Danh sách bài viết

Đề thi Giữa kì 2, Năm học 2022 - 2023, Bài thi môn: Hóa Học lớp 11, (Đề số 2)

Cập nhật: 14/12/2022

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Hóa Học lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

(Cho H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; K = 39; Cl = 35,5; Ca = 40; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137)

Câu 1: Cho các chất: CH4, C2H6, C5H12, C6H14. Số chất khí ở điều kiện thường là

A. 1.                   B. 2.                   C. 3.                   D. 4.

Câu 2: Cho propan tác dụng với brom (chiếu sáng, tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính thu được là

A. 1-brompropan.                          B. 2-brompropan.

C. 2,2-đibrompropan.                    D. 2,3-đibrompropan.

Câu 3: Cho phản ứng: CH3COONa (r) + NaOH Đề thi Giữa kì 2 Hóa học lớp 11 có đáp án (6 đề) X + Na2CO3. Khí X là khí nào?

A. CH4               B. C2H2              C. C2H6              D. C2H4

Câu 4: Ankan X có công thức đơn giản nhất là CH3. Tổng số nguyên tử trong một phân tử X là

A. 8.                   B. 4.                   C. 6.                   D. 10.

Câu 5: Hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học?

A. 2-metylbut-2-en.                       B. 2-clo-but-1-en.

C. 2,3- điclobut-2-en.                    D. 2,3- đimetylpent-2-en.

Câu 6: Hiđrat hóa hai anken chỉ tạo thành hai ancol. Hai anken là

A. 2-metylpropen và but-1-en.

B. propen và but-2-en.

C. eten và but-2-en.

D. eten và but-1-en.

Câu 7: Khối lượng etilen thu được khi đun nóng 230 gam rượu etylic với H2SO4 đậm đặc, hiệu suất phản ứng đạt 40% là

A. 56 gam.          B. 84 gam.          C. 196 gam.        D. 350 gam.

Câu 8: X là hiđrocacbon mạch hở, ở thể khí. 1 mol X phản ứng tối đa với 2 mol Br2 trong dung dịch thu được sản phẩm chứa 88,88% brom về khối lượng. Công thức phân tử của X là

A. C5H8.             B. C2H2.             C. C4H6.             D. C3H4.

Câu 9: Chất nào sau đây có thể tham gia cả bốn phản ứng: Cháy trong oxi, cộng brom, cộng hiđro, thế với dung dịch AgNO3 /NH3?

A. Etan.                                        B. Etilen.

C. Axetilen.                                  D. Propan.

Câu 10: Axit axetic có công thức phân tử là C2H4O2. Công thức đơn giản nhất của axit axetic là

A. CHO                                         B. C2H4O

C. CH2O2                                      D. CH2O. 

Câu 11: Phản ứng hóa học đặc trưng của ankan là 

A. Phản ứng cháy

B. Phản ứng thế 

C. Phản ứng oxi hóa – khử

D. Phản ứng cộng 

Câu 12: Chất nào sau đây làm mất màu nước brom? 

A.  Propan                                    B.  Metan

C. Etilen                                       D.  Cacbon đioxit 

Câu 13: Để phân biệt hai khí metan và etilen thì thuốc thử thích hợp là

A. Quỳ tím ẩm

B. Dung dịch nước brom

C. Dung dịch NaOH

D. Dung dịch AgNO3/NH3 

Câu 14: Cho các chất axetilen, vinyl axetilen, stiren, toluen, hexan, benzen. Trong các chất trên, số chất phản ứng được với brom là

A. 3                    B. 4                    C. 5                    D. 2.

Câu 15: Cho ankan có công thức cấu tạo như sau: CH– CH– CH(CH3) – CH3. Tên gọi của ankan là

A. 2-metylbutan                            B. 3-metylbutan

C. pentan                                      D. isobutan 

Câu 16: Công thức chung của các hiđrocacbon thuộc dãy đồng đẳng ankin là 

A. CnH2n+2 (n ≥ 1)                         B. CnH2n (n ≥ 2)

C. CnH2n-1 (n ≥ 1)                          D. CnH2n-2 (n ≥ 2)

Câu 17: Trong phòng thí nghiệm, cho canxi cacbua tác dụng với nước thu được chất khí nào sau đây? 

A. Metan                                      B. Etilen

C. Axetilen                                   D. Buta-1,3-đien

Câu 18: Hiđrocacbon X không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường. X là chất nào sau đây?

A. benzen           B. etilen              C. propen           D. stiren.

Câu 19: Toluen tác dụng với dung dịch KMnO4 khi đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ là

A. C6H5OK.                                  B. C6H5CH2OH.

C. C6H5CHO.                                D. C6H5COOK.

Câu 20: Ankylbenzen X có phần trăm khối lượng cacbon bằng 90,566%. Số đồng phân cấu tạp của X là

A. 2                    B. 3                    C. 4                    D. 5

Câu 21: Hỗn hợp khí X gồm Hvà C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là

A. 50%.              B. 20%.              C. 40%.              D. 25%

Câu 22: Khi đốt cháy hoàn toàn một ankan X thu được 1,2 mol CO2 và 1,5 mol H2O. Công thức phân tử của X là

A. C4H10             B. C5H12             C. C3H8              D. C2H6.

Câu 23: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Các ankin cũng có khả năng mất màu dung dịch brom và thuốc tím.

B. Tất cả ankin đều tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa màu vàng nhạt.

C. Các ankin dễ dàng tham gia phản ứng cộng.

D. Các ankin có nhiệt độ sôi cao hơn các anken tương ứng.

Câu 24: Gốc C6H5-CH2- và gốc C6H5- có tên gọi là

A. phenyl và benzyl.                      B. vinyl và anlyl.

C. anlyl và vinyl.                           D. benzyl và phenyl.

Câu 25: Điều nào sau đây không đúng khí nói về 2 vị trí trên 1 vòng benzen?

A. vị trí 1, 2 gọi là ortho.               B. vị trí 1, 4 gọi là para.

C. vị trí 1, 3 gọi là meta.                D. vị trí 1, 5 gọi là ortho.

Câu 26: Tính chất nào không phải của benzen?

A. Tác dụng với Br2 khan (to, Fe).

B. Tác dụng với HNO(đ) /H2SO(đ).

C. Tác dụng với dung dịch KMnO4.

D. Tác dụng với Cl(as).

Câu 27: Cho benzen vào 1 lọ đựng Cl2 dư rồi đưa ra ánh sáng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5,82 kg chất sản phẩm hữu cơ. Tên của sản phẩm và khối lượng benzen tham gia phản ứng là

A. clobenzen; 1,56 kg.                   

B. hexacloxiclohexan; 1,65 kg.

C. hexacloran; 1,56 kg.

D. clobenzen; 6,15 kg.

Câu 28: X là hỗn hợp gồm 2 hiđrocacbon mạch hở (thuộc các dãy đồng đẳng ankin, anken, ankan). Cho 0,3 mol X làm mất màu vừa đủ 0,5 mol brom. Phát biểu nào dưới đây đúng?

A. X có thể gồm 2 ankan.

B. X có thể gồm 2 anken.   

C. X có thể gồm 1 anken và 1 ankin.

D. X có thể gồm 1 ankan và 1 anken.

Câu 29: Cho các chất sau: etan, etilen, đivinyl, but-2-in và propin. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Có hai chất khi đốt thu được số mol CO2 ít hơn số mol nước.

B. Không có chất nào làm mất màu dung dịch thuốc tím.

C. Có hai chất tạo được kết tủa với dung dịch bạc nitrat trong ammoniac.

D. Có bốn chất có khả năng làm mất màu nước brom.

Câu 30: Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính?

A. CH3-CH2-CH2-CH2Br.

B. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br.

C. CH3-CH2-CHBr-CH3.

D. CH3-CH2-CHBr-CH2Br.

--- Hết ---

 

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

1. B

2. B

3. A

4. A

5. C

6. C

7. A

8. D

9. C

10. D

11. B

12. C

13. B

14. A

15. A

16. D

17. C

18. A

19. D

20. C

21. A

22. A

23. B

24. D

25. D

26. C

27. C

28. C

29. D

30. C

Câu 1

Đáp án B

Các chất khí ở điều kiện thường là: CH4, C2H6.

Còn C5H12 và C6H14 là chất lỏng ở điều kiện thường.

Câu 2

Đáp án B

Phương trình hóa học:

CH3 – CH2 – CH3 + BrĐề thi Giữa kì 2 Hóa học lớp 11 có đáp án (6 đề)  CH3 – CHBr – CH3 + HBr

Câu 3

Đáp án A

CH3COONa (r) + NaOH Đề thi Giữa kì 2 Hóa học lớp 11 có đáp án (6 đề) CH4 + Na2CO3

⟹ X là khí CH4.

Câu 4

Đáp án A

Ankan X có công thức đơn giản nhất là CH3 ⟹ Công thức phân tử là C2H6.

⟹ Tổng số nguyên tử trong một phân tử X là 8.

Câu 5

Đáp án C

Anken có đồng phân hình học khi có dạng:

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học lớp 11 có đáp án (6 đề) với R1 ≠ R2 và R3 ≠ R4. (R có thể là H)

⟹ 2,3- điclobut-2-en có đồng phân hình học.

Câu 6

Đáp án C

Hiđrat hóa hai anken chỉ tạo thành hai ancol ⟹ Hai anken đối xứng.

⟹ eten và but-2-en thỏa mãn.

Câu 7

Đáp án A

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học lớp 11 có đáp án (6 đề)

Câu 8

 Đáp án D

1 mol X phản ứng tối đa với 2 mol Br2 trong dung dịch ⟹ X có chứa 2 liên kết π.

⟹ Công thức phân tử của X có dạng với n ≥ 2.

Phương trình hóa học:

CnH2n-2 + 2Br2 → CnH2n – 2Br4

⟹ Đề thi Giữa kì 2 Hóa học lớp 11 có đáp án (6 đề) 

⟹ n = 3

⟹ Công thức phân tử của X là C3H4.

Câu 9

Đáp án C

Axetilen tham gia cả 4 phản ứng: Cháy trong oxi, cộng brom, cộng hiđro, thế với dung dịch AgNO3 /NH3.

Phương trình hóa học:

2CH ≡ CH + 5OĐề thi Giữa kì 2 Hóa học lớp 11 có đáp án (6 đề)  4CO2 + 2H2O

CH ≡ CH + 2Br2 → CHBr2 – CHBr2

CH ≡ CH + 2H2 → CH3 – CH3

CH ≡ CH + 2AgNO3 + 2NH3 → Ag – C ≡ C – Ag + 2NH4NO3

Câu 10

Đáp án D

Axit axetic có công thức phân tử C2H4O2.

⟹ Công thức đơn giản nhất của axit axetic là CH2O.

Câu 11

Đáp án B

Phản ứng hóa học đặc trưng của ankan là phản ứng thế.

Ví dụ:

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học lớp 11 có đáp án (6 đề)

Câu 12

Đáp án C

Hợp chất hữu cơ có liên kết pi kém bền như anken, ankin thì sẽ làm mất màu nước brom

⟹ Etilen làm mất màu nước brom.

CH2 = CH2 + Br2 → CH2Br – CH2Br

Câu 13

Đáp án B

Để phân biệt hai khí metan và etilen thì thuốc thử thích hợp là dung dịch nước brom. Khí etilen làm mất màu nước brom, còn metan thì không.

CH2 = CH2 + Br2 → CH2Br – CH2Br

Câu 14

Đáp án A

Số chất phản ứng với brom là: axetilen, vinyl axetilen, stiren.

Câu 15

Đáp án A

Ankan CH– CH– CH(CH3) – CH3 có tên gọi là 2-metylbutan.

Câu 16

Đáp án D

Công thức chung của các hiđrocacbon thuộc dãy đồng đẳng ankin là CnH2n-2 với n ≥ 2.

Câu 17

Đáp án C

Trong phòng thí nghiệm, cho canxi cacbua tác dụng với nước thu được axetilen.

CaC+ 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2

Câu 18

Đáp án A

Hiđrocacbon X không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường.

⟹ X là benzen.

Câu 19

Đáp án D

Phương trình hóa học:

C6H5CH3 + 2KMnO4Đề thi Giữa kì 2 Hóa học lớp 11 có đáp án (6 đề) C6H5COOK + 2MnO2 + KOH + H2O

Câu 20

Đáp án C

Gọi công thức của ankylbenzen là CnH2n-6 với n ≥ 6.

Theo bài ta có: Đề thi Giữa kì 2 Hóa học lớp 11 có đáp án (6 đề) 

⟹ Công thức phân tử của X là C8H10

Các đồng phân của X là:

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học lớp 11 có đáp án (6 đề)

⟹ Có 4 đồng phân.

Câu 21

Đáp án A

Ta có: Đề thi Giữa kì 2 Hóa học lớp 11 có đáp án (6 đề)  ⟹ Hiệu suất tính theo chất nào cũng được.

Mà mX = mY ⟹ Đề thi Giữa kì 2 Hóa học lớp 11 có đáp án (6 đề) 

Giả sử, nX = 4, nY = 3 ⟹ Trong hỗn hợp X chứa nH2 = nC2H4 = 2 mol.

⟹ nH2 p/ứ = nX – nY = 4 – 3 = 1 mol

⟹ Đề thi Giữa kì 2 Hóa học lớp 11 có đáp án (6 đề) 

Câu 22

Đáp án A

Gọi công thức của ankan có dạng là CnH2n + 2 với n ≥ 1.

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học lớp 11 có đáp án (6 đề)

⟹ Công thức của ankan là C4H10.

Câu 23

Đáp án B

Chỉ có ank-1-in mới tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa màu vàng nhạt.

Câu 24

Đáp án D

Gốc C6H5-CH2-: gốc benzyl

Gốc C6H5-: gốc phenyl

Câu 25

Đáp án D

Vị trí 1, 5 trùng với vị trí 1, 3 do benzen có tính đối xứng và khi đánh số sao cho tổng vị trí nhánh phải nhỏ nhất.

Câu 26

Đáp án C

- Benzen không tác dụng với dung dịch KMnO4.

- Tuy nhiên ankylbenzen làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng.

Câu 27

Đáp án C

Phương trình hóa học:

C6H6 + 3ClĐề thi Giữa kì 2 Hóa học lớp 11 có đáp án (6 đề)  C6H6Cl6 (hexacloran)

Cứ 78 kg C6Htác dụng với Cl2 sinh ra 291 kg clobenzen.

Vậy 5,82 kg clobenzen cần x kg C6H6.

⟹ Đề thi Giữa kì 2 Hóa học lớp 11 có đáp án (6 đề) 

Câu 28

Đáp án C

Ta có: 0,3 mol X làm mất màu vừa đủ 0,5 mol brom.

⟹ Đề thi Giữa kì 2 Hóa học lớp 11 có đáp án (6 đề) 

⟹ X gồm 1 ankin và 1 ankan hoặc 1 ankin và 1 anken.

Câu 29

Đáp án D

Công thức cấu tạo của các chất:

Etan: CH3 – CH3.

Etilen: CH2 = CH2.

Đivinyl: CH2 = CH – CH = CH2.

But – 2 – in: CH3 – C ≡ C – CH3.

Propin: CH ≡ C – CH3.

Ta có các kết luận sau:

- Chỉ có etan không làm mất màu dung dịch thuốc tím.

⟹ B sai

- Propin tạo được kết tủa với dung dịch bạc nitrat trong ammoniac.

⟹ C sai

- Có 4 chất (etilen, đivinyl, but-2-in, propin) làm mất màu nước brom.

⟹ D đúng

- Có 3 chất (đivinyl, but-2-in, propin) khi khi đốt thu được số mol CO2 ít hơn số mol nước.

⟹ A sai.

Câu 30

Đáp án C

Phương trình hóa học:

CH2 = CH – CH2 – CH3 + HBr ⟶ CH3 – CHBr – CH2 – CH3

Nguồn: /