Danh sách bài viết

Đề thi minh họa môn Hóa học năm 2019 của Bộ giáo dục

Cập nhật: 05/07/2020

1.

Oxit nào sau đây là oxit axit?

A:

CrO3

B:

FeO

C:

Cr2O3

D:

Fe2O3

Đáp án: A

- CrO3 là oxit axit.

- Fe2O3 và FeO là các oxit bazo

- Cr2O3 là oxit lưỡng tính.

2.

Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây ở trạng thái lỏng?

A:

Zn

B:

Hg

C:

Ag

D:

Cu

Đáp án: B

Hg là kim loại duy nhất có trạng thái lỏng ở điều kiện thường

3.

Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?

A:

Na

B:

Ca

C:

Al

D:

Fe

Đáp án: A

Các kim loại kiềm thuộc nhóm IA, đứng đầu mỗi chu kì: Li, Na, K, Rb, Cs

4.

Chất bột X màu đen, có khả năng hấp phụ các khí độc nên được dùng trong nhiều loại mặt nạ phòng độc. Chất X là

A:

đá vôi.

B:

lưu huỳnh.

C:

than hoạt tính

D:

thạch cao.

Đáp án: C

Than hoạt tính có khả năng hấp thụ các khí độc

5.

Etyl propionat là este có mùi thơm của dứa. Công thức của etyl propionat là

A:

HCOOC2H5

B:

C2H5COOC2H5

C:

C2H5COOCH3

D:

CH3COOCH3

Đáp án: B

Công thức của etyl proionat là: C2H5COOC2H5

6.

Cho dung dịch NaOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu nâu đỏ. Chất X là

A:

FeCl3

B:

MgCl2

C:

CuCl2

D:

FeCl2

Đáp án: A

Kết tủa màu đỏ nâu là Fe(OH)3

3NaOH + FeCl3 → 3NaCl + Fe(OH)3

7.

Dung dịch Ala-Gly phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

A:

HCl

B:

KNO3

C:

NaCl

D:

NaNO3

Đáp án: A

Các peptit không bền dễ bị thủy phân trong môi trường axit

8.

Kim loại Al không tan được trong dung dịch nào sau đây?

A:

NaOH.

B:

BaCl2

C:

HCl

D:

Ba(OH)2

Đáp án: B

Al không tan được trong dung dịch BaCl2.

Các chất có phản ứng:

A. Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2 H2

C. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

D. 2Al + Ba(OH)2 + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2

9.

Polietilen (PE) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?

A:

CH2=CH2

B:

CH2=CH-CH3

C:

CH2=CHCl

D:

CH3-CH3

Đáp án: A

PE được trùng hợp từ CH2 = CH2

nCH2 = CH2 → (-CH2 – CH2-)n

10.

Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phản ứng nhiệt nhôm?

A:

Na

B:

Al

C:

Ca

D:

Fe

Đáp án: D

Phản ứng nhiệt nhôm được dùng để điều chế các kim loại trung bình và yếu (đứng sau Al trong dãy điện hóa)

Fe đứng sau Al nên có thế điều chế bằng phương pháp này.

Ví dụ: 

11.

Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?

A:

Saccarozơ

B:

Xenlulozơ

C:

Tinh bột.

D:

Glucozơ

Đáp án: D

Gucozo là monosaccarit

Saccarozo là đisaccarit

Xenlulozo và tinh bột là polisaccarit

12.

Thành phần chính của đá vôi là canxi cacbonat. Công thức của canxi cacbonat là

A:

CaSO3.

B:

CaCl2

C:

CaCO3

D:

Ca(HCO3)2

Đáp án: C

Công thức của canxi cacbonat là: CaCO3

13.

Cho 6 gam Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là

A:

7,0.

B:

6,8.

C:

6,4.

D:

12,4.

Đáp án: B

nCuSO4 = 0,1. 1 = 0,1 mol

(n_{Fe} = {6 over 56 } = 0,107 mol)

⇒ Fe dư, CuSO4 hết

(Có thể suy luận luôn: Sau phản ứng thu được hỗn hợp kim loại đó là Cu và có Fe dư)

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Theo pt: nFe pư = nCu = nCuSO4 = 0,1 mol

mhh KL = mCu + mFe dư = 0,1. 64 + ( 6 – 56.0,1) = 6,8g

14.

Cho V ml dung dịch NaOH 2M vào 200 ml dung dịch AlCl3 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,9 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là

A:

175

B:

350

C:

375

D:

150

Đáp án: C

nAlCl3 = 0,2. 1 = 0,2 mol

(n_{Al(OH)_3} = { 3,9 over 78 } = 0,05 mol)

PTHH:

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl

Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

nOH- max = 4.nAlCl3 - nAl(OH)3 = 4.0,2 – 0,05 = 0,75 mol

(V_{NaOH} = {0,75 over 2} = 0,375 lit = 375 ml)

15.

Cho các chất sau: metylamin, alanin, metylamoni clorua, natri axetat. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl là

A:

3

B:

4

C:

2

D:

1

Đáp án: A

Có 3 chất phản ứng với HCl là: metylamin, alanin, natri axetat

CH3NH2 + HCl → CH3NH3Cl

CH3CH(NH2)COOH + HCl → CH3CH(NH3Cl)COOH

CH3COONa + HCl → CH3COOH + NaCl

Nguồn: /