Danh sách bài viết

Đề thi Giữa Học kì 1, Năm học 2022 - 2023, Bài thi môn: Hóa Học lớp 11, Có ma trận, (Đề số 2)

Cập nhật: 14/12/2022

Phần I. Ma trận đề thi giữa học kì 1 hóa 11

Nội dung kiến thức

 

Mức độ nhận thức

Cộng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng bậc thấp

Vận dụng 

mức cao hơn

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

1. Sự điện li

 

- Phân biệt được chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

- Phân loại chất điện li mạnh yếu, viết phương trình điện li.

 

- Vận dụng bảo toàn điện tích trong dd các chất điện li

 

 

Số câu hỏi

2

 

 

 

 

 

 

 

2

2. Axit - bazơ - muối

Định nghĩa : axit, bazơ và muối theo thuyết A-rê-ni-ut.

Nhận biết hiđroxit lưỡng tính.

- Phân biệt các loại muối.

- Tính nồng độ của dung dịch dung dịch muối khi biết khối lượng.

 

 

 

Số câu hỏi

1

 

1

1

 

 

 

 

3

3. Sự điện li của nước, pH, chất chỉ thị axit - bazơ

- Định nghĩa môi trường axit và môi trường kiềm dựa vào pH hoặc [H+]

 

- Xác định được môi trường của dung dịch bằng cách sử dụng giấy quỳ tím hoặc pH hoặc [H+]

- Tính nồng độ H+ dựa vào nồng độ OH- và tích số ion của nước.

- Tính pH của dung dịch axit mạnh, bazơ mạnh.     

- Tính pH của dung dịch khi trộn axit mạnh, bazơ mạnh.  

- Tính pH và  kết tủa.   

 

Số câu hỏi

1

 

1

 

 

1

 

1

4

4. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

- Bản chất phản ứng trao đổi ion

- Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion.

- Viết được phương trình phân tử và ion rút gọn.

- Xác định các cặp chất xảy ra phản ứng hoặc không xảy ra phản ứng.

 

 

- Bài tập tổng hợp về phương trình ion rút gọn.

- Các bài tập hiddroxit lưỡng tính, oxit axit pứ với dd kiềm, dd H+ pứ muối cacbonat

 

Số câu hỏi

1

 

1

1

 

 

 

 

3

5. Nito- photpho

- Nêu được cấu tạo nguyên tử, phân tử, tính chất vật lí, hóa học, trạng thái tự nhiên, điều chế, ứng dụng của nitơ và hợp chất của nito

- Viết được ptpư thể hiện tchh của nitơ và các hợp chất của nitơ.

- Nêu hiện tượng và giải thích.

- Xác định được vai trò của các chất trong một phản ứng (oxi hóa khử) cụ thể.

Xác định các cặp chất có phản ứng với nhau được hay không.

- Giải bài toán liên quan đến amoniac, muối amoni, muối nitrat.

- Giải bài toán phản ứng của kim loại, oxit kim loại với dung dịch HNO3.

- Tổng hợp lý thuyết về nitơ và các hợp chất của nitơ.

- Giải quyết vấn đề thực tiễn, thực nghiệm có liên quan đến nitơ và hợp chất của nó.

- Giải được bài toán liên quan đến phản ứng điều chế amoniac, bài toán KL với HNO3.

 

2

1

2

1

4

1

1

1

13

Tổng 

7

1

5

3

4

2

1

2

25

                             

PHẦN II. ĐỀ THI

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Hóa Học lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

 

Câu 1: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?

A. HNO2                    B. HF                   C. Al2(SO4)3          D. CH3COOH

Câu 2: Chất nào sau đây là muối trung hòa?

A. Fe2(SO4)3               B. NaHCO3          C. KHSO4            D. NaH2PO4

Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Khi tác dụng với kim loại hoạt động, N2 thể hiện tính khử.

B. Sấm chớp trong các trận mưa dông có thể tạo ra khí N2O do N2 tác dụng với O2.

C. Nitơ không duy trì sự hô hấp do nitơ là khí độc.

D. Vì phân tử N2 có liên kết ba rất bền nên ở nhiệt độ thường N2 khá trơ về mặt hóa học.

Câu 4: Dẫn khí  NH3 vào nước thu được dung dịch có tính:

A. Bazo             B. Axit        C. Lưỡng tính          D. Trung tính

Câu 5: Axit HNO3 đặc, nguội không tác dụng với kim loại nào sau đây?

A. Fe                 B. Cu                  C. Ag                     D. Zn

Câu 6: Số oxi hóa của N được xếp theo thứ tự tăng dần như sau :

A. N2 , NO , NH3 , NO2- , NO3-                          

B. NO , N2O , NH3 , NO3­- , N2

C. NH3 , N2 , NH4+ , NO , NO2                           

D. NH3 , N2O , NO , NO2, NO3-

Câu 7: Chọn câu phát biểu không đúng:

A. Phản ứng tổng hợp NH3 từ N2 và H2 là phản ứng thuận nghịch.

B. Nhỏ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch FeCl3thấy xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.

C. Nhiệt phân muối nitrat của kim loại luôn thu được kim loại và khí oxi.

D. Cho dd NaOH vào dung dịch CuSO4 thấy xuất hiện kết tủa màu xanh.

Câu 8: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li xảy ra khi:

A. Tạo thành chất điện li yếu.                   

B. Có ít nhất một trong ba điều kiện trên

C. Tạo thành chất khí.                    

D. Tạo thành chất kết tủa.

Câu 9: Khối lượng kết tủa thu được khi trộn 10ml dung dịch Na2SO4 1M và 10 ml dung dịch BaCl2 1M là:

A. 1,79 gam      B. 2,33 gam          C. 3,94 gam          D. 4,39 gam

Câu 10: Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, trong bột nở thường dùng muối nào sau đây?

A. (NH4)2SO4.   B. CaCO3.            C. NH4NO2.          D. NH4HCO3.

Câu 11: Khi bị nhiệt phân dãy muối nitrat nào sau đây cho sản phẩm là kim loại, khí nitơ đioxit và oxi?

A. AgNO3.          B. Mg(NO3)2.           C. KNO3.           D. NH4NO3.

Câu 12: Cho 40 ml dd HCl 0,75M vào 160 ml  Ba(OH)2 0,1M. pH dung dịch thu được là:

A. 2,5.              B. 0,96                    C. 12.                   D. 1.

Câu 13: Trong 1,5 lít dung dịch có hòa tan 0,3 mol NaCl. Nồng độ mol/l của [Na+];[Cl-] lần lượt là:

A. 0,2M ; 0,2 M.                   B. 0,1M ; 0,2M.    

C. 0,1M ; 0,1M.                    D. 0,3M ; 0,3M.

Câu 14: Cho sơ đồ điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm: 

 Đề thi Hóa Học lớp 11 Giữa học kì 1 năm 2022 có ma trận (15 đề)

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quá trình điều chế HNO3?

A. Đốt nóng bình cầu bằng đèn cồn để phản ứng xảy ra nhanh hơn.

B. HNO3 sinh ra dưới dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng tụ.

C. HNO3 là axit yếu hơn H2SO4 nên bị đẩy ra khỏi muối.

D. HNO3 có nhiệt độ sôi thấp (830C) nên dễ bị bay hơi khi đun nóng.

Câu 15: Chọn câu đúng

A. Giá trị pH tăng thì độ bazơ giảm          

B. Dung dịch có pH >7 làm quỳ tím hoá xanh

C. Giá trị pH tăng thì độ axit tăng.                     

D. Dung dịch có pH >7 làm quỳ tím hoá đỏ.

Câu 16: Cho dd NaOH dư vào 300 ml dd NH4Cl 1,00 M, đun nóng nhẹ.Thể tích khí (đktc) thu được là:

A. 13,44 lít.               B. 6,72 lít.             C. 26,88 lít           D. 3,36 lít.

Câu 17: Hòa tan 32 g hỗn hợp Cu và CuO trong dung dịch HNO31M (dư), thoát ra 6,72 lít khí NO (đktc). Khối lượng CuO trong hỗn hợp ban đầu là :

A. 2,52g.             B. 1,88g.                 C. 3,2g                   D. 1,2g.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây là khôngđúng?

A. Đốt cháy NH3 ­trong không khí (xúc tác Pt) tạo khí không màu hóa nâu ngoài không khí.

B. NH3 cháy trong oxi tỏa nhiều nhiệt nên được sử dụng là nhiên liệu tên lửa.

C. Nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein vào dung dịch NH­3 thấy dung dịch chuyển sang màu hồng

D. Cho dung dịch NH3 từ từ vào dung dịch AlCl3 thấy xuất hiện kết tủa trắng không tan trong NH3.

Câu 19: Khi bị nhiệt phân dãy muối nitrat nào sau đây cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và oxi?

A. Cu(NO3)2, AgNO3, NaNO3.                 B. KNO3, Hg(NO3)2, LiNO3.

C. Pb(NO3­)2, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2.          D. Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3

Câu 20: Cho 24,4 gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch, lượng muối clorua khan thu được là:

A. 6,26 gam.               B. 2,66 gam.          C. 26,6 gam.         D. 22,6 gam.

Câu 21: Cho 100ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ 0,1Mvào 1 lít dung dịch (NH4)2CO30,01M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch giảm là

A. 2,31 gam.               B. 1,97 gam.          C. 2,14 gam.         D. 0,17 gam.

Câu 22: Cho dãy các chất:  (NH4)2CO3, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3, Na2SO4. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là

A. 5.                           B. 4.                     C. 3.                     D. 2.

Câu 23: Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,896 lít khí NO ở điều kiện tiêu chuẩn và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là

A. 8,88 gam.                                            B. 13,32 gam.                 

C. 6,52 gam.                                            D. 13,92 gam.

Câu 24: Nung một lượng xác định muối Cu(NO3)2. Sau một thời gian dừng lại để nguội rồi đem cân thấy khối lượng giảm 54 gam. Khối lượng Cu(NO3)2 đã bị phân hủy là :

A. 69 gam.                           B. 87 gam.            C. 94 gam.            D. 141 gam.

Câu 25: Dung dịch E chứa các ion Mg2+, SO­42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch E ra 2 phần bằng nhau: 

+ Phần I tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, được 0,58 gam kết tủa và 0,672 lit khí (đktc). 

+ Phần II tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, được 4,66 gam kết tủa. 

Tổng khối lượng các chất tan trong dung dịch E bằng

A. 3,055g.                            B. 6,11g.               C. 5,35g.              D. 9,165g.

Nguồn: /