Danh sách bài viết

Đề thi Giữa Học kì 1, Năm học 2022 - 2023, Bài thi môn: Hóa Học lớp 11, (Đề số 7)

Cập nhật: 14/12/2022

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Hóa Học lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

Câu 1: Quỳ tím hóa đỏ khi cho vào dung dịch có pH nào sau đây?

A. 7.

B. 8,5.

C. 2.

D. 9.

Câu 2: Một dung dịch có [H+] < [OH-] thì dung dịch đó có môi trường

A. axit.

B. bazơ.

C. trung tính.

D. không xác định được.

Câu 3: Các ion nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. Na+, Mg2+, NO3-, PO43-.

B. Ba2+, Na+, Cl-, HCO3-.

C. Ag+, Fe2+, HCO32-, NO3-.

D. K+, Al3+, Cl-, CO32-.

Câu 4: Phản ứng nào sau đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li?

A. CaO + CO2 → CaCO3.

B. Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.

C. Ba(NO3)2 + 2NaOH → Ba(OH)2 + 2NaNO3.

D. MgSO4 + Ca(OH)2 → Mg(OH)2 + CaSO4.

Câu 5: Phương trình điện li nào sau đây không đúng?

A. H2SO4 → 2H+ + SO42- .

B. CH3COOH ⇌ CH3COO- + H+ .

C. HF → H+ + F-.

D. KClO → K+ + ClO- .

Câu 6: Dung dịch gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M có giá trị pH là

A. 13,6.

B. 0,4.

C. 0,5.

D. 13,5.

Câu 7: Trộn các cặp chất và dung dịch sau:

(1) NaHSO4 + NaHSO3;

(2) Na3PO4 + K2SO4;

(3) AgNO3 + Fe(NO3)2;

(4) CH3COONa + H2O;

(5) CuS + HNO3 (đ, t°);

(6) Ba(OH)2 + H3PO4;

(7) Ca(HCO3)2 + NaOH;

(8) NaOH + Al(OH)3;

(9) MgSO4 + HCl.

Số phản ứng axit - bazơ xảy ra là :

A. 4.

B. 5.

C. 7.

D. 6.

Câu 8: Dung dịch nào sau đây không dẫn điện?

A. Dung dịch HCl trong nước.

B. Dung dịch glucozơ trong nước.

C. Dung dịch NaCl trong nước.

D. Dung dịch NaOH trong nước.

Câu 9: Theo thuyết Areniut, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Axit axetic (CH3COOH) là axit nhiều nấc.

B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit.

C. Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra ion OH-.

D. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.

Câu 10: Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 0,5M và HNO3 0,5M vào 100 ml dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M, thu được V lít khí CO2 (ở đktc). Giá trị của V là

A. 1,12.

B. 2,24.

C. 3,36.

D. 4,48.

Câu 11: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4.

(2) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4.

(3) Sục khí SO2 vào dung dịch NaOH dư.

(4) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Ca(OH)2.

(5) Sục H2S và dung dịch Ca(OH)2 dư.

(6) Nhỏ từ từ dung dịch K2CO3 vào dung dịch FeCl3.

(7) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.

(8) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.

Số thí nghiệm tạo ra kết tủa là

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Câu 12: Chất X là muối khi tan trong nước tạo ra dung dịch có môi trường axit. Khi cho X tác dụng với dung dịch BaCl2 dư hay dung dịch KOH dư đều thu được kết tủa (sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn). X là

A. Al2(SO4)3.

B. ZnSO4.

C. Na2SO4.

D. CuSO4.

Câu 13: Dung dịch X gồm 0,15 mol K+; 0,3 mol Mg2+; 0,25 mol Na+; a mol Cl- và b mol SO42-. Cô cạn dung dịch X thu được 61,8 gam muối khan. Giá trị của b là

A. 0,4.

B. 0,3.

C. 0,2.

D. 0,5.

Câu 14: Trong số các chất sau: HNO2, CH3COOH, C6H6, HCOOH, C6H12O6, C2H5OH, NaClO, CH4, NaOH, NH4NO3 , H2S. Số chất thuộc loại chất điện li yếu là

A. 7.

B. 5.

C. 6.

D. 4.

Câu 15: Trộn 100 ml dung dịch NaOH có pH = 11 với 50 ml dung dịch KOH có pH = 12 thu được dung dịch X. Nồng độ ion OH trong dung dịch X là

A. 7.10-12 M.

B. 4,3.10-11 M.

C. 4.10-3 M.

D. 7,3.10-2 M.

Câu 16: Khi thêm một ít dung dịch HCl vào dung dịch CH3COOH thì nồng độ ion CH3COO- trong dung dịch thu được sẽ thay đổi như thế nào so với dung dịch ban đầu?

A. Tăng.

B. Giảm.

C. Không đổi.

D. Tăng sau đó giảm.

Câu 17: Cho 0,266 lít dung dịch X gồm NaOH 0,5M và Ba(OH)2 0,25M vào 140 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,3 M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 5,46.

B. 20,9545.

C. 34,818.

D. 15,4945.

Câu 18: Cho từ từ dung dịch KHSO4 vào lượng dư dung dịch Ca(HCO3)2 thì

A. có sủi bọt khí CO2, có kết tủa trắng CaSO4, trong dung dịch có K2CO3.

B. có sủi bọt khí CO2, có kết tủa trắng CaSO4 và CaCO3, trong dung dịch có KHCO3.

C. có sủi bọt khí CO2, có kết tủa trắng CaSO4, trong dung dịch có KHCO3.

D. có sủi bọt khí CO2, có kết tủa trắng CaSO4 và CaCO3, trong dung dịch có KHSO4.

Câu 19: Trong dung dịch H3PO4 có tất cả bao nhiêu anion (bỏ qua sự phân li của nước)?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 20: Muối nào sau đây là muối axit?

A. NH4HCO3.

B. HCOONa.

C. HCOONH4.

D. (NH4)2CO3.

Câu 21: Cho hỗn hợp gồm Na và Ba tan hoàn toàn trong nước thu được dung dịch X và 1,008 lít khí H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch chứa HCl 1M và H2SO4 1M cần dùng để trung hòa X là

A. 60ml.

B. 15ml.

C. 45ml.

D. 30ml.

Câu 22: Cho 100ml dung dịch X chứa KOH 0,13M và Ba(OH)2 0,1M tác dụng với 200ml dung dịch H2SO4 x mol/lít. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch có pH = 2. Giá trị của x là

A. 0,03.

B. 0,09.

C. 0,06.

D. 0,045.

Câu 23: Có 500 ml dung dịch X chứa Na+, NH4+, CO32- và SO42-. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí. Lấy 100 ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 43 gam kết tủa. Lấy 200 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 8,96 lít khí NH3. Các phản ứng hoàn toàn, các thể tích khí đều đo ở đktc. Tổng khối lượng muối có trong 300 ml dung dịch X là

A. 71,4 gam.

B. 23,8 gam.

C. 86,2 gam.

D. 119 gam.

Câu 24: Một dung dịch có chứa các ion: NH4+ (0,1 mol), K+ (0,15 mol), NO3- (0,1 mol), và CO32- (x mol). Cho dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 9,85.

B. 14,775.

C. 19,7.

D. 16,745.

Câu 25: Cho các chất sau: K2CO3; (NH4)2CO3; Al(OH)3; Fe(OH)2; Zn(OH)2; Ag; Cr(OH)3; Cu(OH)2; Al; Zn; CuS. Số chất tác dụng được với HCl là

A. 8.

B. 10.

C. 9.

D. 7.

Câu 26: Cho từ từ z mol khí CO2 vào hỗn hợp A gồm x mol NaOH và y mol Ba(OH)2 thấy kết tủa xuất hiện, tăng dần đến cực đại và tan đi một phần. Sau phản ứng, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 197(x + 2y - z).

B. 197(x + y - z).

C. 197(z - x - 2y).

D. 197(2z - x - y).

Câu 27: Cho các phản ứng sau:

(1) (NH4)2SO4 + BaCl2 →

(2) CuSO4 + Ba(NO3)2 →

(3) Na2SO4 + BaCl2 →

(4) H2SO4 + BaSO3 → 

(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 →

(6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 → 

Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là:

A. (1), (2), (3), (6).

B. (1), (3), (5), (6).

C. (2), (3), (4), (6).

D. (3), (4), (5), (6).

Câu 28: Cho 2 phương trình ion rút gọn:

(1) M2+ + X → M + X2+;

(2) M + 2X3+ → M2+ +2X2+.

Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Tính khử: X > X2+ >M.

B. Tính khử: X2+ > M > X.

C. Tính oxi hóa: M2+> X3+> X2+.

D. Tính oxi hóa: X3+ > M2+ > X2+.

Câu 29: Trong số các chất sau: C2H4; CH4; C6H6; Ca(HCO3)2, H2SO4, NaClO, Ba(OH)2, CuSO4, C2H5OH, CH3COOH, C6H12O6, CuO, CH3COONa, số chất điện li là

A. 7.

B. 8.

C. 6.

D. 5.

Câu 30: Cho các dung dịch có cùng nồng độ 0,01M: Ba(OH)2 (1); H2SO4 (2); NaOH (3); Na2SO4 (4). Thứ tự giảm dần giá trị pH của các dung dịch đó là

A. (2), (4), (3), (1).

B. (1), (3), (4), (2).

C. (1), (3), (2), (4).

D. (2), (3), (4), (1).

Nguồn: /