Danh sách bài viết

Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 năm 2016 - Trường THPT Yên Lạc 2 Vĩnh Phúc - Môn Hóa Học

Cập nhật: 27/08/2020

1.

Hòa tan 8,1 gam Al bằng một lượng dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thoát ra V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là

A:

4,48 lít.            

B:

6,72 lít.            

C:

10,08 lít.

D:

5,6 lít. 

Đáp án: C

Bảo toàn e : 3nAl = 2nH2

=> nH2 = 0,45 mol

=>VH2 = 10,08 lit

Đáp án đúng C

2.

Số hợp chất hữu cơ đơn chức, có cùng công thức phân tử C3H6O2 và đều tác dụng được với NaOH là 

A:

2

B:

4

C:

3

D:

5

Đáp án: C

C3H6O2 có (pi + vòng) = 1

Mà chất này có thể phản ứng với NaOH => este hoặc axit

C2H5COOH ; HCOOC2H5 ; CH3COOCH3

Đáp án đúng C

3.

Cho các hiđroxit: NaOH; Mg(OH)2; Fe(OH)3; Al(OH)3. Hiđroxit có tính bazơ mạnh nhất là

A:

Fe(OH)3.         

B:

NaOH.  

C:

Mg(OH)2.        

D:

Al(OH)3

Đáp án: B

Kim loại trong dãy điện hóa có tính khử càng mạnh thì tính bazo càng mạnh

Đáp án đúng B

4.

Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hở và có cùng số nguyên tử cacbon. Tổng số mol của hai chất là 0,05 mol (Số mol của Y lớn hơn số mol của X). Nếu đốt cháy hoàn toàn M thì thu được 3,36 lít khí CO2 (ở đktc) và 2,52 gam nước. Mặt khác nếu đun nóng M với H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng este hóa (hiệu suất là 80%) thì số gam este thu được là

A:

1,824 gam.

B:

2,28 gam.

C:

3,42 gam

D:

2,736 gam. 

Đáp án: A

nCO2 = 0,15 mol => Số C mỗi chất trong M = 3

=> ancol là C3H7OH : x mol

,nH2O = 0,14 mol => Số H trung bình = 5,6

+) TH1 : Số H trong axit = 2 => C3H2O2 : CH≡C-COOH : y mol

=> nM = x + y = 0,05 ; nH = 8x + 2y = 0,14.2

=> x = 0,03 ; y = 0,02 mol ( Loại vì naxit phải  lớn hơn nancol)

+) TH2 : Số H trong axit = 4 => C3H4O2 : CH2=CH-COOH : y mol

=> x = 0,02 ; y = 0,03 mol

=> nCH2=CHCOOC3H7 = 0,02.80% = 0,016 mol

=> meste = 1,824g

(Do naxit > nancol => Tính H theo axit)

Đáp án đúng A

5.

Cấu hình electron đúng của Na+ (Z = 11) là

A:

[He]2s22p6.

B:

[He]2s1            

C:

[Ne]3s1

D:

[Ne]3s23p6

Đáp án: A

Na : 1s22s22p63s1

Na+ mất đi 1 e

Đáp án đúng A

6.

Khi nhiệt phân, dãy muối nitrat đều cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi là

A:

Cu(NO3)2; Fe(NO3)2; Mg(NO3)2

B:

Cu(NO3)2; Zn(NO3)2; NaNO3.

C:

KNO3; Zn(NO3)2; AgNO3

D:

Fe(NO3)3; Cu(NO3)2; AgNO3

Đáp án: A

Đáp án đúng A

7.

Chất phản ứng được với CaCl2

A:

HCl.  

B:

Na2CO3.

C:

Mg(NO3)2.

D:

NaNO3

Đáp án: B

Đáp án đúng B

8.

Khi lên men 270 gam glucozơ với hiệu suất 75%, khối lượng ancol thu được là

A:

69 gam.

B:

138 gam.         

C:

103,5 gam.

D:

92 gam. 

Đáp án: C

mglucozo thực tế = 270.75% = 202,5g

Glucozo  →  2C2H5OH

180g           2.46g

202,5g  →   103,5g

Đáp án đúng C

9.

Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch KCl ta dùng dung dịch

A:

HCl.    

B:

H2SO4.

C:

NaNO3.  

D:

NaOH. 

Đáp án: D

NaOH không phản ứng với KCl nhưng với AlCl3 thì sẽ tạo kết tủa keo trắng , sau đó tan dần nếu dư NaOH

Đáp án đúng D

10.

Hỗn hợp m gam X gồm Ba, Na, và Al (trong đó số mol Al bằng 6 lần số mol của Ba) được hòa tan vào nước dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,688 lít khí H2 (ở đktc) và 0,81 gam chất rắn. Giá trị của m là

A:

5,715 gam.      

B:

5,175 gam.  

C:

5,58 gam.        

D:

5,85 gam. 

Đáp án: B

Gọi số mol Ba ; Na và Al trong X lần lượt là : x ; y ; 6x mol

Ba + 2H2O   →   Ba(OH)2 + H2

Na + H2O   →   NaOH + ½ H2

Al + OH- + H2O    →    AlO2- + 3/2 H2

Ta có : nH2 = nBa + 0,5nNa + 1,5nAl pứ = x + 0,5y + 1,5( 6x – 0,03) = 0,12 mol

Lại có : nAl pứ = nOH = 2nBa + nNaOH => 6x – 0,03 = 2x + y

=> x = 0,015 ; y = 0,03 mol

=> m = 0,015.137 + 0,03.23 + 0,015.6.27 = 5,175g

Đáp án đúng B

11.

Cho dung dịch A chứa H2SO4 0,1M; HNO3 0,2M và HCl 0,3M. Trộn 300 ml dung dịch A với V lít dung dịch B gồm NaOH 0,2M và KOH 0,29M thu được dung dịch C có pH = 2. Giá trị của V là

A:

0,134.              

B:

0,424. 

C:

0,441.  

D:

0,414. 

Đáp án: D

Trong A : nH+ = 2nH2SO4 + nHNO3 + nHCl = 0,21 mol

Trong B : nOH- = nNaOH + nKOH = 0,49V mol

Để C có pH = 2 (axit) => H+

=> nH+(C) = 10-pH .(0,3 + V) = 0,21 – 0,49V

=> V = 0,414 lit

Đáp án đúng D

12.

Dãy gồm các chất đều không tham gia phản ứng tráng bạc là

A:

saccarozơ, tinh bột, xelulozơ

B:

fructozơ, tinh bột, anđehit fomic.

C:

anđehit axetic, fructozơ, xenlulozơ.

D:

axt fomic, anđehit fomic, glucozơ. 

Đáp án: A

Có phản ứng tráng bạc khi trong phân tử có nhóm -CHO

Đáp án đúng A

13.

Cho 1,17 gam một kim loại thuộc nhóm IA vào nước dư thấy thu được 0,336 lít khí hiđro (đo ở đktc). Kim loại đó là

A:

K

B:

Rb

C:

Na

D:

Li

Đáp án: A

Bảo toàn e : 1.nKL = 2nH2 => nKL = 0,03 mol

=> MKL = 39g (K)

Đáp án đúng A

14.

Sục khí CO2 vào các dung dịch riêng biệt chứa các chất: Na[Al(OH)4]; NaOH dư; Na2CO3; NaClO; Na2SiO3; CaOCl2; Ca(HCO3)2. Số phản ứng hóa học xảy ra là 

A:

6

B:

5

C:

7

D:

8

Đáp án: A

Các chất phản ứng : Na[Al(OH)4] ; NaOH ; Na2CO3 ; NaClO ; Na2SiO3 ; CaOCl2

Đáp án đúng A

15.

Tất cả các kim loại Fe, Zn, Cu, Ag đều tác dụng được với dung dịch

A:

HCl.

B:

HNO3 loãng.

C:

H2SO4 loãng. 

D:

KOH. 

Đáp án: B

Đáp án đúng B

Nguồn: /