Danh sách bài viết

Đề thi thử THPT quốc gia lần 2 năm 2016 trường THPT Phước Long - Môn Hóa Học

Cập nhật: 13/07/2020

1.

Cho các chất sau : etilen, axetilen, phenol (C6H5OH) , buta-1,3-đien, toluen, anilin. Số chất làm mất màu nước brom ở điều kiện thường là

A:

4

B:

2

C:

5

D:

3

Đáp án: C

Etilen ( CH2 = CH2 ) ,axetilen ( CHCH ) , phenol  ( C6H5OH ) , butan - 1,3 - đien (  CH2 = CH - CH = CH2 ) ,anilin (C6H5NH2)

→ Đáp án C

2.

Một bình kín chỉ chứa các chất sau: axetilen (0,5 mol), vinylaxetilen (0,4 mol), hiđro (0,65 mol) và một ít bột niken. Nung nóng bình một thời gian, thu được hồn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 19,5. Khí X phản ứng vừa đủ với 0,7 mol AgNO3 trong dung dịch NH3, thu được m gam kết tủa và 10,08 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Khí Y phản ứng tối đa với 0,55 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là

A:

76,1.

B:

92,0.

C:

75,9.

D:

91,8.

Đáp án: B

n1 = 1,55 và m = 35,1   →  n2 = ( 35,1 over 39) = 0,9 → (Delta n) = 0,65 → H2 hết với ny = 0,45

Gọi x, y , z lần lượt là số mol CH (equiv) CH ,CH (equiv) C - CH = CH2 và ,CH (equiv) C - CH - CH3 trong X .

 x + y + z  = 0,9 - 0,45 = 0,45  với nAg+ là 2x + y + Z = 0,7  →   x = 0,25

Bảo toàn liên kết pi : 0,5.2 + 0,4.3 = 0,65 + 0,55 + 2x + 3y + 2z → y = 0,1 ; z = 0,1mol ;

  m = 0,25 .240  + 0,1. 159 + 0,1.161 = 92 gam

→  Đáp án đúng B

3.

Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH­3­NH­2, ­NH­3­, C­6­H­5­OH (phenol), C6­H­5­NH­2­ (anilin) và các tính chất được ghi trong bảng sau:

Nhận xét nào sau đây đúng?

 

A:

Y là C­6­H­5­OH

B:

Z là C­H3­NH­2­

C:

T là C­6­H­5­NH­2­

D:

X là NH­3­

Đáp án: B

Dạng bài tập này chúng ta có 2 cách xác định dựa vào nhiệt đội sôi hoặc dự vào pH.với bài này thì tôi sẽ dùng pH để xác định.Chúng ta đã biết pH càng cao thì Bazo càng mạnh.Theo chiều tăng dần tính Bazo chiều từ trái sang phải  : 

C­6­H­5­OH (X) < C6­H­5­NH­2­ (Y) < NH­3­(T) < CH­3­NH­2 (Z)  → B

4.

Dung dịch axit acrylic (CH­2­=CH-COOH) không phản ứng được với chất nào sau đây?    

A:

Na­2­CO­3­

B:

Mg(NO­3)­2

C:

Br­­2­

D:

NaOH.

Đáp án: B

Mg(NO3)2 là muối của axit mạnh hơn nên CH­2 ­= CH - COOH không phản ứng  → Đáp án đúng B

5.

Este X có tỉ khối hơi so với He bằng 21,5. Cho 17,2 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch chứa 16,4 gam muối. Công thức của X là

A:

C2H3COOCH3

B:

CH3COOC2H3

C:

HCOOC3H5

D:

CH3COOC2H5

Đáp án: B

6.

Dung dịch X gồm a mol Na+; 0,15 mol K+; 0,1 mol (HCO_3^- )    ; 0,15 mol (CO_3^2 )- và 0,05 mol (SO_4^2 )-. Tổng khối lượng muối trong dung dịch X là

A:

33,8 gam

B:

28,5 gam

C:

29,5 gam

D:

31,3 gam

Đáp án: A

7.

Cho các chất :HCHO, CH3CHO, HCOOH, C2H2. Số chất có phản ứng tráng bạc là

A:

1

B:

3
 

C:

2

D:

4

Đáp án: B

8.

Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:

X + NaOH Y + Z

Y(ran) + NaOH(ran)     CH4 + Na2CO3

Z + 2AgNO3 _+ 3NH3 + H2O CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

Chất X là :

A:

etyl format

B:

metyl acrylat

C:

vinyl axet

D:

etyl axetat

Đáp án: C

9.

Đốt cháy 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng là

A:

8,96 lít

B:

6,72 lít

C:

17,92 lít

D:

11,2 lít

Đáp án: A

10.

Cho hỗn hợp gồm 27 gam glucozơ và 9 gam fructozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A:

32,4

B:

16,2

C:

21,6

D:

43,2

Đáp án: D

11.

Điện phân dung dịch hỗn hợp CuSO4 (0.05 mol) và NaCl bằng dòng điện có cường độ không đổi 2A (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, thu được dung dịch Y và khí ở hai điện cực có tổng thể tích là 2,24 lít (đktc). Dung dịch Y hòa tan tối đa 0,8 gam MgO. Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của t là

A:

6755

B:

772

C:

8685

D:

4825

Đáp án: C

Vì có khi thoát ra 2 điện cực. Suy katot Cu đã đp hết và đã đp h20. Vì dd hòa tan Mg0 0,02. Suy dd sau pứ có axjt mol H+ 0,04. Như vậy lg OH sjnh ở K td hết vớj lg H sjnh anot và H dư 0,04. Gọj mol Nacl 2a và H2 sinh là b suy mol OH là 2b suy mol H+ ở anot sinh 2b + 0,04. Lập hpt. Pt 1 mol khí 1,5b + 0,01 + a=0,1. Pt 2 bảo toàn e. Suy a =0,03. B=0,04. Suy mol e nhận 0,18 suy t = 8685s

12.

Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương pháp đẩy không khí (cách 1, cách 2) hoặc đầy nước (cách 3) như các hình vẽ dưới đây:

Có thể dùng cách nào trong 3 cách trên để thu khí NH3 ?

A:

Cách 1

B:

Cách 2

C:

Cách 3

D:

Cách 2 hoặc Cách 3

Đáp án: A

13.

Cation R+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

A:

chu kì 3, nhóm VIIIA

B:

chu kì 4, nhóm IIA

C:

chu kì 3, nhóm VIIA

D:

chu kì 4, nhóm IA

Đáp án: D

14.

Cho hỗn hợp gồm Al và Zn vào dung dịch AgNO3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X chỉ chứa một muối và phần không tan Y gồm hai kim loại. Hai kim loại trong Y và muối trong X là

A:

Al, Ag và Zn(NO3)2

B:

Al, Ag và Al(NO3)3

C:

Zn, Ag và Al(NO3)3

D:

Zn, Ag và Zn(NO3)2

Đáp án: C

15.

Cho 26,4 gam hỗn hợp hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C4H8O2 tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch X chứa 28,8 gam hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Đun Y với dung dịch H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp, thu được chất hữu cơ Z, có tỉ khối hơi so với Y bằng 0,7. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A:

6,0

B:

6,4

C:

4,6

D:

9,6

Đáp án: A

Nguồn: /