Danh sách bài viết

Đề thi Học kì 1, Môn: Hóa Học 12, (Đề 13)

Cập nhật: 14/12/2022

Đề thi Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Hóa học lớp 12

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 13)

(Cho C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5, 

F = 19, Si = 27, N = 14, S = 32)

Câu 1: Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và

A. este đơn chức.              B. phenol.                C. glixerol.               D. ancol đơn chức.

Câu 2: Glucozơ lên men thành ancol etylic, toàn bộ khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư tách ra 40 gam kết tủa, biết hiệu suất lên men đạt 75%. Khối lượng glucozơ cần dùng là

A. 48 g.                            B. 40 g.                    C. 24 g.                    D. 50 g.

Câu 3: Để chứng minh glucozơ có nhóm chức anđêhit, có thể dùng một trong ba phản ứng hóa học. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không chứng minh được nhóm chức anđehit của glucozơ?

A. Khử glucozơ bằng H2/Ni, t0.                          

B. Oxi hoá glucozơ bằng AgNO3/NH3.

C. Lên men glucozơ bằng xúc tác enzim.    

D. Oxi hoà glucozơ bằng Cu(OH)2 đun nóng.

Câu 4: Chọn câu đúng: "Glucozơ và fructozơ...

  A. đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2"

  B. là hai dạng thù hình của cùng một chất"

  C. đều có nhóm chức CHO trong phân tử"

  D. đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở"

Câu 5: Nhận định sai 

A. Phân biệt glucozơ và saccarozơ bằng phản ứng tráng gương.

B. Phân biệt mantozơ và saccarozơ bằng phản ứng tráng gương.

C. Phân biệt saccarozơ và glixerol bằng Cu(OH)2.

D. Phân biệt tinh bột và xenlulozơ bằng I2.

Câu 6: Monome dùng để điều chế thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) là

A. C6H5CH=CH2.              B. CH2=C(CH3)COOCH3.     

C. CH3COOCH=CH2.       D. CH2 =CHCOOCH3.

Câu 7: Khi cho etylamin vào dung dịch FeCl3, hiện tượng nào xảy ra?

A. kết tủa màu đỏ nâu.       B. khí mùi khai bay ra. 

C. khói trắng bay ra.           D. tạo kết tủa trắng.

Câu 8: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là

A. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2.               B. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.

C. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh.                     D. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2.

Câu 9: Cấu tạo của monome tham gia được phản ứng trùng ngưng là

A. Có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng tham gia phản ứng.

B. Trong phân tử phải có liên kết pi hoặc vòng không bền.

C. Thỏa điều kiện về nhiệt độ, áp suất, xúc tác thích hợp.

D. Các nhóm chức trong phân tử đều có chứa liên kết đôi.

Câu 10: Cho các chất sau: etyl axetat, tripanmitin, saccarozơ, etylamin, Gly-Ala. Số chất tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là

  A. 2.                           B. 3.                         C. 4.                         D. 5.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Dung dịch axit glutamic làm quỳ tím chuyển màu hồng.

B. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức.

C. Dung dịch glyxin không làm đổi màu phenolphtalein.

D. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa màu vàng.

Câu 12: Hợp chất NH2-CH2-COOH có tên gọi là:

  A. Valin.                   B. Lysin.                  C. Alanin                 D. Glyxin

Câu 13: Công thức phân tử của đimeylamin là

  A. C2H8N2.                B. C2H7N.                C. C4H11N.              D. CH6N2.

Câu 14: Ba ống nghiệm không nhãn, chứa riêng ba dung dịch: glucozơ, hồ tinh bột, glixerol. Để phân biệt 3 dung dịch, người ta dùng thuốc thử

A. Phản ứng với Na.                                          

B. Dung dịch axit.

C. Dung dịch iot.                                               

D. Dung dịch iot và dung dịch AgNO3/NH3,to.

Câu 15: Thủy phân không hoàn toàn tetra peptit X ngoài các α - amino axit còn thu được các đi peptit: Gly-Ala; Phe-Val; Ala-Phe. Cấu tạo đúng của X là

A. Ala-Val-Phe-Gly.                                          B. Val-Phe-Gly-Ala. 

C. Gly-Ala-Phe -Val.                                         D. Gly-Ala-Val-Phe. 

Câu 16: Khi trùng ngưng 13,1g axit α-aminocaproic với hiệu suất 80%, ngoài aminoaxit còn dư ta còn thu được m gam polime và 1,44 gam nước. m có giá trị là

A. 11,66g.                         B. 10,41g.                C. 9,04g.                  D. 9,328g.

Câu 17: Fe bị ăn mòn điện hoá khi tiếp xúc với kim loại M để ngoài không khí ẩm. Vậy M là

A. Cu.                               B. Al.                       C. Mg.                      D. Zn.

Câu 18: Ngâm 1 lá Zn trong 50 ml dung dịch AgNO3 0,2M. Giả sử kim loại tạo ra bám hết vào lá Zn. Sau khi phản ứng xảy ra xong lấy lá Zn ra sấy khô, đem cân, thấy:

A. Khối lượng lá kẽm tăng 0,215 gam.              B. Khối lượng lá kẽm tăng 0,755 gam.

C. Khối lượng lá kẽm giảm 0,755 gam.             D. Khối lượng lá kẽm tăng 0,43 gam.

Câu 19: Kim loại Zn có thể khử được ion nào sau đây?

A. K+.                                B. Mg2+.                   C. Cu2+.                    D. Na+.

Câu 20: Hợp chất nào sau đây là đi peptit?

A. H2N-CH2CH2CONH-CH2COOH.                 B. H2N-CH2CONH-CH(CH3)-COOH.

C. H2N-CH2CONH-CH2CONH-CH2COOH.     D. H2N-CH2CH2CONH-CH2CH2COOH.

Câu 21: Kim loại có các tính chất vật lý chung là

A. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim, tính đàn hồi.

B. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim.

C. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính khó nóng chảy, ánh kim.

D. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính cứng.

Câu 22: Phản ứng nào sau đây không xảy ra?

A. Al + Ag+ →                 B. Fe + Fe3+ →        C. Zn + Pb2+ →       D. Cu + Fe2+ →

Câu 23: Để trung hoà 3,1g một amin đơn chức cần 100ml dung dịch HCl 1M. Amin đó là

A. C3H9N.                         B. CH5N.                  C. C3H7N.                D. C2H7N.

Câu 24: Cho 2,52g một kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra 6,84g muối sunfat. Kim loại đó là

A. Mg.                               B. Al.                       C. Zn.                       D. Fe.

Câu 25: Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là

A. PE.                               B. amilopectin.         C. nhựa bakelit.        D. PVC.

Câu 26: Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Chất

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Dung dịch I2

Có màu xanh tím

Y

Dung dịch AgNO3 trong NH3

Tạo kết tủa Ag

Z

Nước brom

Tạo kết tủa trắng

Các chất X, Y, Z lần lượt là:

  A. Tinh bột, anilin, etyl fomat.                   B. Etyl fomat, tinh bột, anilin.

  C. Tinh bột, etyl fomat, anilin.                   D. Anilin, etyl fomat, tinh bột.

Câu 27: Cho các phát biểu sau:

(a) Sau khi mổ cá, có thể dùng giấm ăn để giảm mùi tanh.

(b) Dầu thực vật và dầu nhớt bôi trơn máy đều có thành phần chính là chất béo.

(c) Cao su sau khi được lưu hóa có tính đàn hồi và chịu nhiệt tốt hơn.

(d) Khi làm trứng muối (ngâm trứng trong dung dịch NaCl bão hòa) xảy ra hiện tượng đông tụ protein.

(e) Thành phần chính của bông nõn là xenlulozo.

(g) Để giảm đau nhức khi bị kiến đốt, có thể bôi vôi tôi vào vết đốt.

Số phát biểu đúng là:

A. 3.                              B. 5.                            C. 4.                            D. 2.

Câu 28: Cho 31,4 gam hỗn hợp gồm glyxin và alanin phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 40,6.                      B. 40,2.                    C. 42,5.                    D. 48,6.

Câu 29: Cho 2,24 lít khí CO (đktc) phản ứng vừa đủ với 10 gam hỗn hợp X gồm CuO và MgO phần trăm khối lượng của MgO trong X là

A. 20%.                     B. 40%.                    C. 60%.                   D. 80%.

Câu 30: Este Z đơn chức, mạch hở, được tạo thành từ axit X và ancol Y. Đốt cháy hoàn toàn 2,15 gam Z, thu được 0,1 mol CO2 và 0,075 mol H2O. Mặt khác, cho 2,15 gam Z tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được 2,75 gam muối. Công thức của X và Y lần lượt là

A. CH3COOH và C3H5OH.                        B. C2H3COOH và CH3OH.

C. HCOOH và C3H5OH.                            D. HCOOH và C3H7OH.

Nguồn: /