Danh sách bài viết

Đề thi Giữa Học kì 1, Năm học 2022 - 2023, Bài thi môn: Hóa Học lớp 11, Có ma trận, (Đề số 1)

Cập nhật: 14/12/2022

Phần I. Ma trận đề thi giữa học kì 1 hóa 11

Nội dung kiến thức

 

Mức độ nhận thức

Cộng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng bậc thấp

Vận dụng 

mức cao hơn

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

1. Sự điện li

 

- Phân biệt được chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

- Phân loại chất điện li mạnh yếu, viết phương trình điện li.

 

- Vận dụng bảo toàn điện tích trong dd các chất điện li

 

 

Số câu hỏi

2

 

 

 

 

 

 

 

2

2. Axit - bazơ - muối

Định nghĩa : axit, bazơ và muối theo thuyết A-rê-ni-ut.

Nhận biết hiđroxit lưỡng tính.

- Phân biệt các loại muối.

- Tính nồng độ của dung dịch dung dịch muối khi biết khối lượng.

 

 

 

Số câu hỏi

1

 

1

1

 

 

 

 

3

3. Sự điện li của nước, pH, chất chỉ thị axit - bazơ

- Định nghĩa môi trường axit và môi trường kiềm dựa vào pH hoặc [H+]

 

- Xác định được môi trường của dung dịch bằng cách sử dụng giấy quỳ tím hoặc pH hoặc [H+]

- Tính nồng độ H+ dựa vào nồng độ OH- và tích số ion của nước.

- Tính pH của dung dịch axit mạnh, bazơ mạnh.     

- Tính pH của dung dịch khi trộn axit mạnh, bazơ mạnh.  

- Tính pH và  kết tủa.   

 

Số câu hỏi

1

 

1

 

 

1

 

1

4

4. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

- Bản chất phản ứng trao đổi ion

- Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion.

- Viết được phương trình phân tử và ion rút gọn.

- Xác định các cặp chất xảy ra phản ứng hoặc không xảy ra phản ứng.

 

 

- Bài tập tổng hợp về phương trình ion rút gọn.

- Các bài tập hiddroxit lưỡng tính, oxit axit pứ với dd kiềm, dd H+ pứ muối cacbonat

 

Số câu hỏi

1

 

1

1

 

 

 

 

3

5. Nito- photpho

- Nêu được cấu tạo nguyên tử, phân tử, tính chất vật lí, hóa học, trạng thái tự nhiên, điều chế, ứng dụng của nitơ và hợp chất của nito

- Viết được ptpư thể hiện tchh của nitơ và các hợp chất của nitơ.

- Nêu hiện tượng và giải thích.

- Xác định được vai trò của các chất trong một phản ứng (oxi hóa khử) cụ thể.

Xác định các cặp chất có phản ứng với nhau được hay không.

- Giải bài toán liên quan đến amoniac, muối amoni, muối nitrat.

- Giải bài toán phản ứng của kim loại, oxit kim loại với dung dịch HNO3.

- Tổng hợp lý thuyết về nitơ và các hợp chất của nitơ.

- Giải quyết vấn đề thực tiễn, thực nghiệm có liên quan đến nitơ và hợp chất của nó.

- Giải được bài toán liên quan đến phản ứng điều chế amoniac, bài toán KL với HNO3.

 

2

1

2

1

4

1

1

1

13

Tổng 

7

1

5

3

4

2

1

2

25

                             

PHẦN II. ĐỀ THI

 

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Hóa Học lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Câu 1. Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết

A. Nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất. 

B. Những ion nào tồn tại trong dung dịch 

C. Không tồn tại phân tử trong dung dịch các chất điện li. 

D. Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li. 

Câu 2. Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?

A. HF

B. HNO2

C. Al2(SO4)3

D. CH3COOH

Câu 3. Các ion nào sau đây không cùng tồn tại trong một dung dịch 

A. Na+, NO3-, Mg2+, Cl-

B. Fe3+, NO3- Mg2+, Cl

C. NH4+, OH-, Fe3+, Cl-

D. H+, NH4+, SO42-, Cl-

Câu 4. Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?

A. MgCl2

B. NaOH

C. C6H12O6

D. HClO

Câu 5. Muối nào sau đây bền với nhiệt?

A. KClO3.

B. NaCl.

C. NaNO3.

D. NH4HCO3.

Câu 6. Số oxi hóa của nito trong các chất: NO2, N2O, HNO3, NH3 lần lượt là:

A. +4, +1,+5, -3

B. +4, +1,+5, +3

C. -4, +1,+5, -3

D. +4, -1,+5, -3

Câu 7. Hiện tượng xảy ra khi cho giấy quỳ khô vào bình đựng khí amoniac là

A. giấy quỳ chuyển sang màu đỏ.

B. giấy quỳ chuyển sang màu xanh.

C. giấy quỳ mất màu.

D. giấy quỳ không chuyển màu.

Câu 8. Axit nào dưới đây là axit 1 nấc

A. CH3COOH

B. H3PO4

C. HClO4

D. H2SO4

Câu 9. Phương trình điện li nào dưới đây đúng?

A. H2SO4 →H+ HSO4-

B. H2CO→ H+ + HCO3-

C.H2SO3 → 2H++ SO32-

D. Na2S → 2Na++ S2

Câu 10. Sục từ từ V lít NH3 (đktc) vào 200 ml dung dịch AlCl3 đến khi thu được 7,4 gam kết tủa. Giá trị của V.

A. 2,24 l

B. 3,36 l

C. 1,12 l

D. 6,72 l

Câu 11. Cho 40ml dung dịch HCl 0,75 M và 160 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M. pH dung dịch thu được là:

A. 2,5

B. 0,96

C.12

D. 1

Câu 12. Cho dung gồm dung dịch X gồm: 0,02 Na+, 0,04 mol Mg2+; 0,02 mol NO3-; x mol SO42-. Giá trị của x là 

A. 0,04 mol

B. 0,03 mol 

C. 0,02 mol

D. 0,01 mol

Câu 13. Bao nhiêu chất sau đây là muối axit: KHCO3, NaHSO4, Ca(HCO3)2, Na2HPO3, BaCl2, NaHS, K2HPO4

A. 4

B. 5

C. 7

D. 6

Câu 14. Dung dịch X có [H+] = 1.10-9 mol/l; môi trường của X là?

A. Lưỡng tính

B. Trung tính

C.  Axit

D. Bazo

Câu 15. Phương trình ion rút gọn S2- + 2H+ → H2S

A. BaS + H2SO4 (loãng) → H2S + BaSO4

B. FeS (r) + 2HCl → 2H2S + FeCl2

C. H2 + S2 → H2S

D. Na2S + 2HCl → H2S + 2NaCl

Câu 16. Khử hoàn toàn 3,2 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là bao nhiêu? 

A. 3,36 gam

B. 2,24 gam

C. 4,46 gam 

D. 4,48 gam

Câu 17. Cho dãy chất sau: Cr(OH)3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2, MgO, CrO3. Số chất trong dãy là chất lưỡng tính

A. 3

B. 2

C. 4

D. 1

Câu 18. Muối nào sau đây bền với nhiệt?

A. KClO3.

B. NaCl.

C. NaNO3.

D. NH4HCO3.

Câu 19. Cho các tính chất sau: 1) Hòa tan tốt trong nước, 2) Nặng hơn không khí, 3) Tác dụng với axit, 4) Làm xanh quỳ tím ẩm, 5) Khử được hiđro. Những tính chất của NH3 là:

A. 1, 4, 5.

B. 1, 2, 3.

C. 1, 3, 4.

D. 2, 4, 5.

Câu 20. Hòa tan hoàn toàn 13 gam kẽm trong dung dịch HNO3 dư thu được 1,12 lít khí X (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. X là 

A. NO.

B. N2O.

C. NO2.

D. N2.

Câu 21. Cho 1,86 gam hỗn hợp Al và Mg tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 560ml khí N2O (đktc, sản phẩm khử duy nhất) bay ra. Khối lượng muối nitrat tạo ra trong dung dịch là

A. 40,5 gam

B. 14,62 gam

C, 24,16 gam

D. 14,26 gam

Câu 22. Khi bị nhiệt phân, dãy muối nitrat nào sau đây đều cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi?

A. Zn(NO3)2, KNO3, Pb(NO3)2.

B. Ca(NO3)2, LiNO3, KNO3.

C. Cu(NO3)2, Zn(NO3)2, Mg(NO3)2

D. Hg(NO3)2, AgNO3

Câu 23. Có 4 dung dịch không màu mất nhãn được đựng trong lọ riêng biệt: NH4Cl, (NH4)2SO4, BaCl2, Na2CO3 đựng trong 4 lọ mất nhãn riêng biệt. Dùng một dung dịch thuốc thử dưới đây để phân biệt 4 lọ trên. 

A. NaCl

B. NH3

C. NaNO3

D. Ba(OH)2

Câu 24: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.          

(2) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3.

(3) Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4.              

(4) Sục khí CO2 tới dư vào dd Ca(OH)2

(5) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaCl. 

(6) Sục khí H2S tới dư vào dd Pb(NO3)2

Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?

A. 3.                           B. 5.                     C. 4.                     D. 2.

Câu 25: Hòa tan hết hỗn hợp X gồm 5,6 gam Fe; 27 gam Fe(NO3)2 và m gam Al trong dung dịch chứa 0,61 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 47,455 gam muối trung hòa và 2,352 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Tỉ khối của Z so với H2 là 16. Giá trị của m là

A. 1,080.                     B. 4,185.               C. 5,400.               D. 2,160

Nguồn: /