ 7,05 gam muối
nX = 0,075 : 3 = 0,025 mol, nancol = 0,025 mol
Theo BTKL: mancol = 6,35 + 3 - 7,05 = 2,3 gam
⇒ Mancol = 2,3 : 0,025 = 92 ⇒ glyxerol
⇒ X có dạng (RCOO)3C3H5
MX = 6,35 : 0,025 = 254 ⇒ MR = 27 ⇒ R là C2H3-
Vậy X là (C2H3COO)3C3H5
Câu 29: Đáp án D
Dùng Cu(OH)2 để phân biệt C3H7OH, CH3CHO khi đun nóng CH3CHO tạo chất kết tủa màu đỏ gạch; C3H7OH không hiện tượng.
Câu 30: Đáp án D
Z + Cu(OH)2 → 0,05 mol ↓Cu2O
Vậy Z là anđehit (Z có số C ≥ 2 vì Z là sản phẩm của phản ứng thủy phân X)
⇒ nZ = 0,05 mol.
nX = nZ = 0,05 mol ⇒ MX = 4,3 : 0,05 = 86 ⇒ X là C4H6O2.
Mà X không tham gia phản ứng tráng bạc ⇒ X là CH3COOCH=CH2
⇒ mCH3COONa = 0,05 x 82 = 4,1 gam.
Nguồn: /
Tags : Đề thi Giữa học kì 1 Hóa Học 12 Đề 2