Danh sách bài viết

Đề thi Giữa kì 2, Năm học 2022 - 2023, Bài thi môn: Hóa Học lớp 11, Có ma trận, (Đề số 8)

Cập nhật: 14/12/2022

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II

MÔN: HÓA HỌC - LỚP 11. THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT

(Đề thi Giữa kì 2 Hóa học lớp 11 năm 2023 có ma trận (8 đề) điểm/câu)

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số câu

% Tổng điểm

1

Hiđrocacbon no

Ankan

3

2

1

1

7

23,33 %

2

Hiđrocacbon không no

Anken

3

2

1

1

7

23,33 %

Ankađien

2

1

1

4

13,33 %

Ankin

2

2

2

6

20 %

3

Hiđrocacbon thơm. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên. Hệ thống hóa về hiđrocacbon

Benzen và đồng đẳng của benzen.

2

2

1

1

6

20 %

Tổng

 

12

9

6

3

30

100%

Tỉ lệ (%)

 

40%

30%

20%

10%

100%

 

Tỉ lệ chung (%)

 

70%

30

100%

 

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Hóa Học lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

(Cho H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; K = 39; Cl = 35,5; Ca = 40; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137)

Câu 1. Trong các ankan đồng phân của nhau, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?

A. Đồng phân tert-ankan

B. Đồng phân mạch không nhánh  

C. Đồng phân isoankan

D. Đồng phân mạch phân nhánh nhiều nhất.

Câu 2: Hiđro hóa hoàn toàn buta-1,3-đien, thu được

A. butan                                        B. isobutan

C. isopentan                                  D. pentan

Câu 3: Tính chất nào không phải của benzen?

A. Kém bền với các chất oxi hóa.

B. Khó cộng.

C. Bền với chất oxi hóa.

D. Dễ thế.

Câu 4: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng của metan?

A. C2H2, C3H4, C4H6, C5H8

B. CH4, C2H2, C3H4, C4H10

C. CH4, C2H6, C4H10, C5H12

D. C2H6, C3H8, C5H10, C6H12

Câu 5: Câu nào sau đây sai?

A. Ankin có số đồng phân ít hơn anken tương ứng.          

B. Ankin tương tự anken đều có đồng phân hình học.      

C. Hai ankin đầu dãy không có đồng phân.   

D. Butin có 2 đồng phân vị trí nhóm chức.

Câu 6: Phản ứng đặc trưng của ankan là phản ứng nào?

A. Phản ứng cộng                          B. Phản ứng tách

C. Phản ứng thế                             D. Phản ứng đốt cháy.

Câu 7: Isopren thuộc loại hidrocacbon nào?

A. ankylbenzen.                            B. ankađien.

C. anken.                                      D. ankin.

Câu 8: Cho các chất (1) benzen; (2) toluen; (3) xiclohexan; (4) hex-5-trien; (5) xilen; (6) cumen. Dãy gồm các hiđrocacbon thơm là:

A. (1); (2); (3); (4).                        B. (1); (2); (5; (6).

C. (2); (3); (5); (6).                        D. (1); (5); (6); (4).

Câu 6: Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2. Lấy 12,9 gam X tác dụng hết với dung dịch brom (dư) thì khối lượng brom phản ứng là 72 gam. Mặt khác, nếu cho 20,16 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 54 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của C2H4 có trong X là?

A. 50.                 B. 45.                 C. 30.                 D. 25.

Câu 7:  Phản ứng thế giữa 2-metylbutan với Cl2 (tỉ lệ 1:1) cho mấy sản phẩm thế?

A. 2                    B. 3                    C. 4                    D. 5

Câu 8: Dãy đồng đẳng của axetilen có công thức chung là

A.  CnH2n+2 (n ≥ 2).                        B. CnH2n-2 (n ≥ 1).

C.  CnH2n-2 (n ≥ 3).                         D. CnH2n-2 (n ≥ 2).

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol ankan X thu được 3,28 gam hỗn hợp CO2 và H2O. X có công thức phân tử là

A. C3H8              B. C4H10             C. C5H12             D. C2H6

Câu 10:  Phản ứng nào sau đây không dùng để điều chế benzen?

A. tam hợp axetilen.

B. khử H2 của xiclohexan.

C. khử H2, đóng vòng n-hexan.

D. tam hợp etilen.

Câu 11: Một hỗn hợp X gồm hai ankan A, B đồng đẳng kế tiếp. Crackinh 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X thu được 22,4 lít hỗn hợp Y (đktc) gồm ankan, anken và H2, tỉ khối hơi của Y đối với H2 là 8,2. Vậy công thức phân tử và số mol của A, B lần lượt là

A. C3H8 (0,2 mol); C4H10 (0,3 mol).

B. C2H6 (0,3 mol); C3H(0,2 mol).

C. C2H(0,1 mol); C3H8 (0,4 mol). 

D. C2H6 (0,4 mol); C3H(0,1 mol).

Câu 12: Ankin B có chứa 90% C về khối lượng, mạch thẳng, có phản ứng với AgNO3/NH3. Vậy B là

A.  axetilen.        B. propin.           C. but-1-in.        D. but-2-in.

Câu 13: Để phân biệt benzen, toluen, stiren ta chỉ dùng 1 thuốc thử duy nhất là

A. Brom (dung dịch).                    B. Br2 khan (Fe).

C. KMnO4 (dung dịch).                 D. Cl2 (dung dịch)

Câu 14: Oxi hóa hoàn toàn 2,16 gam ankađien liên hợp X, thu được 3,584 lít CO2. Cho X tác dụng với HBr theo tỉ lệ mol 1:1 ở nhiệt độ -80oC thu được sản phẩm chính là

A. CH2=CH-CHBr-CH3.               B. CH3-CBr=CH-CH3.

C. CH2=CH-CH2-CH2Br.              D. CH3-CH=CH-CH2Br.

Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp 2 ankan X và Y kế tiếp nhau thu được 5,6 lít khí CO2 (các thể tích khí được đo ở đktc). Công thức phân tử của X và Y là:

A. C2Hvà C3H8                            B. C2H6 và C4H10

C. C2H6 và C3H6                            D. C4H10 và C3H8

Câu 16: Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là:

A. isohexan.                                   B. 3-metylpent-3-en.

C. 3-metylpent-2-en.                     D. 2-etylbut-2-en.

Câu 17: Cho benzen vào 1 lọ đựng Cl2 dư rồi đưa ra ánh sáng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5,82 kg chất sản phẩm. Tên của sản phẩm và khối lượng benzen tham gia phản ứng là:

A. clobenzen; 1,56 kg.                   B. hexacloxiclohexan; 1,65 kg.

C. hexacloran; 1,56 kg.                  D. hexaclobenzen; 6,15 kg.

Câu 18: Hợp chất C5H10 mạch hở có bao nhiêu đồng phân cấu tạo?

A. 4.                   B. 5.                   C. 6.                   D. 10.

Câu 19: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C6H6 mạch thẳng. Biết 1 mol X tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 tạo ra 292 gam kết tủa. Công thức cấu tạo của X có thể là:

A. CH≡C–C≡C–CH2–CH3.

C. CH≡C–CH2–CH=C=CH2.

B. CH≡C–CH2–C≡C–CH3.

D. CH≡C–CH2–CH2–C≡CH.

Câu 20: Hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học?

A. 2-metylbut-2-en.

B. 2-clo-but-1-en. 

 C. 2,3- điclobut-2-en.

D. 2,3- đimetylpent-2-en.

Câu 21: Đốt cháy 2 gam hiđrocacbon A (khí trong điều kiện thường) được CO2 và 2 gam H2O. Mặt khác 2,7 gam A tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư được m gam kết tủa. Giá trị m là

A. 8,05 gam        B. 7,35 gam        C. 16,1 gam        D. 24 gam.

Câu 22: Hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng liên tiếp có thể tích 4,48 lít (ở đktc). Nếu cho hỗn hợp X đi qua bình đựng nước brom dư, khối lượng bình tăng lên 9,8 gam. % thể tích của một trong 2 anken là

A. 50%.              B. 40%.              C. 70%.              D. 80%.

Câu 23: Isopren tham gia phản ứng với dung dịch Br2 theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra tối đa bao nhiêu sản phẩm?

A. 2                    B. 3.                   C. 1.                   D. 4.

Câu 24: Đốt cháy hết 9,18 gam 2 đồng đẳng của benzen A, B thu được 8,1 gam H2O và V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là

A. 15,654.          B. 15,465.          C. 15,546.          D. 15,456.

Câu 25: Chất nào sau đây làm mất màu nước brom?

A.  Propan          B. Metan            C. Etilen             D. Cacbon đioxit

Câu 26: Chất nào sau đây không điều chế trực tiếp được axetilen?

A. Ag2C2.           B. CH4.               C. Al4C3.            D. CaC2

Câu 27: Hiđrocacbon nào sau đây thuộc dãy đồng đẳng anken?

A. C2H4.             B. C2H2.             C. C2H6.             D. C3H8.

Câu 28: Cho hợp chất sau: CH3­­­-C≡C-CH(CH3)-CH3. Tên gọi của hợp chất theo danh pháp IUPAC là

A. 2-metylpent-3-in.

B. 2-metylpent-3-in.                      

C. 4-metylpent-2-in.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 29:Số đồng phân hiđrocacbon thơm ứng với công thức C8H10 là

A. 4                    B. 2                    C. 3                    D. 5

Câu 30: Khi cho propen tác dụng với dung dịch HBr, theo quy tắc Mac-cop-nhi-cop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính?

A. CH3 – CHBr – CH2Br               B. CH3 – CHBr– CH3

C. CH2Br – CH2 – CH2Br              D. CH3 – CH2 – CH2Br

Nguồn: /