Danh sách bài viết

Đề thi Học kì 1, Môn: Hóa Học lớp 11, Có ma trận, (Đề 1)

Cập nhật: 14/12/2022

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2022 - 2023

MÔN HÓA: 11

(Trắc nghiệm 30 câu ×Đề thi Học kì 1 Hóa học lớp 11 năm 2022 có ma trận (8 đề)điểm = 10,0 điểm)

Chủ đề

CẤP ĐỘ

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

1. Sự điện li

- Biết chất điện li mạnh, yếu.

- Biết được axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính.

- Biết được môi trường theo pH.

- Hiểu bản chất, điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li.

- Tính pH của dung dịch.

- Viết được phương trình ion thu gọn.

- Giải một số bài tập theo phương pháp bảo toàn điện tích.

Số câu: 10

Số điểm: Đề thi Học kì 1 Hóa học lớp 11 năm 2022 có ma trận (8 đề) 

Tỉ lệ%: 33,33%

Số câu: 5

Số điểm: Đề thi Học kì 1 Hóa học lớp 11 năm 2022 có ma trận (8 đề) 

Tỉ lệ: 16,67%

Số câu: 2

Số điểm: Đề thi Học kì 1 Hóa học lớp 11 năm 2022 có ma trận (8 đề) 

Tỉ lệ: 6,67%

Số câu: 3

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

2. Nitơ - photpho

- Biết tính chất hóa học, ứng dựng, điều chế nitơ.

- Biết tính chất hóa học của amoniac, muối amoni.

- Phương pháp điều chế N2, NH3, HNO3.

- Biết tính chất hóa học của P và H3PO4.

- Biết vai trò các loại phân bón và biết một số loại phân bón cơ bản.

- Hiểu được tính chất hóa học của axit HNO3, tính chất của các muối nitrat.

- Biết được cách tính độ dinh dưỡng của phân bón.

Giải bài tập bảo toàn electron khi cho kim loại tác dụng với HNO3.

- Giải bài tập khi cho dung dịch kiềm như NaOH, KOH tác dụng với H3PO4.

- Giải một số bài tập tìm kim loại hoặc xác định sản phẩm khử của nitơ.

- Giải bài tập về tổng hợp NH3.

Số câu: 10

Số điểm: Đề thi Học kì 1 Hóa học lớp 11 năm 2022 có ma trận (8 đề) 

Tỉ lệ%: 33,33%

Số câu: 4

Số điểm: Đề thi Học kì 1 Hóa học lớp 11 năm 2022 có ma trận (8 đề) 

Tỉ lệ: 13,33%

Số câu: 3

Số điểm: 1 

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 3

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

3. Cacbon và hợp chất của các bon

Biết được tính chất hóa học và ứng dụng của cacbon và một số hợp chất hay gặp.

 

- Giải bài tập về CO khử oxit kim loại.

- Giải bài tập về muối cacbanat

Số câu: 3

Số điểm: 1

Tỉ lệ%: 10%

Số câu: 2

Số điểm: Đề thi Học kì 1 Hóa học lớp 11 năm 2022 có ma trận (8 đề) 

Tỉ lê: 6,67%

 

Số câu: 1

Số điểm:Đề thi Học kì 1 Hóa học lớp 11 năm 2022 có ma trận (8 đề) 

Tỉ lê: 3,33%

4. Đại cương hóa học hữu cơ

- Biết một số đặc điểm của hợp chất hữu cơ.

- Biết cách phân loại hợp chất hữu cơ.

- Nắm được khái niệm công thức phân tử, công thức đơn giản nhất.

- Hiểu được đồng đẳng, đồng phân.

- Biết cách viết công thức cấu tạo.

- Giải bài tập xác định công thức phân tử theo % khối lượng và từ công thức đơn giản nhất.

- Vận dụng phương pháp bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng giải bài tập đốt cháy hợp chất hữu cơ.

Số câu: 7

Số điểm: Đề thi Học kì 1 Hóa học lớp 11 năm 2022 có ma trận (8 đề) 

Tỉ lệ%: 23,33%

Số câu: 3

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 2

Số điểm: Đề thi Học kì 1 Hóa học lớp 11 năm 2022 có ma trận (8 đề) 

Tỉ lệ: 6,67%

Số câu: 2

Số điểm: Đề thi Học kì 1 Hóa học lớp 11 năm 2022 có ma trận (8 đề) 

Tỉ lệ: 6,67%

Tổng số câu: 30

Tổng số điểm: 10

Tỉ lệ% = 100%

Số câu: 14

Số điểm: Đề thi Học kì 1 Hóa học lớp 11 năm 2022 có ma trận (8 đề) 

Tỉ lệ: 46,67%

Số câu: 7

Số điểm: Đề thi Học kì 1 Hóa học lớp 11 năm 2022 có ma trận (8 đề) 

Tỉ lệ: 23,33%

Số câu: 9

Số điểm: 3

Tỉ lệ: 30%

ĐỀ THEO MA TRẬN

 

Đề thi Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Hóa học lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

(Cho H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; K = 39; Cl = 35,5; Ca = 40; P= 31; S = 32; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137)

Câu 1: Chất nào sau đây là hiđroxit lưỡng tính?

A. Mg(OH)2.               B. Fe(OH)3.                       C. KOH.               D. Al(OH)3.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Khi nồng độ mol của ion H+ trong dung dịch tăng thì giá trị pH của dung dịch giảm.

B. Sự điện li là sự hoà tan một chất vào nước thành dung dịch.

C. Sự điện li là quá trình oxi hóa - khử.

D. Theo A-rê-ni-ut, axit là chất khi tan trong nước có khả năng phân li ra anion OH-.

Câu 3: Dãy chỉ gồm chất điện li mạnh là:

A. HNO3, H2SO4, KOH, K2SiO3.

B. H2SO4, NaOH, Ag3PO4, HF.

C. HBr, Na2S, Mg(OH)2, Na2CO3.

D. Ca(OH)2, KOH, CH3COOH, NaCl.

Câu 4: Tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazơ và muối là do:

A. chúng dễ hòa tan trong nước.

B. trong dung dịch chúng phân li ra các ion.

C. sự chuyển dịch của các phân tử hòa tan.

D. chúng ở trạng thái lỏng.

Câu 5: Dung dịch có pH = 7 là:

A. NH4Cl.                   B. CH3COONa.                   C. C6H5ONa.                   D. KClO3.

Câu 6: Dung dịch X gồm: 0,09 mol Cl-, 0,04 mol Na+, a mol Fe3+ và b mol SO42-. Khi cô cạn dung dịch X thu được 7,715 gam muối khan. Giá trị của a và b lần lượt là:

A. 0.05 và 0,05.                                                   B. 0,03 và 0,02.

C. 0,07 và 0,08.                                                    D. 0,018 và 0,027.

Câu 7: Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3

A. KBr                        B. K3PO4                          C. HCl                        D. H3PO4

Câu 8: pH của dung dịch Ba(OH)2 0,05M là:

A. 13                           B. 12                                 C. 1                          D. 11

Câu 9: Phản ứng hóa học nào sau đây có phương trình ion thu gọn là H+ + OH- → H2O?

A. HCl + NaOH → H2O + NaCl

B. NaOH + NaHCO3 → H2O + Na2CO3

C. H2SO4 + BaCl2 → 2HCl + BaSO4

D. H2SO4 + Ba(OH)2 → 2H2O + BaSO

Câu 10: Các tập hợp ion sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch?

A. Na+, Cu2+, OH-, NO3-.                                    B. Ca2+, Fe2+,  NO3-, Cl-.

C. Na+, Ca2+, HCO3-, OH-.                                   D. Fe2+, H+, OH-,  NO3-.

Câu 11: Có thể thu được nitơ từ phản ứng nào sau đây?

A. Đun nóng dung dịch bão hòa natri nitrit với amoni clorua.

B. Nhiệt phân muối bạc nitrat.

C. Cho bột Cu vào dung dịch HNO3 đặc nóng.

D. Cho muối amoni nitrat vào dung dịch kiềm.

Câu 12:Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng

A. C + O2 −to→ CO2.                                        B. C + 2CuO −to→ 2Cu + CO2

C. 3C + 4Al −to→ Al4C3.                                    D. C + H2O −to→ CO + H2.

Câu 13: Nhận xét nào sau đây không đúng về muối amoni?

A. Muối amoni bền với nhiệt.

B. Các muối amoni đều là chất điện li mạnh.

C. Tất cả các muối amoni đều tan trong nước.

D. Các muối amoni đều bị thủy phân trong nước.

Câu 14: Một loại phân supephotphat kép có chứa 69,62% muối canxi đihiđrophotphat, còn lại gồm các chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là:

A. 48,52%                   B. 39,76%                   C. 42,25%                   D. 45,75%

Câu 15: Khi nhiệt phân, nhóm các muối nitrat cho sản phẩm kim loại, khí NO2, O2 là

A. Cu(NO3)2, Pb(NO3)2.                                       B. Ca(NO3)2, Hg(NO3)2, AgNO3.

C. Zn(NO3)2, AgNO3, LiNO3.                               D. Hg(NO3)2, AgNO3.

Câu 16: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào HNO3không đóng vai trò chất oxi hóa?

A. ZnS + HNO(đặc nóng)                                   B. Fe2O3 + HNO(đặc nóng)

C. FeSO4 + HNO(loãng)                                     D. Cu + HNO(đặc nóng)

Câu 17: Cho 30,6 gam hỗn hợp Cu, Fe, Zn tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch chứa 92,6 gam muối khan (không chứa muối amoni). Nung hỗn hợp muối đến khối lượng không đổi, thu được m gam rắn. Giá trị của m là

A. 38,6.                       B. 46,6.                       C. 84,6.                       D. 76,6.

Câu 18: Dãy các chất đều phản ứng với NH3 trong điều kiện thích hợp là:

A. HCl, O2, Cl2, FeO.                                           B. H2SO4, Ba(OH)2, FeO, NaOH.

C. HCl, HNO3, AlCl3, CuO.                                 D. KOH, HNO3, CuO, CuCl2.

Câu 19: Điều chế NH3 từ hỗn hợp hồm N2 và H2 (tỉ lệ 1 : 3). Tỉ khối hỗn hợp trước so với hỗn hợp sau phản ứng là 0,9. Hiệu suất phản ứng là:

A. 25%.                       B. 40%                       C. 10%.                       D. 20%.

Câu 20: Hoà tan hoàn toàn 0,9 g kim loại X vào dung dịch HNO3 thu được 0,28 lít khí N2O (đktc). Vậy X có thể là

A. Cu                          B. Fe                          C. Zn                           D. Al

Câu 21: Cho photpho tác dụng với các chất sau: Ca, O2, Cl2, KClO3, HCl, HNO3 và H2SO4 đặc, nóng. Photpho tác dụng được với bao nhiêu chất trong số các chất trên?

A. 6.                            B. 5.                          C. 4.                            D. 3.

Câu 22: Trong bình kín chứa 0,5 mol CO và m gam Fe3O4. Đun nóng bình cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khí trong bình có tỉ khối so với khí CO ban đầu là 1,457. Giá trị của m là:

A. 17,4.                       B. 11,6.                     C. 22,8.                        D. 23,2.

Câu 23: Khi đốt cháy than đá, thu được hỗn hợp khí trong đó có khí X (không màu, không mùi, độc). X là khí nào sau đây?

A. CO2.                       B. CO.                      C. SO2.                         D. NO2.

Câu 24: Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau?

A. C2H5OH, CH3OCH3.                                        B. CH3OCH3, CH3CHO.

C. CH3CH2CH2OH, C2H5OH.                              D. C4H10, C6H6.

Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam chất hữu cơ X bằng oxi thì thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Biết rằng MX = 58. Công thức phân tử của X là

A. C4H10.                     B. C3H6O.                     C. C2H4O2.                       D. C2H2O2.

Câu 26: Khi phân tích một hợp chất hữu cơ (X) có thành phần như sau: %C = 52,17%; %H = 13,04% và %O = 34,78%. Biết công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử. Công thức phân tử của (X) là:

A. C2H6O.                   B. C3H8O.                     C. CH4O.                          D. C4H10O.

Câu 27: Số liên kết σ và số liên kết π trong CH= CH – CH– CH = CH2 lần lượt là:

A. 8 và 2.                    B. 10 và 2.                     C. 12 và 2                        D. 10 và 4.

Câu 28: Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ

A. nhất thiết phải có cacbon, th­ường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P.

B. gồm có C, H và các nguyên tố khác.

C. bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

D. th­ường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P.

Câu 29: Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là:

A. thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất.

B. thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.

C. thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.

D. thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng xác định

Câu 30: Chất nào dưới đây là dẫn xuất của hiđrocacbon ?

A. NaCl                       B. CH2Cl2                     C. CH3CH3.                     D. KBr.

 

Nguồn: /