Danh sách bài viết

Đề thi Giữa Học kì 1, Năm học 2022 - 2023, Bài thi môn: Hóa Học lớp 11, (Đề số 5)

Cập nhật: 14/12/2022

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Hóa Học lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Câu 1. Cho dung gồm dung dịch X gồm: 0,02 Na+, 0,04 mol Mg2+; 0,02 mol NO3-; x mol SO42-. Giá trị của x là 

A. 0,04 mol

B. 0,03 mol 

C. 0,02 mol

D. 0,01 mol

Câu 2. Bao nhiêu chất sau đây là muối axit: KHCO3, NaHSO4, Ca(HCO3)2, Na2HPO3, BaCl2, NaHS, K2HPO4

A. 4

B. 5

C. 7

D. 6

Câu 3. Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?

A. HF

B. HNO2

C. Al2(SO4)3

D. CH3COOH

Câu 4. Các ion nào sau đây không cùng tồn tại trong một dung dịch 

A. Na+, NO3-, Mg2+, Cl-

B. Fe3+, NO3- Mg2+, Cl

C. NH4+, OH-, Fe3+, Cl-

D. H+, NH4+, SO42-, Cl-

Câu 5. Dung dịch X có [H+] = 1.10-9 mol/l; môi trường của X là?

A. Lưỡng tính

B. Trung tính

C.  Axit

D. Bazo

Câu 6. Phương trình ion rút gọn S2- + 2H+ → H2S

A. BaS + H2SO4 (loãng) → H2S + BaSO4

B. FeS (r) + 2HCl → 2H2S + FeCl2

C. H2 + S2 → H2S

D. Na2S + 2HCl → H2S + 2NaCl

Câu 7. Trộn 400 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,2M với 100 ml dung dịch FeCl3 0,3M thu được dung dịch Y. Nồng độ ion Fe3+ trong Y là

A. 0.38M.

B. 0,22M.

C. 0,19M.

D. 0,11M.

Câu 8. Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?

A. MgCl2

B. NaOH

C. C6H12O6

D. HClO

Câu 9. Khử hoàn toàn 3,2 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là bao nhiêu? 

A. 3,36 gam

B. 2,24 gam

C. 4,46 gam 

D. 4,48 gam

Câu 10. Điều kiện thường nito phản ứng được với chất nào sau đây:

A. H2

C. O2

C. Mg

D. Li

Câu 11. Cho dãy chất sau: Cr(OH)3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2, MgO, CrO3. Số chất trong dãy là chất lưỡng tính

A. 3

B. 2

C. 4

D. 1

Câu 12. Cho 24,8 gam Fe tác dụng với HNO3 loãng đun nóng thu được khí NO là sản phẩm khử duy nhất và một dung dịch Z, còn lại 2,4 gam kim loại không tan. Khối lượng muối trong dung dịch Z là

A. 73,6 gam.

B. 82,5 gam.

C. 76,2 gam.

D. 80,2 gam.

Câu 13. Hòa tan ba muối X, Y, Z vào nước thu được dung dịch chứa: 0,40 mol K+; 0,20 mol Al3+: 0,2 mol SO42- và a mol Cl-. Ba muối X, Y, Z là

A. KCl, K2SO4, AlCl3.

B. KCl, K2SO4, Al2(SO4)3.

C. KCl, AlCl3, Al2(SO4)3.

D. K2SO4, AlCl3, Al2(SO4)3.

Câu 14. Muối nào sau đây bền với nhiệt?

A. KClO3.

B. NaCl.

C. NaNO3.

D. NH4HCO3.

Câu 15. Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết

A. Nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất. 

B. Những ion nào tồn tại trong dung dịch 

C. Không tồn tại phân tử trong dung dịch các chất điện li. 

D. Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li. 

Câu 16. Cho hỗn hợp X gồm Fe và Mg vào dung dịch HCl vừa đủ thì được 4,48 lít H2 (đktc). Mặt khác X tác dụng vừa đủ với 5,6 lít Clo (Đktc). Phần trăm khối lượng của Fe trog X là

A. 30%

B. 70%

C. 43%

D. 70%

Câu 17. Để tạo độ xốp cũng như phồng cho một số loại bánh người ta sử dụng bột nở vậy muối nào dưới đây được dùng làm trong bột  nở đó:

A. NaCl

B. NH4Cl

C. (NH4)2SO4

D. NH4HCO3

Câu 18. Số oxi hóa của nito trong các chất: NO2, N2O, HNO3, NH3 lần lượt là:

A. +4, +1,+5, -3

B. +4, +1,+5, +3

C. -4, +1,+5, -3

D. +4, -1,+5, -3

Câu 19. Sục từ từ V lít NH3 (đktc) vào 200 ml dung dịch AlCl3 đến khi thu được 7,4 gam kết tủa. Giá trị của V.

A. 2,24 l

B. 3,36 l

C. 1,12 l

D. 6,72 l

Câu 20. Cho 40ml dung dịch HCl 0,75 M và 160 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M. pH dung dịch thu được là:

A. 2,5

B. 0,96

C. 12

D. 1

Câu 21. Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Sục khí SO2 vào dung dịch H2

(2) Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4

(3) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaCl 

(4) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3

(5) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch Ca(OH)2

(6) Sục khí H2S tới dư vào dung dịch Pb(NO3)2

Sau phản ứng kết thúc có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?

A. 3

B. 5

C. 4

D. 2

Câu 22. Có 4 dung dịch không màu mất nhãn được đựng trong lọ riêng biệt: NH4Cl, (NH4)2SO4, BaCl2, Na2CO3 đựng trong 4 lọ mất nhãn riêng biệt. Dùng một dung dịch thuốc thử dưới đây để phân biệt 4 lọ trên. 

A. NaCl

B. NH3

C. NaNO3

D. Ba(OH)2

Câu 23. Cho các tính chất sau: 1) Hòa tan tốt trong nước, 2) Nặng hơn không khí, 3) Tác dụng với axit, 4) Làm xanh quỳ tím ẩm, 5) Khử được hiđro. Những tính chất của NH3 là:

A. 1, 4, 5.

B. 1, 2, 3.

C. 1, 3, 4.

D. 2, 4, 5.

Câu 24. Phát biểu nào sau đây về nitơ không đúng?

A. Trong tự nhiên chủ yếu tồn tại dưới dạng hợp chất.

B. Là chất khí không màu, không mùi, tan rất ít trong nước.

C. Ở điều kiện thường, khá trơ về mặt hóa học.

D. Thuộc chu kỳ 2, nhóm VA của bảng tuần hoàn.

Câu 25. Hòa tan hoàn toàn 13 gam kẽm trong dung dịch HNO3 dư thu được 1,12 lít khí X (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. X là 

A. NO.

B. N2O.

C. NO2.

D. N2.

Câu 26. Hiện tượng xảy ra khi cho giấy quỳ khô vào bình đựng khí amoniac là

A. giấy quỳ chuyển sang màu đỏ.

B. giấy quỳ chuyển sang màu xanh.

C. giấy quỳ mất màu.

D. giấy quỳ không chuyển màu.

Câu 27. Axit nào dưới đây là axit 1 nấc

A. CH3COOH

B. H3PO4

C. HClO4

D. H2SO4

Câu 28. Phương trình điện li nào dưới đây đúng?

A. H2SO4 →H+ HSO4-

B. H2CO→ H+ + HCO3-

C.H2SO3 → 2H++ SO32-

D. Na2S → 2Na++ S2

Câu 29. Cho 1,86 gam hỗn hợp Al và Mg tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 560ml khí N2O (đktc, sản phẩm khử duy nhất) bay ra. Khối lượng muối nitrat tạo ra trong dung dịch là

A. 40,5 gam

B. 14,62 gam

C, 24,16 gam

D. 14,26 gam

Câu 30. Khi bị nhiệt phân, dãy muối nitrat nào sau đây đều cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi?

A. Zn(NO3)2, KNO3, Pb(NO3)2.

B. Ca(NO3)2, LiNO3, KNO3.

C. Cu(NO3)2, Zn(NO3)2, Mg(NO3)2

D. Hg(NO3)2, AgNO3

Nguồn: /