Danh sách bài viết

Đề thi THPTQG Trường THPT Hoàng Văn Thụ - Đống Đa Hà Nội Môn: Hóa học Năm 2020

Cập nhật: 09/07/2020

1.

Chất nào dưới đây không tan trong nước?

A:

NH3.

B:

P2O5.

C:

H2SiO3.

D:

Ca(H2PO4)2.

Đáp án: C

2.

Thí nghiệm nào dưới đây không xảy ra phản ứng?

A:

Cho kim loại Fe vào dung dịch HCl loãng.

B:

Cho kim loại Fe vào dung dịch HNO3 loãng, nguội.

C:

Cho kim loại Cu vào dung dịch FeSO4.

D:

Cho kim loại Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3.

Đáp án: C

3.

Trường hợp nào dưới đây không xảy ra ăn mòn điện hóa?

A:

Vật làm bằng gang thép trong không khí ẩm.

B:

Ống xả của động cơ đốt trong.

C:

Phần vỏ tàu biển chìm trong nước biển.

D:

Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4.

Đáp án: B

4.

Biện pháp nào dưới đây có thể làm mềm cả nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu?

A:

dung dịch NaOH.

B:

đun nóng dung dịch.

C:

dung dịch Ca(OH)2.

D:

dung dịch Na2CO3.

Đáp án: D

5.

Phản ứng nào dưới đây không tạo ra Ag kim loại?

A:

Đốt cháy quặng Ag2S

B:

Cho NaF vào dung dịch AgNO3

C:

Nhiệt phân muối AgNO3

D:

Cho Cu vào dung dịch AgNO3

Đáp án: B

6.

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A:

Crom(VI) oxit là oxit bazơ

B:

Ancol etylic bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3

C:

Khi phản ứng với dung dịch HCl, kim loại Cr bị oxi hoá thành ion Cr2+

D:

Crom(III) oxit và crom(III) hiđroxit đều là chất có tính lưỡng tính

Đáp án: A

7.

Dãy gồm các chất đều là chất điện li yếu là

A:

Na2SO3, NaOH, CaCl2, CH3COOH.

B:

H2S, H3PO4, CH3COOH, Cu(OH)2.

C:

BaSO4, H2S, CaCO3, AgCl.

D:

CuSO4, NaCl, HCl, NaOH.

Đáp án: B

8.

Chất nào dưới đây được tạo thành từ 3 loại nguyên tố hóa học?

A:

axit cloaxetic

B:

polistiren

C:

metylamoni nitrat

D:

xenlulozơ triaxetat

Đáp án: D

9.

Chất nào dưới đây còn gọi là “đường mía”?

A:

Glucozơ

B:

Fructozơ

C:

Mantozơ

D:

saccarozơ

Đáp án: D

10.

Phản ứng nào dưới đây chứng tỏ tính axit của phenol rất yếu?

A:

Phenol tác dụng với Na.

B:

Phenol tan trong dung dịch NaOH.

C:

Natri phenolat phản ứng với dung dịch CO2 bão hòa.

D:

Phenol làm mất màu dung dịch Br2.

Đáp án: C

11.

Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)3 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là

A:

Fe3O4.

B:

FeO.

C:

Fe.

D:

Fe2O3.

Đáp án: D

12.

Khi clo hóa hỗn hợp 2 ankan, người ta chỉ thu được 3 sản phẩm thế monoclo. Tên gọi của 2 ankan đó là

A:

etan và propan.

B:

propan và iso-butan.

C:

iso-butan và n-pentan.

D:

neo-pentan và etan.

Đáp án: A

13.

Cho hỗn hợp X gồm Fe2O3, ZnO và Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch Y và phần không tan Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH (loãng, dư) thu được kết tủa

A:

Fe(OH)2 và Cu(OH)2 .

B:

Fe(OH)2 ,Cu(OH)2 và Zn(OH)2 .

C:

Fe(OH)3 .

D:

Fe(OH)3 và Zn(OH)2 .

Đáp án: A

14.

Để loại bỏ các chất SO2, NO2, HF trong khí thái công nghiệp và các caiton Pb2+, Cu2+ trong nước thải nhà máy người ta thường dùng loại hóa chất (rẻ tiền) nào dưới đây?

A:

Ca(OH)2

B:

NaOH

C:

NH3

D:

HCl

Đáp án: A

15.

Chất X có các đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm –OH, có vị ngọt, hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, phân tử có liên kết glicozit, không tham gia phản ứng tráng gương. Chất X là

A:

xenlulozơ

B:

fructozơ

C:

glucozơ

D:

saccarozơ

Đáp án: D

Nguồn: /