Danh sách bài viết

Đề thi minh họa THPT Quốc gia 2017 môn Hóa Học

Cập nhật: 11/07/2020

1.

Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thuỷ luyện, có thể dùng kim loại nào sau đây?

A:

Ca

B:

Na

C:

Ag.

D:

Fe.

Đáp án: D

2.

Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?

A:

Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3.

B:

Cho kim loại Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.

C:

Cho kim loại Ag vào dung dịch HCl.

D:

 Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4.

Đáp án: C

3.

Trong thực tế, không sử dụng cách nào sau đây để bảo vệ kim loại sắt khỏi bị ăn mòn?

A:

Gắn đồng với kim loại sắt.

B:

Tráng kẽm lên bề mặt sắt.

C:

Phủ một lớp sơn lên bề mặt sắt.

D:

Tráng thiếc lên bề mặt sắt.

Đáp án: A

4.

Để làm sạch lớp cặn trong các dụng cụ đun và chứa nước nóng, người ta dùng 

A:

. nước vôi trong.

B:

giấm ăn.

C:

dung dịch muối ăn.

D:

ancol etylic.

Đáp án: B

5.

Trong công nghiệp, Mg được điều chế bằng cách nào dưới đây?

A:

Điện phân nóng chảy MgCl2.

B:

Điện phân dung dịch MgSO4.

C:

Cho kim loại K vào dung dịch Mg(NO3)2.

D:

Cho kim loại Fe vào dung dịch MgCl2.

Đáp án: A

6.

Hòa tan hoàn toàn 13,8 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 10,08 lít khí (đktc). Phần trăm về khối lượng của Al trong X là

A:

58,70%.

B:

20,24%.

C:

39,13%.

D:

76,91%.

Đáp án: C

7.

Phương trình hóa học nào sau đây sai?

A:

2Cr + 3H2SO4 (loãng)    Cr2(SO4)3 + 3H2

B:

2Cr + 3Cl2  2CrCl3

C:

Cr(OH)3 + 3HCl  CrCl3 + 3H2O.

D:

Cr2O3 + 2NaOH (đặc)    2NaCrO2 + H2O.

Đáp án: A

8.

Nếu cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch NaOH thì xuất hiện kết tủa màu

A:

vàng nhạt.

B:

trắng xanh.

C:

xanh lam.

D:

nâu đỏ.

Đáp án: D

9.

Cho a mol sắt tác dụng với a mol khí clo, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào nước, thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y không tác dụng với chất nào sau đây?

A:

AgNO3.

B:

NaOH.

C:

Cl2.

D:

Cu.

Đáp án: D

10.

Cho dãy các kim loại: Al, Cu, Fe, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là

A:

1.

B:

2.

C:

3.

D:

4.

Đáp án: B

11.

Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: NaCl, MgCl2, AlCl3, FeCl3, có thể dùng dung dịch

A:

HCl.

B:

Na2SO4

C:

NaOH.

D:

HNO3.

Đáp án: C

12.

Nung hỗn hợp X gồm 2,7 gam Al và 10,8 gam FeO, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Để hòa tan hoàn toàn Y cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của V là

A:

375.

B:

600.

C:

300.

D:

400.

Đáp án: C

13.

Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và một lượng chất rắn không tan. Muối trong dung dịch X là

A:

FeCl3.

B:

CuCl2, FeCl2

C:

FeCl2, FeCl3.

D:

FeCl2.

Đáp án: B

14.

Nước thải công nghiệp thường chứa các ion kim loại nặng như Hg2+, Pb2+, Fe3+,... Để xử lí sơ bộ nước thải trên, làm giảm nồng độ các ion kim loại nặng với chi phí thấp, người ta sử dụng chất nào sau đây?

A:

NaCl.

B:

Ca(OH)2.

C:

HCl.

D:

KOH.

Đáp án: B

15.

Chất nào sau đây còn có tên gọi là đường nho?

A:

Glucozơ.

B:

Saccarozơ.

C:

Fructozơ.

D:

Tinh bột.

Đáp án: A

Nguồn: /