Danh sách bài viết

Đề thi Học kì 1, Năm học 2022 - 2023, Bài thi môn: Hóa học lớp 12, Có ma trận, (Đề số 2)

Cập nhật: 14/12/2022

Tên Chủ đề 

(nội dung, chương…)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao 

Cộng

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

 

Chủ đề 1: Este - lipit

- Tính chất hóa học của este

   

- Bài toán hỗn hợp chất béo.

 

Số câu 

Số điểm  

Tỉ lệ %

1

1/3đ

3,33%

         

1

1/3đ

3,33%

 

2

2/3đ 

6,67%

Chủ đề 2: Cacbohiđrat

- Công thức cấu tạo, công thức phân tử, tính chất vật lí, hóa học của cacbohiđrat

- Phân biệt cacbohiđrat, 

- Tính toán liên quan đến cacbohiđrat (Tính khối lượng dung dịch HNO3 cần dùng)

   

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

3

10%

 

1

1/3đ

3,33%

 

1

1/3đ

3,33%

     

5

5/3đ

16,67%

Chủ đề 3: Amin, amino axit và protein

- Tên gọi, tính chất vật lí, tính chất hóa học của amin.

- Xác định đồng phân amin, sắp xếp theo chiều tăng dần tính bazơ

- Tính toán liên quan đến amino axit

- Bài toán liên quan đến amino axit.

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

2/3đ

6,67%

 

2

2/3đ

6,67%

 

2

2/3đ

6,67%

 

1

1/3đ

3,33%

 

7

7/3đ

23,3%

Chủ đề 5:

Polime và vật liệu polime

- Tên gọi, công thức, tính chất của polime và vật liệu polime

   

- Tính hệ số polime hóa.

- Bài toán sản xuất polime

     

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

3

10%

     

3

10%

     

6

2đ 

20%

Chủ đề 6:

Đại cương về kim loại

- Tính chất vật lí, tính chất hóa học của kim loại.

- Dãy điện hóa của kim loại 

- Tính toán liên qua đến kim loại

     

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

5

5/3đ

15,67%

 

3

10%

 

2

2/3đ

6,67%

     

10

10/3đ 

33,33%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

14

14/3đ 

66,67%

 

6

2đ 

20%

 

8

8/3đ 

26,67%

 

2

2/3đ 

6,67%

 

30 

10 đ

100%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đề thi Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Hóa học lớp 12

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

(Cho C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5, 

F = 19, Si = 27, N = 14, S = 32)

Câu 1: Công thức phân tử của este no, đơn chức, mạch hở là 

A. CnH2n-2O2 (n ≥3)                                        B. CnH2nO2 (n ≥ 2)      

C. CnH2n+2O2. (n ≥ 2)                                     D. CnH2n-4O2. (n ≥ 4)

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Glucozơ là đồng phân của fructozơ.

B. Hợp chất saccarozơ thuộc loại đisaccarit, phân tử này được cấu tạo bởi 2 gốc glucozơ.

C. Phân tử saccarozơ có nhiều nhóm hyđroxyl nhưng không có nhóm chức anđehit.

D. Xenlulozơ là hợp chất cao phân tử thiên nhiên, mạch không phân nhánh và do các mắt xích glucozơ tạo nên.

Câu 3: Đường saccarozơ hay còn gọi là đường mía thuộc là saccarit nào:

A. Monosaccarit.        B. Đisaccarit.              C. Polisaccarit.            D. Oligosaccarit.

Câu 4: Dãy sắp xếp theo chiều tăng dần độ ngọt của các cacbohiđrat là

A. glucozơ < tinh bột < fructozơ.         B. glucozơ < saccarozơ < xenlulozơ.

C. glucozơ < saccarozơ < fructozơ.    D. saccarozơ < glucozơ < fructozơ.

Câu 5: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 90%. Toàn bộ lượng khí sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 lấy dư thu được 50 gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 45 gam       B. 55 gam       C. 36,45 gam           D. 90 gam

Câu 6: Qua nghiên cứu phản ứng este hóa xenlulozơ, người ta thấy mỗi gốc xenlulozơ (C6H10O5) có bao nhiêu nhóm hiđroxyl?

  A. 5.                 B. 4.                     C. 3.                     D. 2.

Câu 7: Công thức tổng quát của amin mạch hở có dạng là

A. CnH2n+3N        B. CnH2n+2+kNk        C. CnH2n+2-2a+kNk        D. CnH2n+1N

Câu 8: Điều nào sau đây là sai?

A. Các amin đều có tính bazơ                         

B. Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3                                 

C. Anilin có tính bazơ rất yếu                        

D. Amin có tính bazơ do N có cặp eletron chưa tham gia liên kết

Câu 9: Hợp chất không làm đổi màu quỳ ẩm là:

A. CH3NH2                                 B. C6H5ONa               

C. H2NCH2CH(NH2)COOH        D. H2NCH2COOH

Câu 10: Những chất nào sau đây có tính chất lưỡng tính

A. NaHCO3                                B. H2N – CH2 – COOH    

C. CH3COONH4                         D. Cả A, B, C

Câu 11: Ứng với công thức C3H7O2N có bao nhiêu đồng phân amino axit?

 A. 2                 B. 3                 C. 3              D. 5

Câu 12: Poli vinyl axetat là polime được điều chế từ sản phẩm trùng hợp monome nào sau đây?

A. CH2=CH-COOCH3                     B. CH2=CH-COOH

C. CH2=CH-COOC2H5                    D. CH2=CH-OCOCH3

Câu 13: Trùng hợp hiđrocacbon nào sau đây tạo ra polime dùng để sản xuất cao su buna?

A. 2-metylbuta-1,3-đien.        B. Penta-1,3- đien.      

C. But-2-en.                           D. Buta-1,3- đien.

Câu 14: Cách phân loại nào sau đây đúng?

A. Tơ visco là: tơ tổng hợp

B. Tơ xenlulozơ axetat là: tơ hóa học

C. Tơ nilon-6 là: tơ nhân tạo

D. Các loại sợi vải, sợi len đều là: tơ thiên nhiên

Câu 15: Trong các polime sau đây: Bông (1); Tơ tằm (2); Len (3); Tơ visco (4); Tơ enang (5); Tơ axetat (6); Tơ nilon-6 (7) có mấy loại có nguồn gốc từ xenlulozơ?

 A. 1                            B. 2                             C. 3                            D. 4

Câu 16: Không nên ủi (là) quá nóng quần áo bằng nilon; len, tơ tằm, vì:

A. Len, tơ tằm, tơ nilon kém bền với nhiệt

B. Len, tơ tằm, tơ nilon có các nhóm trong phân tử kém bền với nhiệt

C. Len, tơ tằm, tơ nilon mềm mại

D. Len, tơ tằm, tơ nilon dễ cháy

Câu 17: Khi clo hoá PVC thu được một polime chứa 63,96% clo về khối lượng, trung bình một phân tử clo phản ứng với k mắt xích PVC. Giá trị của k là

A. 1.                   B. 2.                      C. 3.                           D. 4.

Câu 18: Kim loại nào sau đây thường được điều chế bằng cách điện phân muối clorua nóng chảy?

A. Zn                  B. Cu                     C. Fe                         D. Na

Câu 19: Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)3 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là

A. Fe3O4.           B. FeO.                  C. Fe.                         D. Fe2O3.

Câu 20: Nguyên tắc luyện thép từ gang là:

A. Dùng O2 oxi hoá các tạp chất Si, P, S, Mn,... trong gang để thu được thép.

B. Dùng chất khử CO khử oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao.

C. Dùng CaO hoặc CaCO3 để khử tạp chất Si, P, S, Mn,... trong gang để thu được thép.

D. Tăng thêm hàm lượng cacbon trong gang để thu được thép.

Câu 21: Cho hỗn hợp bột X gồm 3 kim loại: Fe, Cu, Ag. Để tách nhanh Ag ra khỏi X mà không làm thay đổi khối lượng có thể dùng hóa chất nào sau đây?

A. dung dịch FeO3 dư                                   B. dung dịch AgNO3 dư

C. dung dịch HCl đặc                                    D. dung dịch HNO3 dư

Câu 22: Sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của môi trường xung quanh, được gọi chung là 

A. sự ăn mòn kim loại.                                   B. sự ăn mòn hóa học.   

C. sự khử kim loại.                                        D. sự ăn mòn điện hóa.

Câu 23: Dãy các kim loại đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là:

A. Na, K, Ba               B. Na, Al, Fe              C. Mg, K, Be              D. Ca, Na, Zn

Câu 24: Cho 36 gam FeO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là

A. 1,00.                   B. 0,50.                    C. 0,75.                    D. 1,25.

Câu 25: Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 16 gam bột Fe2O3 nung nóng, thu được hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ X vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 10.                      B. 30.                       C. 15.                       D. 16.

Câu 26: Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp bột gồm MgO, CuO, Al2O3 và FeO, nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Số oxit kim loại trong Y là

A. 3.                        B. 1.                         C. 4.                         D. 2.

Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn amino axit X cần vừa đủ 30,0 gam khí oxi. Cho hỗn hợp sản phẩm cháy vào bình đựng dd NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng 48,75 gam và còn thoát ra 2,8 lít N2 (đktc). Vậy CTPT của X có thể là:

A. C4H9O2N            B. C2H5O2N            C. C3H7O2N            D. C3H9O2N

Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam hỗn hợp X gồm CxHyCOOH, CxHyCOOCH3, CH3OH thu được 2,688 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Mặt khác, cho 2,76 gam X phản ứng vừa đủ với 30 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0,96 gam CH3OH. Công thức của CxHyCOOH là

A. C2H5COOH.                                         B. CH3COOH.

C. C2H3COOH.                                         D. C3H5COOH.

Câu 29: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Sục khí CH3NH2 vào dung dịch CH3COOH.

(b) Đun nóng tinh bột trong dung dịch H2SO4 loãng.

(c) Sục khí H2 vào nồi kín chứa triolein (xúc tác Ni), đun nóng.

(d) Nhỏ vài giọt nước brom vào dung dịch anilin.

(e) Cho dung dịch HCl vào dung dịch axit glutamic.

(g) Cho dung dịch metyl fomat vào dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là

A. 5.                        B. 4.                         C. 6.                         D. 3.

Câu 30: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bẳng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Quỳ tím

Chuyển màu hồng

Y

Dung dịch I2

Có màu xanh tím

Z

Dung dịch AgNO3 trong NH3

Kết tủa Ag

T

Nước brom

Kết tủa trắng

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:

A. Axit glutamic, tinh bột, anilin, glucozơ. 

B. Axit glutamic, tinh bột, glucozơ, anilin.

C. Axit glutamic, glucozơ, tinh bột, anilin. 

D. Anilin, tinh bột, glucozơ, axit glutamic.

 

Nguồn: /