Danh sách bài viết

Đề thi Học kì 1, Năm học 2022 - 2023, Bài thi môn: Hóa học lớp 12, Có ma trận, (Đề số 4)

Cập nhật: 14/12/2022

Tên Chủ đề 

(nội dung, chương…)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao 

Cộng

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

 

Chủ đề 1: Este - lipit

- Tính chất hóa học của este

   

- Bài toán hỗn hợp chất béo.

 

Số câu 

Số điểm  

Tỉ lệ %

1

1/3đ

3,33%

         

1

1/3đ

3,33%

 

2

2/3đ 

6,67%

Chủ đề 2: Cacbohiđrat

- Công thức cấu tạo, công thức phân tử, tính chất vật lí, hóa học của cacbohiđrat

- Phân biệt cacbohiđrat, 

- Tính toán liên quan đến cacbohiđrat (Tính khối lượng dung dịch HNO3 cần dùng)

   

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

3

10%

 

1

1/3đ

3,33%

 

1

1/3đ

3,33%

     

5

5/3đ

16,67%

Chủ đề 3: Amin, amino axit và protein

- Tên gọi, tính chất vật lí, tính chất hóa học của amin.

- Xác định đồng phân amin, sắp xếp theo chiều tăng dần tính bazơ

- Tính toán liên quan đến amino axit

- Bài toán liên quan đến amino axit.

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

2/3đ

6,67%

 

2

2/3đ

6,67%

 

2

2/3đ

6,67%

 

1

1/3đ

3,33%

 

7

7/3đ

23,3%

Chủ đề 5:

Polime và vật liệu polime

- Tên gọi, công thức, tính chất của polime và vật liệu polime

   

- Tính hệ số polime hóa.

- Bài toán sản xuất polime

     

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

3

10%

     

3

10%

     

6

2đ 

20%

Chủ đề 6:

Đại cương về kim loại

- Tính chất vật lí, tính chất hóa học của kim loại.

- Dãy điện hóa của kim loại 

- Tính toán liên qua đến kim loại

     

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

5

5/3đ

15,67%

 

3

10%

 

2

2/3đ

6,67%

     

10

10/3đ 

33,33%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

14

14/3đ 

66,67%

 

6

2đ 

20%

 

8

8/3đ 

26,67%

 

2

2/3đ 

6,67%

 

30 

10 đ

100%

Đề thi Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Hóa học lớp 12

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

(Cho C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5, 

F = 19, Si = 27, N = 14, S = 32)

Câu 1: Hợp chất X có công thức cấu tạo là CH3COOCH2CH3. Tên gọi của X là

A. Etyl axetat.                                                B. Metyl propionat.    

C. Metyl axetat.                                             D. Etyl fomat.

Câu 2: Dữ kiện nào sau đây không đúng?

A. Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam chứng tỏ phân tử glucozơ có 5 nhóm -OH ở vị trí kề nhau.

B. Khử hoàn toàn glucozơ cho n-hexan, chứng tỏ glucozơ có 6 nguyên tử cacbon tạo thành một mạch dài không phân nhánh.

C. Trong phân tử glucozơ có nhóm -OH có thể phản ứng với nhóm -CHO cho các dạng cấu tạo vòng.

D. Glucozơ có phản ứng tráng bạc, do phân tử glucozơ có nhóm -CHO.

Câu 3: Dung dịch được dùng làm thuốc tăng lực trong y học là

A. saccarozơ.              B. glucozơ.                 C. fructozơ.                D. mantozơ.

Câu 4: Gạo tẻ và gạo nếp đều chứa tinh bột nhưng cơm nếp lại dẻo hơn cơm gạo tẻ vì

A. gạo nếp có thành phần amilozơ cao hơn.  

B. gạo nếp có thành phần amilopectin cao hơn.

C. gạo nếp không chứa thành phần amilozơ.                                     

D. gạo nếp không chứa thành phần amilopectin

Câu 5: Cặp chất nào sau đây khi phản ứng với H2 (xt Ni, to) đều tạo ra sobitol?

A. saccarozơ và glucozơ.                                B. saccarozơ và fructozơ.

C. saccarozơ và xenlulozơ.                             D. fructozơ và glucozơ.

Câu 6: Cho 1,8 gam fructozơ (C6H12O6) tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 3,24.                      B. 1,08.                    C. 2,16.                    D. 4,32.

Câu 7: Tên gọi amin nào sau đây không đúng?

A. CH3 – NH – CH3  đimetylamin                 

B. CH3 – CH2 – CH2NH2  n - propylamin      

C. CH3CH(CH3)NH2  isopropylamin             

D. C6H5NH2 alanin

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Khi thay H trong hiđrocacbon bằng nhóm NH2 ta thu được amin.  

B. Amino axit là hợp chất hữu cơ đa chức có 2 nhóm NH2 và COOH.

C. Khi thay H trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon ta thu được amin.            

D. Khi thay H trong phân tử H2O bằng gốc hiđrocacbon ta thu được ancol.

Câu 9: C7H9N có bao nhiêu đồng phân thơm?

A. 3                 B. 4                C. 5                  D. 6

Câu 10: Ứng với công thức (HCOO(CH2)2CH(NH2)COOH) là chất

A. chỉ có tính axit                                          B. chỉ có tính bazơ      

C. lưỡng tính                                                 D. trung tính

Câu 11: Ứng với công thức C3H7O2N có bao nhiêu đồng phân amino axit?

A. 2                    B. 3                             C. 3                            D. 5

Câu 12: Cho 30 gam hỗn hợp hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1,5M, thu được dung dịch chứa 47,52 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là

A. 160.                    B. 720.                     C. 329.                     D. 320.

Câu 13: Từ glyxin (Gly) và alanin (Ala) có thể tạo ra tối đa mấy loại đipeptit?

A. 1                            B. 2                             C. 3                            D. 4

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biurê                               

B. H2NCH2CH2CONHCH2COOH là một đipeptit                            

C. Muối phenylamoni clorua không tan trong nước                          

D. Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là chất khí có mùi khai

Câu 15: Bradikinin có tác dụng làm giảm huyết áp, đó là một nanopeptit có công thức là: 

Arg – Pro – Pro – Gly – Phe – Ser – Pro – Phe – Arg 

Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này có thể thu được bao nhiêu tripeptit mà thành phần có chứa phenyl alanin (phe)

A. 3                B. 4                             C. 5                            D. 6

Câu 16: Điều nào sau đây không đúng?

A. Chất dẻo là: những vật liệu polime bị biến dạng dưới tác dụng của nhiệt độ và áp suất mà vẫn giữ nguyên biến dạng đó khi thôi tác dụng 

B. Tơ visco, tơ axetat là: tơ tổng hợp

C. Nilon-6,6 và tơ capron là: poliamit

D. Tơ tằm, bông, lông thú là: polime thiên nhiên

Câu 17: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất ?

A. Na.                      B. Li.                        C. Hg.                      D. K.

Câu 18: Xét hai phản ứng sau:

(1) Cl2 + 2KI → I2 + 2KCl                                                                  

(2) 2KClO3 + I2 → 2KIO3 + Cl2

Kết luận nào sau đây đúng?

A. Cl2 trong (1), I2 trong (2) đều là chất oxi hóa.

B. (1) chứng tỏ Cl2 có tính oxi hóa > I2, (2) chứng tỏ I2 có tính oxi hóa > Cl2

C. Cl2 trong (1), I2 trong (2) đều là chất khử.

D. (1) chứng tỏ Cl2 có tính oxi hóa > I2, (2) chứng tỏ I2 có tính khử > Cl2.

Câu 19: Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất

A. Khử                B. Cho proton                  C. Bị khử               D. Nhận proton

Câu 20: Cho các dung dịch: Fe2(SO4)3 + AgNO3, FeCl2, CuCl2, HCl, CuCl2 + HCl, ZnCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh kim loại Fe, số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 4                            B. 3                             C. l                             D. 6

Câu 21: Đem ngâm miếng kim loại sắt vào dung dịch H2SO4 loãng. Nếu thêm vào đó vài giọt dung dịch CuSO4 thì sẽ có hiện tượng gì?

A. Lượng khí bay ra không đổi

B. Lượng khí bay ra nhiều hơn 

C. Lượng khí thoát ra ít hơn

D. Lượng khí sẽ ngừng thoát ra (do đồng bao quanh miếng sắt)

Câu 22: Fe(NO3)2 là sản phẩm của phản ứng

A. FeO + dung dịch HNO3.                  B. dung dịch FeSO4 + dung dịch Ba(NO3)2.

C. Ag + dung dịch Fe(NO3)3.                D. A hoặc B đều đúng.

Câu 23: Trong các ion sau: Ag+, Cu2+, Fe2+, Au3+. Ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất

A. Ag+                   B. Cu2+                  C. Fe2+                 D. Au3+

Câu 24: Cho 31,4 gam hỗn hợp gồm glyxin và alanin phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 40,6.                     B. 40,2.                    C. 42,5.                    D. 48,6.

Câu 25: Khử hoàn toàn 32 gam CuO bằng khí CO dư, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là.

A. 25,6.                     B. 19,2.                    C. 6,4.                      D. 12,8.

Câu 26: Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam một oxit kim loại cần vừa đủ 40ml dung dịch HCl 2M. Công thức của oxit là?

A. MgO.                   B. Fe2O3.                  C. CuO.                   D. Fe3O4.

Câu 27: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp K và Na vào nước, thu được dung dịch X và V lít khí H2 (đktc). Trung hòa X cần 200ml dung dịch H2SO4 0,1M. Giá trị của V là

A. 0,896.                 B. 0,448.                  C. 0,112.                  D. 0,224.

Câu 28: Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z và T. Kết quả được ghi ở bảng sau:

  Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

Y

 Quỳ tím

 Quỳ chuyển sang màu xanh

X, Z

 Dung dịch AgNO3trong NH3, đun nóng

 Tạo kết tủa Ag

T

 Dung dịch Br2

 Kết tủa trắng

Z

 Cu(OH)2

 Tạo dung dịch màu xanh lam

X, Y, Z, T lần lượt là:

A. Etyl fomat, lysin, glucozơ, phenol.      

B. Etyl fomat, lysin, glucozơ, axit acrylic.

C. Glucozơ, lysin, etyl fomat, anilin.        

D. Lysin, etyl fomat, glucozơ, anilin.

Câu 29: Thủy phân hoàn toàn a gam triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối (gồm natri stearat, natri panmitat và C17HyCOONa). Đốt cháy hoàn toàn a gam X cần 1,55 mol O2, thu được H2O và 1,1 mol CO2. Giá trị của m là

A. 17,96.                 B. 16,12.                  C. 19,56.                  D. 17,72.

Câu 30: Khối lượng phân tử của tơ nylon-6,6 là 22.600. Số mắt xích trong công thức phân tử của tơnày là:

A. 228                B. 200  0           C. 178                      D. 100

 

Nguồn: /