Danh sách bài viết

Đề thi Học kì 1, Môn: Hóa Học 12, (Đề 4)

Cập nhật: 14/12/2022

Đề thi Học kì 1

Môn: Hóa Học 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 4)

Câu 1: Polipeptit (HN-CH2-CO)n là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng

A. alanin.

B. axit - amino propionic.

C. axit glutamic.

D. glyxin.

Câu 2: Một α- amino axit X trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 26,70 gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 37,65 gam muối. Công thức của X là

A. CH3-CH(NH2)-COOH.     B. H2N-CH2-COOH.

C. H2N-CH2-CH2-COOH.     D. CH3-CH2-CH(NH2)-COOH.

Câu 3: Kim loại Fe không phản ứng với dung dịch nào sau đây?

A. AgNO3.     B. CuSO4.

C. HCl.     D. NaNO3.

Câu 4: Cho các chất có công thức cấu tạo sau: (1) CH3OOC-COOC2H5; (2) CH3CH2COOCH3; (3) HCOOC2H5; (4) CH3COOH; (5) CH3OCOC2H5; (6) OHCH2CH2COOH.

Những chất thuộc loại este là

A. (2), (3), (5), (6).     B. (2), (3), (4), (5).

C. (1), (2), (3), (5).     D. (1), (2), (3), (6).

Câu 5: Hỗn hợp E gồm ba peptit mạch hở: đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1 : 1. Cho một lượng E phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 24,25 gam muối của glyxin, 22,20 gam muối của alanin và 13,90 gam muối của valin. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được tổng khối lượng của CO2 và H2O là 39,14 gam. Giá trị của m là

A. 22,64.     B. 25,08.

C. 20,17.     D. 16,78.

Câu 6: Cho các chất sau: fructozơ, glucozơ, etyl axetat, Val-Gly-Ala. Số chất phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, tạo dung dịch màu xanh lam là

A. 4.     B. 1.

C. 2.     D. 3.

Câu 7: Cho các phát biểu sau:

(1) Các kim lọai Na, K, Ba đều phản ứng mạnh với nước.

(2) Kim loại Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp NaNO3 và H2SO4 (loãng).

(3) Dùng khí CO (dư) khử CuO nung nóng, thu được kim loại Cu.

(4) Dung dịch Fe2(SO4)3 dư có thể tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag và Cu.

(5) Kim loại cứng nhất là Cr.

Số phát biểu đúng là

A. 2.     B. 3.

C. 4.     D. 5.

Câu 8: Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch NaOH ?

A. Al.     B. Cu.

C. Fe.     D. Ag.

Câu 9: Fructozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong mật ong, có vị ngọt sắc. Công thức phân tử của fructozơ là

A. C12H22O11.     B. C2H4O2.

C. (C8H10O5)n.     D. C6H12O6.

Câu 10: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho Al vào dung dịch HNO3 loãng, nguội.

(b) Cho Na vào dung dịch CuSO4.

(c) Cho Ag vào dung dịch H2SO4 loãng (không có oxi không khí).

(d) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là

A. 1.     B. 2.

C. 3.     D. 4.

Câu 11: Cho các phát biểu sau:

(1) Phản ứng thủy phân este trong môi trường bazơ là phản ứng thuận nghịch.

(2) Xà phòng hóa chất béo luôn thu được glyxerol và xà phòng.

(3) Benzyl axetat là este có mùi chuối chín.

(4) Tơ nilon - 6,6; tơ visco và tơ axetat thuộc loại tơ bán tổng hợp.

(5) Saccarozơ được cấu tạo từ hai gốc α- glucozơ và β- fructozơ.

(6) Tinh bột và xenlulozơ là hai đồng phân cấu tạo của nhau.

Số phát biểu sai là

A. 3.     B. 4.

C. 5.     D. 2.

Câu 12: Este A được điều chế từ ancol metylic có tỉ khối so với O2 bằng 2,3125. Công thức cấu tạo của A là

A. CH3COOCH3.     B. C2H5COOCH3.

C. C2H3COOCH3.     D. HCOOCH3.

Câu 13: Cho các phát biểu sau:

(1) Anilin có tính bazơ, tính bazơ yếu hơn amoniac.

(2) Ở điều kiện thường metylamin, đimetylamin là những chất khí có mùi khai.

(3) Trimetyl amin là amin bậc ba.

(4) Dung dịch của các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím.

(5) Glucozơ bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng.

(6) Tinh bột thuộc loại polisaccarit.

(7) Liên kết peptit là liên kết –CO-NH- giữa hai đơn vị - amino axit.

(8) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

Số phát biểu đúng là

A. 7.     B. 6.

C. 4.     D. 5.

Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và saccarozơ cần 2,52 lít O2 (đo ở đktc), thu được 1,8 gam nước. Giá trị của m là

A. 6,2.     B. 3,15.

C. 3,6.     D. 5,25.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Poli acrilonitrin được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

B. Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol.

C. Saccarozơ làm mất màu nước brom.

D. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

Câu 16: Cho các phát biểu sau:

(1) Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.

(2) Trong các hợp chất, các kim loại đều chỉ có một mức oxi hóa duy nhất.

(3) Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều ở trạng thái rắn.

(4) Tính chất vật lí chung của kim loại là do các electron tự do gây ra.

(5) Các kim loại Na, K và Al đều có thể tan tốt trong dung dịch KOH ở điều kiện thường.

(6) Kim loại Cu khử được Fe2+ trong dung dịch.

(7) Để hợp kim Fe-Ni ngoài không khí ẩm thì kim loại Ni bị ăn mòn điện hóa học.

Số phát biểu sai là

A. 4.     B. 6.

C. 5.     D. 3.

Câu 17: Sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh được gọi chung là

A. Sự ăn mòn điện hóa.

B. Sự khử kim loại.

C. Sự ăn mòn kim loại.

D. Sự ăn mòn hóa học.

Câu 18: Phản ứng nào sau đây dùng để chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn ?

A. Hiđro hóa.    B. Oxi hóa.

C. Polime hóa.    D. Brom hóa.

Câu 19: Cho từ từ đến dư kim loại Na vào dung dịch có chứa muối FeCl2. Số phản ứng xảy ra là

A. 3.     B. 2.

C. 5.     D. 6.

Câu 20: Cho các nhận định sau:

(1) Ở điều kiện thường, các amino axit là chất rắn kết tinh, tương đối dễ tan trong nước.

(2) Tất cả các dung dịch protein đều có phản ứng màu biure.

(3) Tinh bột bị thủy phân khi có xúc tác axit vô cơ loãng hoặc các enzim.

(4) Các amino axit đều có tính chất lưỡng tính.

(5) Anilin tác dụng với nước Br2 tạo kết tủa trắng.

(6) Tripanmitin và tristearin đều là những chất béo rắn.

(7) Amilozơ thuộc loại polisaccarit.

Số nhận định đúng là

A. 4.     B. 5.

C. 7.     D. 6.

Câu 21: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là

A. 2.     B. 4.

C. 1.     D. 3.

Câu 22: Este X có công thức cấu tạo CH2-C(CH3)COOCH3. Tên gọi của X là

A. Metyl metacrylat.     B. Metyl acrylic.

C. Metyl acrylat.     D. Metyl metacrylic.

Câu 23: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất ?

A. Li.     B. Na.

C. K.     D. Hg.

Câu 24: Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo bằng dung dịch NaOH đun nóng, thu được 9,2 gam glixerol và 91,80 gam muối. Giá trị của m là

A. 101.     B. 89.

C. 85.     D. 93.

Câu 25: Hòa tan hoàn toàn 7,68 gam Cu bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Giá trị của V là

A. 0,896.     B. 2,688.

C. 5,376.     D. 1,792.

Câu 26: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp gồm 2 este etyl axetat và metyl propionat bằng lượng vừa đủ V ml dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị của V là

A. 200.     B. 500.

C. 400.     D. 600.

Câu 27: Thủy phân este X trong môi trường axit, thu được C2H5COOH và CH3OH. Công thức cấu tạo của X là

A. HCOOC2H5.     B. C2H5COOCH3.

C. C2H5OCOCH3.     D. CH3COOC2H5.

Câu 28: Cho a gam hỗn hợp X gồm Mg và Al vào dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít khí. Mặt khác, ở cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 6,72 lít khí. Thể tích các khí đo ở đktc. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 7,8.     B. 6,45.

C. 10,2.     D. 14,55.

Câu 29: Cho các phát biểu sau:

(1) Để phân biệt Gly-Gly-Ala với anbumin có thể dùng Cu(OH)2.

(2) Tính bazơ của anilin thể hiện qua phản ứng của anilin với nước brom.

(3) Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit.

(4) Các este đều không tham gia phản ứng tráng bạc.

(5) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.

(6) Glucozơ có vị ngọt hơn fructozơ.

(7) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết α - 1,4 – glicozit.

(8) Axit glutamic là hợp chất lưỡng tính.

Số phát biểu sai là

A. 4.     B. 6.

C. 7.     D. 5.

Câu 30: Hòa tan 2,4 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại Mg và Fe bằng lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng. Sau phản ứng thu được 1,344 lít H2 (đo ở đktc). Khối lượng muối khan thu được là

A. 5,76 gam.     B. 9,12 gam.

C. 8,16 gam.     D. 7,2 gam.

Đáp án & Thang điểm

Câu 1: Đáp án D

- HN – CH2 – CO - : mắt xích gly.

Câu 2: Đáp án A

Đặt X: H2N – R – COOH

H2N – R – COOH + HCl → ClH3N – R – COOH

Bảo toàn khối lượng có: nHCl = 37,65 – 26,7 = 10,95 gam

→ nX = nHCl = 10,95 : 36,5 = 0,3 mol.

→ MX = 26,7 : 0,3 = 89. Vậy X là Alanin: CH3-CH(NH2)-COOH.

Câu 3: Đáp án D

Fe + NaNO3 → không phản ứng.

Câu 4: Đáp án C

Khi thay nhóm – OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm – OR thì được este.

Những chất thuộc este là : (1) CH3OOC-COOC2H5; (2) CH3CH2COOCH3; (3) HCOOC2H5; (5) CH3OCOC2H5.

Câu 5: Đáp án D

Giả sử số mol của X, Y, Z lần lượt là 2x, x, x (mol)

nNaOH = nGly-Na + nAla-Na + nVal-Na = 0,25 + 0,2 + 0,1 = 0,55 mol

Lại có: nNaOH = 2nX + 3nY + 4nZ → 0,55 = 2.2x + 3x + 4x → x = 0,05 mol.

→ nE = 4x = 0,2 mol

Quy đổi hỗn hợp E thành: C2H3ON (a mol); CH2 (b mol) và H2O (c mol)

nNaOH = 0,55 mol → a = 0,55 mol.

npeptit (E) = c = 0,2 mol.

Bảo toàn C có: 2a + b = 2.nGly + 3.nAla + 5.nVal → 2.0,55 + b = 2.0,25 + 3.0,2 + 0,1.5 → b = 0,5 mol.

→ mE = 57.0,55 + 14.0,5 + 0,2.18 = 41,95 gam.

Tỉ lệ:

Đốt cháy: 41,95 gam E → mCO2 + mH2O = 97,85 gam

Đốt cháy: m gam E → mCO2 + mH2O = 39,14 gam

Đề thi Hóa học lớp 12 Học kì 1 có đáp án (Đề 4)

Câu 6: Đáp án C

Fructozơ, glucozơ phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, tạo dung dịch màu xanh lam.

Câu 7: Đáp án D

1 – đúng. Các kim loại Na, K, Ba đều phản ứng mạnh với nước.

2 – đúng. 3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O.

3 – đúng. CO + CuO -to→ Cu + CO2.

4 – đúng. Vì Cu phản ứng với Fe2(SO4)3 thu được dung dịch, còn Ag không phản ứng nên tách được Ag ra khỏi hỗn hợp.

5 – đúng. Nếu quy ước độ cứng của kim cương là 10 thì độ cứng của crom là 9.

Câu 8: Đáp án A

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

Câu 9: Đáp án D

Fructozơ là C6H12O6.

Câu 10: Đáp án B

a – Al thụ động hóa trong HNO3 loãng, nguội.

b – 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2; CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + Na2SO4.

c - Ag đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học nên không phản ứng với H2SO4 loãng.

d – Fe + 2Fe2(SO4)3 → 3FeSO4.

Câu 11: Đáp án A

1 – sai. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng 1 chiều.

2 – đúng.

3 – sai. Isoamyl axetat có mùi chuối chín.

4 – sai vì tơ nilon – 6,6 là tơ tổng hợp.

5 – đúng.

Câu 12: Đáp án A

MA = 32.2,3125 = 74.

Vậy A là CH3COOCH3.

Câu 13: Đáp án B

4 – sai. Dung dịch của các amino axit có thể làm đổi màu quỳ tím hoặc không.

8 – sai. Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp etilen.

Câu 14: Đáp án B

Do hỗn hợp gồm cacbonhiđrat nên quy hỗn hợp về dạng : Cm(H2O)n.

Cm(H2O)n + mO2 (0,1125) → mCO2 + nH2O (0,1 mol)

Bảo toàn khối lượng có : m = 0,1.18 + 0,1125.44 – 0,1125.32 = 3,15 gam.

Câu 15: Đáp án D

Câu 16: Đáp án A

2 – sai. Ví dụ Fe, trong hợp chất có thể có số oxi hóa +2 hoặc +3.

3 – sai. Hg ở trạng thái lỏng ở điều kiện thường.

6 – sai. Cu không khử được Fe2+.

7 – sai. Ni không bị ăn mòn.

Câu 17: Đáp án C

Sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh được gọi chung là sự ăn mòn kim loại.

Câu 18: Đáp án A

Phản ứng hiđro hóa dùng để chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn.

Câu 19: Đáp án A

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3.

Câu 20: Đáp án C

Câu 21: Đáp án C

Chỉ glucozơ tham gia phản ứng tráng gương.

Câu 22: Đáp án A

CH2-C(CH3)COOCH3 : Metyl metacrylat.

Câu 23: Đáp án D

Hg là kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất (-390C).

Câu 24: Đáp án B

Sơ đồ: Chất béo + 3NaOH (0,3) → muối (0,1 mol) + C3H5(OH)3

Bảo toàn khối lượng có : m + 0,3.40 = 9,2 + 91,8 → m = 89 gam.

Câu 25: Đáp án D

Bảo toàn electron có: 2.nCu = 3.nNO → nNO = 0,08 mol

→ VNO = 0,08.22,4 = 1,792 lít.

Câu 26: Đáp án C

Etyl axetat: CH3COOC2H5, metyl propionat: CH3CH2COOCH3

→ Etyl axetat và metyl propionat có cùng công thức phân tử là C4H8O2

→ neste = 17,6 : 88 = 0,2 mol

Gọi công thức chung của hỗn hợp este là RCOOR’

RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH

→ nNaOH = neste = 0,2 mol → 0,5.V.10-3 = 0,2 → V = 400ml.

Câu 27: Đáp án B

X là C2H5COOCH3.

C2H5COOCH3 + H2O ⇆ C2H5COOH + CH3OH.

Câu 28: Đáp án A

Gọi số mol Mg và Al lần lượt là x và y mol.

X phản ứng với HCl :

Đề thi Hóa học lớp 12 Học kì 1 có đáp án (Đề 4)

→ x + 1,5y = 0,4.

X tác dụng với NaOH chỉ có Al phản ứng :

Đề thi Hóa học lớp 12 Học kì 1 có đáp án (Đề 4)

Giải hệ phương trình được x = 0,1 và y = 0,2.

a = 0,1.24 + 0,2.27 = 7,8 gam.

Câu 29: Đáp án B

1 – sai do cả Gly-Gly-Ala với anbumin đều có phản ứng màu biure.

2 – sai phản ứng thế ở nhân thơm của anilin thể hiện qua phản ứng của anilin với nước brom.

3 – sai trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 3 liên kết peptit.

4 – sai ví dụ HCOOCH3 có thể tham gia phản ứng tráng bạc.

5 – đúng.

6 – sai do glucozơ ít ngọt hơn fructozơ.

7 – sai ngoài liên kết α- 1,4 – glicozit còn có liên kết α- 1,6 – glicozit tại vị trí phân nhánh.

8 – đúng.

Câu 30: Đáp án C

naxit = nkhí = 0,06 mol

Bảo toàn khối lượng: mKL + maxit = mmuối + mkhí → mmuối = 2,4 + 0,06.98 – 0,06.2 = 8,16 gam.

Nguồn: /