Danh sách bài viết

Đề thi môn hóa học phần 11: Khảo sát đồ thị

Cập nhật: 27/08/2020

1.

Sục từ từ V lít khí CO2 (đktc) vàn 200ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của V là :

A:

3,36 hoặc 4,48

B:

4,48 hoặc 5,60

C:

5,60 hoặc 8,96

D:

3,36 hoặc 5,60

Đáp án: D

Ta có: a=0,2.1 =0,2 mol, 0< n1 =0,15 mol < 0,2 nên ta có 2 giá trị là:  

x1 = 0,15 và x2 = 2.0,2 – 0,15 = 0,25  

nên V1 = 0,15.22,4 = 3,36 lít  

và V2 =0,25.22,4 = 5,6 lít 

2.

Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào dung dịch có chứa 26,7 gam AlCl3 cho đến khi thu được 11,7 gam kết tủa thì dừng lại. Thể tích dung dịch NaOH đã dùng là : 

A:

0,45 lít hoặc 0,6 lít

B:

0,6 lít hoặc 0,65 lít

C:

0,65 lít hoặc 0,75 lít

D:

0,45 lít hoặc 0,65 lít

Đáp án: D

Ta có:   n = 11,7 : 78 = 0,15 mol

            a = 26,7 : 133,5 = 0,2 mol 

nên có 2 giá trị:

x1 = 3 n  = 3.0,15 =0,45 mol

x1 = 4.0,2-0,15=0,65 mol 

3.

Cho 200ml dung dịch AlCl3 l,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là

A:

1,8

B:

2,4

C:

2

D:

1,2

Đáp án: C

Ta có: a= 0,2.15 =0,3 mol;  n =15,6 : 78 =0,2 mol  

nên có 2 giá trị của nNaOH và giá trị lớn nhất là: 4a -  n = 4.0,3 – 0,2 = 1,0 mol.

Do đó, V = 1,0 : 0,5 = 2 lít 

4.

X là dung dịch AlCl3, Y là dung dịch NaOH 2M. Thêm 150ml dung dịch Y vào cốc chứa 100ml dung dịch X, khuấy đều thì trong cốc tạo ra 7,8 gam kết tủa. Lại thêm tiếp vào cốc 100ml dung dịch Y, khuấy đều thì lượng kết tủa có trong cốc là 10,92 gam. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Nồng độ mới của dung dịch X là 

A:

1,6 M

B:

5/3 M

C:

1 M

D:

1,4 M

Đáp án: A

+ Ở lần thêm thứ nhất: nNaOH = 0,15.2 = 0,3 mol;nAl(OH)3 = 7,8 : 78 = 0,1 mol

Và chưa đạt đến cực đại do có kết tủa nhỏ hơn lần thêm thứ 2. 

+ Ở lần thêm thứ hai: nNaOH = 0,25.2 = 0,5 mol; nAl(OH)3 = 10,92 : 78 = 0,14 mol

Giả sử tại giá trị VNaOH này  mà vượt đến cực đại thì nAl(OH)3 = nAl(OH)3  / 3 = 0,5 / 3 mol  (khác với 0,14 
mol) nên tại vị trí thứ hai đã vượt qua cực đại. 

Trong tam giác cân AHD ta có: CX2 = X2D

Nên 4a – x2 = CX2 = 0,14 ⇒4a =0,14 + x2 = 0,14 + 0,5 = 0,64 ⇒a = 0,16 mol Nồng độ AlCl3 là: 0,16 : 0,1 = 1,6 M 

5.

Cho từ từ V lít dung dịch HCl 0,5M vào 200ml dung đích NaAlO2 1M thu được 11,7 gam kết tủa. Giá trị của V là 

A:

0,3 hoặc 0,4

B:

0,4 hoặc 0,7

C:

0,3 hoặc 0,7

D:

0,7

Đáp án: C

Ta có: n = 11,7 : 78 = 0,15 mol; .n AlO2- = 0,2 .1 = 0,2 mol

Nên theo trên ta có 2 kết quả là: 
x1  =     n   =  0,15 mol

x2  = 4.0,2 – 3.0,15 =0,35 mol

Do đó V có 2 giá trị là: 0,3 và 0,7 

6.

 Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng với khí Clo (theo tỉ lệ số mol 1 : l) thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tên gọi của X là

A:

 2-metylbutan 

B:

 2-metylbutan 

C:

2,2-đimetylpropan 

D:

etan  

Đáp án: C

n H2O > n CO2

n ⇒X là ankan, có công thức tổng quát CnH2n+2.

nankan = n H2O - n CO2 = 0,022 mol

⇒Số nguyên tử cacbon = 0,11/0,022 = 5 ⇒ C5H12

Mặt khác, do tác dụng với khí Clo (theo tỉ lệ số mol 1 : 1) thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất nên công thức cấu tạo của X là : 

 

7.

. Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon mạch hở X bằng O2 vừa đủ. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng H2SO4 đặc dư, thì thể tích sản phẩm giảm đi một nửa. X thuộc dãy đồng đẳng  

A:

 anken. 

B:

ankan.  

C:

 ankin. 

D:

xicloankan.  

Đáp án: A

Sản phẩm cháy là CO2 và H2O, khi đi bình đựng H2SO4 đặc dư, thì thể tích sản phẩm giảm đi một nửa,

⇒ = V CO2 = V H2O

⇒X là anken hoặc xicloankan. Do X có mạch hở ⇒X là anken ⇒Đáp án A 

8.

 Chia hỗn hợp 2 ankin thành 2 phần bằng nhau:

- Phần 1: Đem đốt cháy hoàn toàn thu được 1,76 gam CO2 và 0,54 gam H2O.

- Phần 2: Dẫn qua dung dịch Br2 dư. Khối lượng Br2 đã phản ứng là:  

A:

2,8 gam 

B:

 3,2 gam 

C:

 6,4 gam 

D:

1,4 gam 

Đáp án: B

⇒Số mol ankin = n CO2  -   n H2O =1,76 : 44 – 0,54 : 18 = 0,01 mol.

Số mol Br2 phản ứng = 2 nankin = 0,02 mol.

⇒Khối lượng Br2 phản ứng = 0,02.160 = 3,2 gam

⇒Đáp án B.  

9.

Cho 100ml dung dịch AlCl3 2M tác dụng với dung dịch KOH 1M. Thể tích dung dịch KOH tối thiếu phải dùng để không có kết tủa là  

A:

0,2 lít

B:

0,6 lít

C:

0,8 lít

D:

1,0 lít

Đáp án: C

Để không thu được kết tủa thì nOH- ≥ 4a =4.0,1.2 = 0,8 mol Vậy thể tích tối thiểu là: 0,8 : 1 = 0,8 lít

10.

Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm: CH4, C2H4, C2H6, C3H8 và C4H10 thu được 6,16 gam CO2 và 4,14 gam H2O. Số mol C2H4 trong hỗn hợp X là 

A:

 0,09.

B:

0,01.

C:

0,08. 

D:

0,02.

Đáp án: B

Hỗn hợp khí X gồm anken (C2H4) và các ankan, khi đốt cháy riêng từng loại hidrocacbon, ta có:

Ankan: n H2O - n CO2  = nankan

Anken: n H2O - n CO2  = 0

⇒Số mol Ankan (X) = n H2O  - n CO2  = 4,14 : 18 - 6,16 : 44 = 0,09 mol

⇒Số mol C2H4 = nX – n ankan = 2,24 : 22,4 – 0,09 = 0,01

⇒Đáp án B.  

Nguồn: /