Danh sách bài viết

Đề thi thử THPT QG Hóa học 12 - THPT Lí Thái Tổ - Hải Phòng

Cập nhật: 02/07/2020

1.

Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 ?

A:

Zn, Cu, Mg

B:

Al, Fe, CuO

C:

Fe, Ni, Sn

D:

Hg, Na, Ca

Đáp án: C

2.

Dãy kim loại sắp xếp theo tính khử tăng dần là (trái sang phải):

A:

Fe, Al, Mg

B:

Al, Mg, Fe

C:

Fe, Mg, Al

D:

Mg, Al, Fe

Đáp án: A

3.

Bột ngọt là muối của:

A:

axit oleic

B:

axit axetic

C:

axit aminoaxetic

D:

axit glutamic 

Đáp án: D

- Muối mononatri của axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt hay mì chính.

4.

Phát biểu nào sau đây đúng?

A:

Tất cả các amino axit đều lưỡng tính. 

B:

Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.

C:

Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.

D:

Trong 1 phân tử tetrapeptit có 4 liên kết peptit.

Đáp án: A

A. Đúng, Tất cả các amino axit đều là những lưỡng tính.

B. Sai, Các hợp chất peptit kém bền trong cả môi trường axit lẫn môi trường bazơ.

C. Sai, Các đipeptit mạch hở trở lên mới có thể tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.        

D. Sai, Trong 1 phân tử tetrapeptit thì chỉ có 3 liên kết peptit.

5.

Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường thu được dung dịch có môi trường kiềm là:

A:

Na, Ba, K

B:

Be, Na, Ca

C:

Na, Fe, K

D:

Na, Cr, K

Đáp án: A

- Các kim loại kiềm, kiềm thổ đều tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường (trừ Be không phản ứng với H2O ở bất kì nhiệt độ nào) và dung dịch thu được là các bazơ tương ứng.

2M + 2H2O → 2MOH + H2 (M là kim loại kiềm)

N + 2H2O → N(OH)2 + H2 (N là kim loại kiềm thổ, trừ Be)

6.

Một trong những chất liệu làm nên vẻ đẹp kì ảo của tranh sơn mài là những mảnh vàng lấp lánh cực mỏng. Người ta đã ứng dụng tích chất vật lí gì của vàng khi lám trang sơn mài?

A:

Có khả năng khúc xạ ánh sáng

B:

Tính dẻo và có ánh kim

C:

Tính dẻo, tính dẫn nhiệt

D:

Mềm, có tỉ khổi lớn

Đáp án: B

7.

Polime nào sau đây trong thành phần có chứa nitơ?

A:

Polibutađien

B:

Polietilen

C:

Poli(vinyl clorua)

D:

Nilon-6,6

Đáp án: D

8.

Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa?

A:

nhóm cacboxyl

B:

1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl

C:

 nhóm amino

D:

nhóm amino và nhóm cacboxyl

Đáp án: D

- Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức mà phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH). Công thức chung: (H2N)x – R – (COOH)y

9.

Đồng phân của glucozơ là:

A:

Xenlulozơ

B:

Fructozơ

C:

Saccarozơ

D:

Sobitol

Đáp án: B

10.

Chất nào dưới đây là etyl axetat?

A:

CH3COOCH2CH3

B:

CH3COOH

C:

CH3COOCH3

D:

CH3CH2COOCH3

Đáp án: A

11.

Đun nóng 5,18 gam metyl axetat với 100ml dung dich NaOH 1M đến phản ứng hoàn toàn. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là: 

A:

8,20

B:

6,94

C:

5,74

D:

6,28

Đáp án: B

12.

Chất nào sau đây còn được gọi là đường mật ong?

A:

Saccarozơ

B:

Fructozơ

C:

Glucozơ

D:

Amilopectin

Đáp án: B

Saccarozơ hay còn gọi là đường mía, đường thốt nốt.

Fructozơ là thành phần chính của mật ong (fructozơ có độ ngọt lớn nhất trong các loại cacbohidrat).

- Glucozơ hay còn gọi là đường nho, đường trái cây.

- Amilopectin là một đoạn mạch của tinh bôt.

13.

Lên men hoàn toàn a gam glucozơ, thu được C2H5OH và CO2. Hấp thụ hết CO2 sinh ra vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của a là:

A:

30,6

B:

27,0

C:

15,3

D:

13,5

Đáp án: D

14.

Một phân tử polieilen có khối lượng phân tử bằng 56000u. Hệ số polime hóa của phân tử polietylen này là:

A:

20000

B:

2000

C:

1500

D:

15000

Đáp án: B

15.

Polime có cấu trúc mạng lưới không gian là:

A:

Polietilen

B:

Poli(vinyl clorua)

C:

Amilopectin

D:

Nhựa bakelit

Đáp án: D

- Các polime mạch phân nhánh thường gặp là amilopectin và glicozen.

- Các polime mạch không gian thường gặp là cao su lưu hóa và nhựa rezit (nhựa bakelit).

- Các polime mạch không phân nhánh thường gặp là còn lại.

Nguồn: /