Danh sách bài viết

Đề thi Học kì 1, Môn: Hóa Học lớp 11, (Đề 18)

Cập nhật: 14/12/2022

Đề thi Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Hóa học lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 18)

(Cho H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; K = 39; Cl = 35,5; Ca = 40; P= 31; S = 32; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137)

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Dẫn luồng khí CO qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3 (nóng) sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn là

A. Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO.                                  B. Al2O3, Cu, MgO, Fe.

C. Al, Fe, Cu, Mg.                                                D. Al2O3, Cu, Mg, Fe.

Câu 2: Cho 11,2 lít CO2 (đktc) lội chậm qua 200 ml dung dịch Ca(OH)2 2M. Sau phản ứng thu được số gam kết tủa là

A. 40 gam.                  B. 50 gam.                        C. 30 gam.                        D. 15 gam.

Câu 3: Cho các chất gồm CH3OH (X); CH3CH2OH (Y); HOC6HOH (Z); CH3CH2CH2OH (T). Các chất đồng đẳng là

A. X, Y, T.                  B. X, Z, T.                        C. X, Z.       D. Y, Z.

Câu 4: Hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất hóa học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm metylen (–CH2–) được gọi là hiện tượng

A. đồng phân.                                                      B. đồng vị.

C. đồng đẳng.                                                       D. đồng khối.

Câu 5: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trái đất nóng lên. Hiệu ứng nhà kính gây ra một số hậu quả nghiêm trọng như gây biến đổi khí hậu, làm mất cân bằng sinh thái, dịch bệnh, … Khí gây ra hiệu ứng nhà kính là:

A. CO.                        B. H2.                                C. CO2.                        D. N2.

Câu 6: Nhiệt phân hoàn toàn 9,4 gam muối nitrat của kim loại M thu được 4 gam chất rắn. Kim loại M là

A. Zn.                          B. Mg.                              C. Fe.                          D. Cu.

Câu 7: Chọn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố nhóm IVA

A. ns2np4                     B. ns2np2                           C. ns2np3                     D. ns2np5

Câu 8: Phương trình: + 2H+ ® H2S là phương trình ion rút gọn của phản ứng

A. 2HCl + K2S → 2KCl + H2S.

B. FeS + 2HCl→ FeCl2 + H2S.

C. BaS + H2SO4 → BaSO4 + H2S.

D. 2NaHSO4 + 2Na2S → 2Na2SO4 + H2S.

Câu 9: Trộn 100 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M với 400ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M) thu được dung dịch X. Giá tri pH của dung dịch X là:

A. 1                             B. 2                                   C. 6                             D. 7

Câu 10: Hiện tượng xảy ra khi cho giấy quỳ ẩm vào bình đựng khí amoniac là

A. giấy quỳ mất màu.

B. giấy quỳ không chuyển màu.

C. giấy quỳ chuyển sang màu đỏ.

D. giấy quỳ chuyển sang màu xanh

Câu 11: Để thu được muối trung hoà, phải lấy V(ml) dung dịch NaOH 1M trộn lẫn với 50 ml dung dịch H3PO4 1M. Giá trị V là

A. 200 ml.                   B. 150 ml.                         C. 300 ml                             D. 250 ml.

Câu 12: Trong câu ca dao: 

Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Nghe tiếng sấm giật phất cờ mà lên”

Cây lúa lớn nhanh nguyên nhân chính là do:

A. khi có sấm chớp thường kèm theo mưa cung cấp nước cho cây.

B. quá trình oxi biến thành ozon làm cho không khí trong sạch hơn.

C. quá trình chuyển hóa nitơ trong không khí thành nitơ trong đất để nuôi cây.

D. do trời mưa cung cấp nước cho cây lúa.

Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 3,0 gam một hợp chất hữu cơ X, người ta thu được 4,40 gam CO2 và 1,80 gam H2O. Công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ X là:

A. C2H4O.                   B. C2H5O.                         C. CH2O.                             D. CH2O2.

Câu 14: Trong các dãy chất sau đây, dãy có các chất là đồng phân

A. C2H5OH, CH3OCH3.                                        B. CH3OCH3, CH3CHO.

C. CH3CH2CH2OH, CH3CH2OH.                         D. C4H10­, C­6H6.

Câu 15: Để phòng bị nhiễm độc người ta sử dụng mặt nạ phòng độc chứa hóa chất

A. CuO và MnO2                                                  B. CuO và MgO

C. CuO và CaO                                                    D. than hoạt tính

Câu 16: Trong các loại phân bón: NH4Cl, (NH2)2CO, (NH4)2SO4, NH4NO3. Phân có hàm lượng đạm cao nhất là

A. NH4NO3                                                          B. NH4Cl

C. (NH4)2SO4                                                       D. (NH2)2CO

Câu 17: Một dung dịch X chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl- và y mol SO42- . Tổng khối lượng các muối tan trong dung dịch X là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là

A. 0,03 và 0,02.                                                   B. 0,05 và 0,01.

C. 0,02 và 0,05.                                                    D. 0,01 và 0,03.

Câu 18: Để khắc chữ lên thủy tinh người ta dựa vào phản ứng

A. SiO2 + Mg → 2MgO + Si

B. SiO2 + HF → SiF4 + 2H2O

C. SiO2 + 2MaOH → Na2SiO3 + CO2

D. SiO2 + Na2CO3 → Na2SiO3 + CO2

Câu 19: Trong thực tế,  người ta thường dùng chất nào sau đây để làm xốp bánh?

A. (NH4)2SO4.                                                      B. K2SO4.

C. NaCl.                                                               D. NH4HCO3.

Câu 20: Hai khoáng vật chính của photpho là:

A. đolomit và canxit.                                            B. photphorit và apatit.

C. apatit và đolomit.                                             D. apatit và cacnalit.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (2,5 điểm) Cho 25,5 gam hỗn hợp Mg và Al tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 loãng thu được 5,6 lít khí N2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X.

a) Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp?  

b) Tính thể tích dung dịch NaOH 5M tối thiểu cần thêm vào để thu được lượng kết tủa lớn nhất, nhỏ nhất? Tính khối lượng kết tủa?

Bài 2 (1,5 điểm): Từ tinh dầu chanh người ta tách được chất limonen thuộc loại hiđrocacbon có hàm lượng nguyên tố H là 11,765%. Hãy tìm công thức phân tử của limonen, biết tỉ khối hơi của limonen so với heli bằng 34.

Nguồn: /