Cập nhật: 14/12/2022
Đề thi Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Hóa học lớp 12
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 16)
(Cho C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5,
F = 19, Si = 27, N = 14, S = 32)
Câu 1: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng
A. hoà tan Cu(OH)2. B. trùng ngưng.
C. tráng gương. D. thủy phân.
Câu 2: Fructozơ và saccarozơ đều có:
A. phản ứng tráng bạc.
B. 5 nhóm hiđroxyl trong phân tử.
C. phản ứng khử brom trong dung dịch nước.
D. phản ứng hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
Câu 3: Cho sơ đồ sau: Tinh bột → glucozơ → ancol etylic → axit axetic.
Để điều chế 300 gam dung dịch CH3COOH 25% thì phải cần bao nhiêu gam gạo (chứa 80% tinh bột).
Biết hiệu suất của mỗi phản ứng đạt 75%.
A. 240g. B. 150g. C. 135g. D. 300g
Câu 4: Ứng với công thức C5H13N có số đồng phân amin bậc 3 là:
A. 6. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 5: Ancol và amin nào sau đây cùng bậc?
A. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2. B. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2.
C. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3. D. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH.
Câu 6: Phát biểu không đúng là:
A. Trong dung dịch, H2N-CH2-COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+-CH2-COO-
B. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.
C. Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.
D. Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin (hay glixin).
Câu 7: Phản ứng trùng ngưng là phản ứng:
A. Kết hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử rất lớn (polime).
B. Cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn và tách loại H2O.
C. Kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn(polime) và tách loại phân tử nhỏ khác ( như H2O..)
D. Cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau thành nhiều phân tử lớn (polime).
Câu 8: Cho các polime sau: tơ nilon-6,6; poli(vinyl clorua); thủy tinh plexiglas; teflon; nhựa novolac; tơ visco, tơ nitron, cao su buna. Trong đó, số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
A. 5 B. 4 C. 6 D. 7
Câu 9: Khi đốt cháy một trong các chất là đồng đẳng của metylamin thì tỉ lệ thể tích a = biến đổi như thế nào?A. 0,4 < a < 1. B. 0,8 < a < 2,5. C. 0,4 < a < 1. D. 0,75 < a < 1.
Câu 10: Cho 15g hỗn hợp anilin, metyl amin, đimetylamin , đietylmetylamin tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng muối thu được là :
A. 16,825 g B. 20,18g C. 21,123g D. 15,925g
Câu 11: Cho 0,01 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,10M. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 10 gam dung dịch NaOH 8% thu được 2,80 gam muối khan.Công thức của X là
A. H2NC3H6COOH B. (H2N)2C3H5COOH
C. H2NC3H5(COOH)2 D. (H2N)2C2H3COOH
Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 24,9 gam hỗn hợp X gồm Zn và Sn bằng dung dịch HCl (dư) thu được 6,72 lít khí H2 ở (đktc). Thể tích O2 ( đktc) cần để phản ứng hoàn toàn với hỗn hợp X trên là
A. 4,48 lít B. 3,92 lít C. 2,08 lít. D. 3,36 lít
Câu 13: Có 5 dung dịch riêng biệt là: CuCl2, FeCl3, AgNO3, HCl và HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là:
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 14: X là một α-amino axit chứa một nhóm chức axit. Cho X tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 1M thu đuợc dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong Y cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 22,8 gam hỗn hợp muối. Tên gọi của X là
A. axit 2-aminobutanoic B. axit 3- aminopropanoic
C. axit 2-amino- 2-metylpropanoic D. axit 2- aminopropanoic
Câu 15: Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là :
A. FeO, CuO, Cr2O3 C. FeO, MgO, CuO
B. PbO, K2O, SnO D. Fe3O4, SnO, BaO
Câu 16: Cấu hình electron ion của X2+ 1s22s22p63s23p63d6. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. X là kim loại thuộc ô số 24, chu kỳ 3, nhóm VIA
B. X là kim loại thuộc ô số 24, chu kỳ 3, nhóm VIB
C. X là kim loại thuộc ô số 26, chu kỳ 4, nhóm IIA
D. X là kim loại thuộc ô số 26, chu kỳ 4, nhóm VIIIB
Câu 17: Kim loại M có thể được điều chế bằng cách khử ion của nó trong oxit bới khí H2 ở nhiệt độ cao. Mặt khác, kim loại M khử được ion H+ trong dung dịch axit loãng thành H2. Kim loại M là:
A. Al B. Mg C. Fe D. Cu
Câu 18: Cho đinh Fe vào 200ml dung dịch CuSO4 sau phản ứng thấy khối lượng thanh sắt tăng thêm 1,6 gam. Tính nồng độ CuSO4 ban đầu?
A. 0.5M B. 1M C. 0.2M D. 0.4M
Câu 19: Cho m gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch Y, 10m/17 gam chất rắn không tan và 2,688 lít H2 (đktc). Để hoà tan hết m gam hỗn hợp X cần tối thiểu V lít dung dịch HNO3 1M (sản phẩm khử duy nhất là khí NO). Giá trị của V là:
A. 0,88. B. 0,80. C. 0,72. D. 0,48.
Câu 20: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.
(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
(f) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
(g) Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh .
Số phát biểu đúng là:
A. 6 B. 7 C. 4 D. 5
II – TỰ LUẬN: (3 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Viết phương trình phản ứng thể hiện chuỗi phản ứng sau:
(C6H10O5)n → C6H12O6 → C2H5OH → CH3COOH → CH3COOC2H5
Câu 2 (2 điểm): Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp hai este đơn chức no, mạch hở cần 3,976 lít oxi (đktc) thu được 6,38 gam CO2. Đun lượng este này với 50ml dd KOH 1M rồi cô cạn dd sau phản ứng thu được hỗn hợp hai ancol kế tiếp và 4,48 gam hỗn hợp chất rắn gồm 2 chất. Xác định công thức của hai este trong hỗn hợp ban đầu.
Nguồn: /
Tags : Đề thi Học kì 1 Hóa Học 12 Đề 16