Danh sách bài viết

Đề thi môn Hóa học tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2017 - Mã đề 204

Cập nhật: 19/08/2020

1.

Số liên kết peptit trong phân tử Ala-Gly-Ala-Gly là

A:

1

B:

2

C:

3

D:

4

Đáp án: C

2.

Nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là

A:

Fe2O3

B:

FeO

C:

Fe(OH)3

D:

Fe3O4

Đáp án: A

Nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí tức là có oxi và hơi nước sẽ xảy ra phản ứng:

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

Lúc này nhiệt phân sẽ tạo ra

2Fe(OH)   Fe2O3  + 3H2O

3.

Tơ nào sau đây được sản xuất từ xenlulozơ?

A:

Tơ nitron

B:

Tơ visco

C:

Tơ nilon-6,6

D:

Tơ capron

Đáp án: B

4.

Để tráng một lớp bạc lên ruột phích, người ta cho chất X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Chất X là

A:

tinh bột

B:

etyl axetat

C:

saccarozơ

D:

glucozơ

Đáp án: D

5.

Dung dịch K2Cr2O7 có màu gì?

A:

Màu lục thẫm

B:

Màu vàng

C:

Màu da cam

D:

Màu đỏ thẩm

Đáp án: C

Cứ nhớ gốc nào có càng nhiều Cr thì màu càng đậm.

KCrO4 có màu vàng

K2Cr2O7 có màu da cam

6.

ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?

A:

Ca2+

B:

Ag+

C:

Fe2+

D:

Zn2+

Đáp án: B

7.

Cho 36 gam FeO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là

A:

1,00

B:

0,75

C:

0,50

D:

1,25

Đáp án: A

Số mol FeO là 36/72 = 0,5 mol

FeO +  2HCl→ FeCl2 + H2O

0,5        1 mol

8.

Chất nào sau đây không phản ứng với H2 (xúc tác Ni, t0)

A:

Vinyl axetat

B:

Triolein

C:

Tripanmitin

D:

Glucozơ

Đáp án: C

9.

Hai dung dịch nào sau đây đều tác dụng với kim loại Fe?

A:

HCl, CaCl2

B:

CuSO4, ZnCl2

C:

CuSO4, HCl

D:

MgCl2, FeCl3

Đáp án: C

10.

Kim loại nào sau đây vừa phản ứng được dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH?

A:

Cu

B:

Al

C:

Fe

D:

Ag

Đáp án: B

11.

Dung dịch Na2CO3 tác dụng được với dung dịch nào sau đây?

A:

KNO3

B:

CaCl2

C:

Na2SO4.

D:

KOH

Đáp án: B

Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl

12.

Hiện tượng “Hiệu ứng nhà kính” làm cho nhiệt độ Trái Đất nóng lên, làm biến đổi khí hậu, gây hạn hán, lũ lụt,… Tác nhân chủ yếu gây “Hiệu ứng nhà kính” là do sự tăng nồng độ trong khí quyển của chất nào sau đây?

A:

Ozon

B:

Nitơ

C:

Oxi

D:

Cacbon đioxit

Đáp án: D

13.

Đốt cháy hoàn toàn amin đơn chức X bằng O2, thu được 1,12 lít N2, 8,96 lít CO2 (các khí đo ở đktc) và 8,1 gam H2O. Công thức phân tử của X là

A:

C3H9N

B:

C4H11N

C:

C4H9N

D:

C3H7N

Đáp án: C

Số mol N chứa trong amin là: (1,12/22,4).2 = 0,1 (mol)

Số mol C chứa trong amin là: 8,96/22,4 = 0,4 (mol)

Số mol H chứa trong amin là: (8,1/18).2=0,9 (mol)

Ta có tỉ lệ: 

C : H : N = 0,4 : 0,9  : 0,1  = 4 : 9 : 1

Vậy công thức amin là C4H9N

14.

Xà phòng hóa hoàn toàn 178 gam tristearin trong KOH, thu được m gam kali stearat. Giá trị của m là

A:

193,2

B:

200,8

C:

211,6

D:

183,6

Đáp án: A

(C17H35COO)3C3H5 + 3KOH → 3C17H35COOK  + C3H5(OH)3

0,2 →                                                 0,6 mol

mmuối = 0,6.322 = 193,2 (gam)

15.

Cho các chất sau: etyl axetat, anilin, glucozơ, Gly-Ala. Số chất bị thủy phân trong môi trường kiềm là

A:

2

B:

4

C:

1

D:

3

Đáp án: A

este và peptit bị thủy phân trong môi trường kiềm nên ta chọn etyl axetat và Gly - Ala

Nguồn: /