Danh sách bài viết

Đề thi THPTQG Trường THPT Việt Đức Hà Nội Môn: Hóa học Năm 2020

Cập nhật: 30/06/2020

1.

Đề hiđrat hóa 2-metylbutan-2-ol thu được sản phẩm chính là

A:

3-metyl but-1-en

B:

Pent-1-en

C:

2-metyl but-1-en

D:

2-metyl but-2-en

Đáp án: D

2.

Trong số các kim loại: Cu, Ag, Al, Fe, Au. Kim loại có tính dẫn điện kém nhất là

A:

Cu

B:

Al

C:

Au

D:

Fe.

Đáp án: D

3.

Nhiệt độ nóng chảy và khối lượng riêng của các kim loại nhóm IIA không tuân theo một quy luật nhất định là do các kim loại kiềm thổ

A:

có tính khử khác nhau

B:

có bán kính nguyên tử khác nhau

C:

có năng lượng ion hóa khác nhau

D:

có kiểu mạng tinh thể khác nhau

Đáp án: D

4.

Do đặc trưng của chất liệu, các loại quần áo may bằng vải bò (vải Jean) thường dễ bị phai màu sau các lần giặt. Để quần áo loại này trở nên bền màu hơn, trước khi sử dụng, ta nên ngâm chúng với

A:

Nước vôi trong.

B:

Nước có hòa tan muối ăn.

C:

Nước có hòa tan phèn chua.

D:

Nước có hòa tan Gia-ven.

Đáp án: C

5.

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A:

Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn chức và đa chức luôn là một số chẵn.

B:

Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.

C:

Trong công nghiệp có thể chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn bằng phản ứng hiđro hóa.

D:

Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.

Đáp án: B

6.

Quặng sắt manhetit có thành phần chính là

A:

FeS2.

B:

Fe2O3.

C:

Fe3O4.

D:

FeCO3.

Đáp án: C

7.

Policaproamit (nilon-6) có thể điều chế được từ axit ε-aminocaproic hoặc caprolactam. Để có 8,475 kg nilon-6 (với hiệu suất các quá trình điều chế đều là 75%) thì khối lượng của axit ε-aminocaproic cần phải sử dụng nhiều hơn khối lượng caprolactam là

A:

1,80 kg.

B:

3,60 kg.

C:

1,35 kg.

D:

2,40 kg.

Đáp án: A

8.

Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây gọi là phản ứng nhiệt nhôm?

A:

Al2O3 và NaOH

B:

Al2O3 và HCl

C:

Al và Fe2O3

D:

Al và HCl

Đáp án: C

9.

Nhận định nào sau đây không đúng ?

A:

Cr(OH)3 tan được trong dung dịch HCl.

B:

Cr(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính.

C:

Kim loại Cr tan trong dung dịch HCl đun nóng.

D:

CrCl3 có tính oxi hoá trong môi trường axit.

Đáp án: B

10.

Phản ứng giữa bazơ và axit nào dưới đây sinh ra muối có môi trường axit?

A:

NaOH và CH3COOH

B:

KOH và HNO3

C:

NH3 và HNO3

D:

KOH dư và H3PO4.

Đáp án: C

11.

Cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm N2, CO và CO2 qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 15 gam kết tủa, sau đó đi qua ống sứ chứa CuO dư nung nóng thấy khối lượng chất rắn trong ống sứ giảm đi 1,6 gam. Nếu cho 5,6 lít hỗn hợp khí trên đi qua ống sứ chứa CuO dư nung nóng rồi dẫn sản phẩm khí đi qua dung dịch Ca(OH)2 thì lượng kết tủa thu được là

A:

12,5 gam.

B:

25,0 gam.

C:

15,0 gam.

D:

7,50 gam.

Đáp án: A

12.

Mệnh đề nào dưới đây là đúng?

A:

Phương pháp chung để điều chế ancol no, đơn chức bậc 1 là cho anken cộng nước

B:

Đun nóng ancol metylic với H2SO4 đặc ở 1700C thu được ete.

C:

Ancol đa chức hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh

D:

Khi oxi hóa ancol no, đơn chức thì thu được anđehit.

Đáp án: B

13.

Ngâm một thanh kim loại M có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 336 ml H2 (đktc) và thấy khối lượng lá kim loại giảm 1,68% so với ban đầu. Kim loại M là

A:

Mg.

B:

Al.

C:

Zn.

D:

Fe.

Đáp án: D

14.

Cho V lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch hỗn hợp KOH 1M và Ba(OH)2 0,75M thu được 27,58 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là

A:

6,272 lít.

B:

8,064 lít.

C:

8,512 lít.

D:

2,688 lít.

Đáp án: B

15.

Chất nào dưới đây không tan trong dung dịch HCl loãng

A:

CaCO3.

B:

Ca.

C:

CuO.

D:

Cu.

Đáp án: D

Nguồn: /