Danh sách bài viết

Đề thi thử THPT quốc gia lần 2 năm 2016 trường THPT Phan Bội Châu- Môn Hóa Học

Cập nhật: 09/07/2020

1.

Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm 0,1 mol FeCl3, 0,2 mol CuCl2 và 0,1 mol HCl (điện cực trơ). Khi ở catot bắt đầu thoát khí thì ở anot thu được V lít khí (đktc). Biết hiệu suất của quá trình điện phân là 100%. Giá trị của V là

A:

5,60

B:

11,20

C:

22,40

D:

4,48

Đáp án: A

Diện phân đến khi xuất hiện  bọt khí bên catot chứng tỏ điện phân đến H+

Dễ có 2n Cl2 = n Fe3+ + 2n Cu2+ = 0,5 mol => nCl2 = 0,25 mol => V = 5,6 lit

2.

Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối khan của các amino axit đều có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2  trong phân tử. Giá trị của M là

A:

51,72

B:

54,30

C:

66,00

D:

44,48

Đáp án: A

(Amino axit)3 + 3NaOH => muối + H2O ;   (aminoaxit)4 + 4NaOH => Muối + H2O

             2a       =>  6a                        =>   2a               a            =>  4a                   =>      a

Dễ thấy 10a = 0,6 => a = 0,06 mol

Bảo toàn khối lượng có: m = 72,48 + 3.0,06.18 – 0,6.40 = 51,72 gam

3.

Cho các thí nghiệm sau:

(a) Đốt khí H2S trong O2 dư => SO2 (k)   (b) Nhiệt phân KClO3 (xúc tác MnO2) => Khí O2

(c) Dẫn khí F2 vào nước nóng => khí O2  (d) Đốt P trong O2

(e) Khí NH­3 cháy trong O2 => Khí N2      (g) Dẫn khí CO2 vào dung dịch Na2SiO3

Số thí nghiệm tạo ra chất khí là

A:

5

B:

4

C:

2

D:

3

Đáp án: B

4.

Cho 21 gam hỗn hợp gồm glyxin và axit axetic tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung dịch X chứa 32,4 gam muối. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A:

44,65

B:

50,65

C:

22,35

D:

33,50

Đáp án: A

Có 75x + 60y = 21; và x + y = (32,4 – 21) : 38 => x = 0,2 mol ; y = 0,1 mol

Dung dịch chứa m gam muối đó là Cl-H3N+CH2COOH (0,2 mol) và KCl (0,3 mol).

Vậy m = 44,65 gam.

5.

Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc). Cũng m gam X trên cho tác dụng với Na dư thu được tối đa V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

A:

3,36

B:

11,20

C:

5,60

D:

6,72

Đáp án: A

Dễ dàng thấy: nOH = nC =0,3 mol => n H2 = n OH : 2 =  0,15 mol => V = 3,36 lit.

6.

Số trieste khi thủy phân đều thu được sản phẩm gồm glixerol, axit CH3COOH và axit C2H5COOH là

A:

9

B:

4

C:

6

D:

2

Đáp án: B

4 đồng phân là A-A-B;   A-B-A ;   B-B-A ;   B-A-B (tượng trưng cho 2 axit đính vào gốc chức của glixerol)

7.

Đốt cháy hỗn hợp gồm 1,92 gam Mg và 4,48 gam Fe với hỗn hợp khí X gồm Clo và Oxi, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp Y gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư) hòa tan Y bằng một lượng vừa đủ 120 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Z, thu được 56,69 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của Clo trong hỗn hợp X là

A:

51,72%

B:

76,70%

C:

53,85%

D:

56,36%

Đáp án: C

Đây là câu  hỏi tư duy cao, trong Y sẽ có FeO, Fe2O3…. (nếu học sinh không chú ý sẽ không làm ra được kết quả).

 Dễ thấy 4nO2 = n Cl- = 0,24 mol => nO2 = 0,06 mol;   nCl2 = x mol

    56,69 gam kết tủa gồm Ag ( y mol); AgCl (2x + 0,24)

Xét trên toàn bộ quá trình dễ dàng thấy có O2, Cl2, Ag nhận e, Mg nhường 2 e; Fe nhường 3 e.

Vậy có: 2.0,08 + 3.0,08 = 2.x + 0,24 + y   (bảo toàn e)

Và 108y + (2x + 0,24).143,5 = 56,69 => x = 0,07 mol => %VCl2 = 0,07 : (0,07 + 0,06).100% = 53,85%

8.

Oxi hóa 0,08 mol một ancol đơn chức, thu được hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic, một anđehit, ancol dư và nước. Ngưng tụ toàn bộ X rồi chia làm hai phần bằng nhau. Phần một cho tác dụng hết với Na dư, thu được 0,504 lít khí H2 (đktc). Phần hai cho phản ứng tráng bạc hoàn toàn thu được 9,72 gam Ag. Phần trăm khối lượng ancol bị oxi hóa là

A:

50,00%

B:

62,50%

C:

31,25%

D:

40,00%

Đáp án: B

Mỗi phần của X (coi như đem oxi hóa 0,04 mol ancol ): n axit =  2nH2 - 0,04 = 0,045 – 0,04 = 0,005 mol

Nếu RCHO khác HCHO => n andehit = n Ag : 2 = 0,045 > 0,04 => loại => RCHO là HCHO

Vậy n HCHO = (nAg – 2.0,005) : 4 = 0,02 mol (tham gia phản ứng tráng Ag có cả HCOOH nữa)

Vậy % m CH3OH bị oxi hóa = (n axit + n andehit) : n ancol = 0,025 : 0,04 .100% = 62,5%        

9.

Đốt cháy hoàn toàn 20 ml hơi hợp chất hữu cơ X (chỉ gồm C, H, O) cần vừa đủ 110 ml khí O2 thu được 160 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y qua dung dịch H2­SO4 đặc (dư), còn lại 80 ml khí Z. Biết các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện. Công thức phân tử của X là

A:

C4H8O2

B:

C4H10O

C:

C3H8O

D:

C4H8O

Đáp án: D

Dễ thấy V CO2 = V H2O = 80 ml => B và C

A và D đều có dạng C4H8Ox , có VO trong X = 80.3 – 110.2 = 20 => x.20 = 20 => x = 1

X là C4H8O

10.

Một dung dịch X gồm 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,02 mol HCO3¯ và a mol ion X (bỏ qua sự điện li của nước). Ion X và giá trị của a là

A:

NO3¯ và 0,03

B:

Cl¯ và 0,01

C:

CO32- và 0,03

D:

OH¯ và 0,03

Đáp án: A

Cách 1: Dung dịch X không thể có CO32- hoặc OH- được (vì có phản ứng) => Loại C và D

Bảo toàn điện tích dễ thích n điện tích âm còn lại = 0,01 + 0,02.2 – 0,02 = 0,03 mol => loại B

Cách 2:

11.

Este X là hợp chất thơm có công thức phân tử là C9H10O2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, tạo ra hai muối đều có phân tử khối lớn hơn 80. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A:

CH3COOCH2C6H5      

B:

HCOOC6H4C2H5                   

C:

C6H5COOC2H5

D:

C2H5COOC6H5

Đáp án: D

Loại  AC vì không thu được 2 muối; loại B vì M HCOONa = 68 < 80

12.

Dẫn luồng khí CO đi qua hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn X và khí Y. Cho Y hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa. Chất rắn X phản ứng với dung dịch HNO3 dư thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là

A:

2,24

B:

4,48

C:

6,72

D:

3,36

Đáp án: A

Dễ thấy 2nO = 3nNO => n NO = 29,55 : 197 .2 : 3 = 0,1 mol => V =2,24 lit

13.

Cho dãy các chất sau: toluen, phenyl fomat, fructozơ, glyxylvalin (Gly-val), etylen glicol, triolein. Số chất bị thủy phân trong môi trường axit là:

A:

6

B:

3

C:

4

D:

5

Đáp án: B

Các chất bị thủy phân trong môi trường axit: phenyl fomat; Gly-Val; triolein (có chức –COO-; -CONH-)

14.

Cho m gam bột sắc vào dung dịch hỗn hợp gồm 0,15 mol CuSO4 và 0,2 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,725m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là

A:

16,0

B:

18,0

C:

16,8

D:

11,2

Đáp án: A

Dễ có n Fe p/ư = (0,2 + 0,15.2) : 2 = 0,25 mol ; và n Cu sau p/ư = 0,15 mol

Có m – 0,25.56 + 0,15.64 = 0,725m => m = 16 gam

15.

Để điều chế 53,46 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 60%) cần dùng ít nhất V lít axit nitric 94,5% (D=1,5 g/ml) phản ứng với xenlulozơ dư. Giá trị của V là

A:

60

B:

24

C:

36

D:

40

Đáp án: D

Dễ thấy V = 53,46 : 297. 3 . 63: 0,945 : 1,5 : 0,6 = 40 lit

Nguồn: /