Danh sách bài viết

Đề thi Học kì 1, Năm học 2022 - 2023, Bài thi môn: Hóa học lớp 12, Có ma trận, (Đề số 6)

Cập nhật: 14/12/2022

Tên Chủ đề 

(nội dung, chương…)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao 

Cộng

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

 

Chủ đề 1: Este - lipit

- Tính chất hóa học của este

   

- Bài toán hỗn hợp chất béo.

 

Số câu 

Số điểm  

Tỉ lệ %

1

1/3đ

3,33%

         

1

1/3đ

3,33%

 

2

2/3đ 

6,67%

Chủ đề 2: Cacbohiđrat

- Công thức cấu tạo, công thức phân tử, tính chất vật lí, hóa học của cacbohiđrat

- Phân biệt cacbohiđrat, 

- Tính toán liên quan đến cacbohiđrat (Tính khối lượng dung dịch HNO3 cần dùng)

   

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

3

10%

 

1

1/3đ

3,33%

 

1

1/3đ

3,33%

     

5

5/3đ

16,67%

Chủ đề 3: Amin, amino axit và protein

- Tên gọi, tính chất vật lí, tính chất hóa học của amin.

- Xác định đồng phân amin, sắp xếp theo chiều tăng dần tính bazơ

- Tính toán liên quan đến amino axit

- Bài toán liên quan đến amino axit.

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

2/3đ

6,67%

 

2

2/3đ

6,67%

 

2

2/3đ

6,67%

 

1

1/3đ

3,33%

 

7

7/3đ

23,3%

Chủ đề 5:

Polime và vật liệu polime

- Tên gọi, công thức, tính chất của polime và vật liệu polime

   

- Tính hệ số polime hóa.

- Bài toán sản xuất polime

     

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

3

10%

     

3

10%

     

6

2đ 

20%

Chủ đề 6:

Đại cương về kim loại

- Tính chất vật lí, tính chất hóa học của kim loại.

- Dãy điện hóa của kim loại 

- Tính toán liên qua đến kim loại

     

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

5

5/3đ

15,67%

 

3

10%

 

2

2/3đ

6,67%

     

10

10/3đ 

33,33%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

14

14/3đ 

66,67%

 

6

2đ 

20%

 

8

8/3đ 

26,67%

 

2

2/3đ 

6,67%

 

30 

10 đ

100%

Đề thi Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Hóa học lớp 12

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

(Cho C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5, F = 19, Si = 27, N = 14, S = 32)

Câu 1: Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo?

A. CH3COOCH2C6H5.                               B. C15H31COOCH3.

C. (C17H33COO)2C2H4.                              D. (C17H35COO)3C3H5

Câu 2: Saccarozơ là một loại đisaccarit có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường. Công thức phân tử của saccarozơ là

A. C6H12O6.               B. (C6H10O5)n.          C. C12H22O11.          D. C2H4O2.

Câu 3: Cho 1,8 gam fructozơ (C6H12O6) tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 3,24.                      B. 1,08.                    C. 2,16.                    D. 4,32.

Câu 4: Công thức phân tử của đimeylamin là

A. C2H8N2.                B. C2H7N.                C. C4H11N.              D. CH6N2.

Câu 5: Hợp chất NH2-CH2-COOH có tên gọi là:

A. Valin.                   B. Lysin.                  C. Alanin                 D. Glyxin

Câu 6: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?

A. Glyxin.                  B. Metyl amin.         C. Anilin.                 D. Glucozơ.

Câu 7: Cho các dung dịch: glixerol, anbumin, saccarozơ, glucozơ. Số dung dịch phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm là

A. 4.                    B. 1.                         C. 2.                         D. 3.

Câu 8: Khi nhựa PVC cháy sinh ra nhiều khí độc, trong đó có khí X. Biết khí X tác dụng với dung dịch AgNO3, thu được kết tủa trắng. Công thức của khí X là

A. C2H4.                     B. HCl.                     C. CO2.                    D. CH4.

Câu 9: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ  thiên nhiên?

A. Tơ nitron.              B. Tơ tằm.                C. Tơ nilon-6,6.       D. Tơ nilon-6.

Câu 10: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

A. Poli (etylen terephtalat).                         B. Poli acrilonnitrin

C. PoliStiren                                               D. Poli (metyl metacrylat).

Câu 11: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất ?

A. Cu.                        B. Ag.                      C. Au.                      D. Al.

Câu 12: Dung dịch chất nào sau đây có thể hòa tan được CaCO3?

A. HCl.                      B. KCl.                     C. KNO3.                D. NaCl.

Câu 13: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?

A. Fe.                         B. Cu.                       C. Mg.                     D. Ag.

Câu 14: Cho các chất: (a) NH3, (b) CH3NH2, (c) C6H5NH2 (anilin). Thứ tự tăng dần lực bazơ của các chất trong dãy là

A. (c), (b), (a).           B. (a), (b), (c).          C. (c), (a), (b).         D. (b), (a), (c).

Câu 15: Số liên kết peptit trong phân tử Ala-Gly-Ala-Gly là

A. 1.                           B. 3.                         C. 4.                         D. 2.

Câu 16: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Sục khí CH3NH2 vào dung dịch CH3COOH.

(b) Đun nóng tinh bột trong dung dịch H2SO4 loãng.

(c) Sục khí H2 vào nồi kín chứa triolein (xúc tác Ni), đun nóng.

(d) Nhỏ vài giọt nước brom vào dung dịch anilin.

(e) Cho dung dịch HCl vào dung dịch axit glutamic.

(g) Cho dung dịch metyl fomat vào dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là

A. 5.                    B. 4.                    C. 6.                          D. 3.

Câu 17: Cho m g bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc các phản ứng lọc bỏ phần dung dịch thu được m g bột rắn.Thành phần % theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp đầu là

A. 90,28%                      B. 82,20%                  C. 85,30%                  D. 50,27%

Câu 18: Một mẩu kim loại Ag dạng bột có lẫn Fe, Cu. Để loại bỏ tạp chất mà không làm thay đổi khối lượng Ag ban đầu, có thể ngâm mẩu Ag trên vào lượng dư dung dịch nào sau đây?

A. HNO3                        B. HC1                C. AgNO3                 D. Fe(NO3)3

Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai amin no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu được 22g CO2 và 14,4g H2O. CTPT của hai amin là

A. CH5N và C2H7N                                               B. C2H7N và C3H9N  

C. C4H11N và C5H13N                                            D. C3H9N và C4H11N

Câu 20: Cho 2,7 gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 4,48.                   B. 2,24.                C. 3,36.                     D. 6,72.

Câu 21: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất

A. Fe.                       B. K.                        C. Mg.                     D. Al.

Câu 22: Cho các chất sau: saccarozơ, glucozơ, etyl fomat, Ala-Gly-Ala. Số chất tham gia phản ứng thủy phân là

A. 1.                        B. 4.                         C. 3.                         D. 2.

Câu 23: Các kim loại có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là:

A. Al, Cu, Ag.             B. Zn, Cu, Ag.            C. Na, Mg, Al.            D. Mg, Fe, Cu.

Câu 24: Cho các phát biểu sau:

(a) Sau khi mổ cá, có thể dùng giấm ăn để giảm mùi tanh.

(b) Dầu thực vật và dầu nhớt bôi trơn máy đều có thành phần chính là chất béo.

(c) Cao su sau khi được lưu hóa có tính đàn hồi và chịu nhiệt tốt hơn.

(d) Khi làm trứng muối (ngâm trứng trong dung dịch NaCl bão hòa) xảy ra hiện tượng đông tụ protein.

(e) Thành phần chính của bông nõn là xenlulozo.

(g) Để giảm đau nhức khi bị kiến đốt, có thể bôi vôi tôi vào vết đốt.

Số phát biểu đúng là:       

A. 3.                            B. 5.                            C. 4.                                D. 2.

Câu 25: Chất được dùng nhiều làm màng mỏng, vật liệu cách điện, bình chứa là :

A. polietilen (PE)       B. Poli(vinyl clorua) (PVC)       C. nilon – 6,6          D. Cao su thiên nhiên

Câu 26: Cho X, Y, Z, T và Q là một trong các dung dịch sau: FeCl2, Fe(NO3)2, AlCl3, Ba(OH)2 và KOH. Dung dịch nào sau đây có thể nhận biết được các dung dịch trên? 

A. HCl                       B. H2SO4                         C. NaOH                         D. K2SO4

Câu 27: Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 11,6 gam bột Fe3O4 nung nóng, thu được hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ X vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 20,0.                   B. 5,0.                      C. 6,6.                      D. 15,0.

Câu 28: Có 4 dung dịch riêng biệt: a) HCl, b) CuCl2, c) FeCl3, d) HCl có lẫn CuCl2.

Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là

A. 0            B. 1               C. 2                 D. 3

Câu 29: Một đồng xu bằng đồng rơi trên một miếng thép. Sau một thời gian có thể quan sát được hiện tượng nào sau đây?

A. Trên miếng thép xuất hiện lớp gỉ màu nâu đỏ.

B. Trên miếng thép xuất hiện lớp gỉ màu xanh lam. 

C. Trên miếng thép xuất hiện lớp gỉ màu đen,

D. Trên miếng thép xuất hiện lớp gỉ màu trắng xanh.

Câu 30: Phản ứng điện phân dung dịch CuCl2 (với điện cực trơ) và phản ứng ăn mòn điện hóa xảy ra khi nhúng hợp kim Zn - Cu vào dung dịch HCl có đặc điểm là:

A. Phản ứng ở cực âm có sự tham gia của kim loại hoặc ion kim loại.

B. Phản ứng ở cực dương đều là sự oxi hóa Cl-.

C. Đều sinh ra Cu ở cực âm.

D. Phản ứng xảy ra luôn kèm theo sự phát sinh dòng điện.

 

Nguồn: /