Danh sách bài viết

Đề thi thử THPT quốc gia lần 2 năm 2016 trường THPT Nguyễn Du - Môn Hóa Học

Cập nhật: 09/07/2020

1.

Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala (mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là

A:

1,22

B:

1,46

C:

1,36

D:

1,64

Đáp án: B

Dipeptit + 2KOH --> muối + H2O

     146x     2x*56          2,4     18x

Bảo toàn khối lượng ta có :

146x + 56*2*x = 2,4 + 18x suy ra x= 0,01 mol ;

Vậy m = 146*0,01 = 1,46g

2.

Hỗn hợp khí X gồm C2H6, C3H6, và C4H6. Tỉ khối của X so với H2 bằng 24. Đốt cháy hoàn toàn 0,96 gam X trong oxi dư rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,05M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A:

9,85

B:

7,88

C:

13,79

D:

5,91

Đáp án: D

Đặt công thức trung bình của hỗn hợp là CxH6, ta có 12x + 6 = 24. 2 = 48 => x = 3,5

nX = (0,96 over 48) = 0,02 => số mol CO2 = 0,02. 3,5 = 0,07 (mol)

Xét: n(OH-) : n(CO2) = (0,1 over 0,07 ) = 1,43 => pứ tạo 2 muối

n(BaCO3) = 0,1 – 0,07 = 0,03 => m = 0,03. 197 = 5,91g

=> Đáp án D

3.

Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol X cần vừa đủ 8,96 lít khí O2 (đktc). thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Biết X có khả năng phản ứng với Cu(OH)2. Tên của X là

A:

propan-1,3-điol

B:

glixerol

C:

propan-1,2-điol

D:

etylen glicol

Đáp án: C

Số C = nCO2 : nX = (0,3 over (0,4 - 0,3)) = 3 => (X): C3H8On

Bảo toàn khối lượng: mX = 0,3.44 + 7,2 – 0,4.32 = 7,6g => MX = 76g => n = 2 => C3H8O2

X có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 => X là propan-1,2-điol

=> Đáp án C

4.

Cho 1,42 gam P2O5 tác dụng hoàn toàn với 50 ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được chất rắn khan gồm

A:

H3PO4 và KH2PO4.     

B:

K3PO4 và KOH.

C:

KH2PO4 và K2HPO4.

D:

K2HPO4 và K3PO4.

Đáp án: D

Số mol P = 2.1,42/142 = 0,02 mol; số mol KOH = 0,05 mol nên k = 0,05/0,02 = 2,5 

5.

Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cr, Al bằng dung dịch HCl dư, thu được 1,568 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, cho 2,7 gam X phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 dư, thu được 9,09 gam muối. Khối lượng Al trong 2,7 gam X là bao nhiêu?

A:

0,54 gam

B:

0,81 gam

C:

0,27 gam

D:

1,08 gam

Đáp án: A

Số mol H2 = 0,07 mol; suy ra số mol HCl = 0,07*2 = 0,14 mol;

Cl2 tạo muối MCl3 nên số mol Cl- = (9,09-2,7 )/35,5 = 0,18 mol;

Độ chênh lệch số mol Cl- do tạo MCl3 của Fe và Cr nên số mol hỗn hợp hai kim loại là 0,04 mol

Vậy số mol AlCl3 = (0,14 – 0,04.2)/3= 0,02 mol nên m (Al) = 0,02.27 = 0,54g;

6.

Hóa hơi hoàn toàn 4,4 gam một este X mạch hở, thu được thể tích hơi bằng thể tích của 1,6 gam khí oxi (đo ở cùng điều kiện). Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 11 gam X bằng dung dịch NaOH dư, thu được 10,25 gam muối. Công thức của X là

A:

C2H5COOCH3

B:

CH3COOC2H5

C:

C2H5COOC2H5

D:

HCOOC3H7

Đáp án: B

Ta có : số mol O2 = 1,6 / 32 = 0,05 mol; nên M este = 4,4/0,05 =  88;

Số mol este = 11/88 = 0,125 mol; M ( muối ) = 82 là muối CH3COONa

nên CTCT của este là CH3COOC2H5.

7.

Thực hiện các thí nghiệm sau :

(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường

(b) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl loãng (dư)

(c) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư)

(d) Hòa tan hết hỗn hợp Cu và Fe2O3 (số mol bằng nhau) vào dd H2SO4 loãng (dư)

Trong các thí nghiệm trên, sau phản ứng, số thí nghiệm tạo ra hai muối là

A:

4

B:

3

C:

2

D:

1

Đáp án: B

Các thí nghiệm a, b, d

=> Đáp án B

8.

Cho dãy các chất : anđehit axetic, axetilen, glucozơ, axit axetic, metyl axetat. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là

A:

4

B:

5

C:

2

D:

3

Đáp án: C

9.

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ancol no, hai chức, mạch hở cần vừa đủ V1 lít khí O2, thu được V2 lít khí CO2 và a mol H2O. Các  khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Biểu thức liên hệ giữa các giá trị V1, V2, a là

A:

V1 = 2V2 - 11,2a

B:

V1 = V2 +22,4a

C:

V1 = V2 - 22,4a

D:

V1 = 2V2 + 11,2a 

Đáp án: A

10.

Cho phản ứng hóa học : Br2 + HCOOH          ( o)        2HBr + CO2 

Lúc đầu nồng độ của HCOOH là 0,010 mol/l, sau 40 giây nồng độ của HCOOH là 0,008 mol/l. Tốc độ trun g bình của phản ứng trong khoảng thời gian sau 40 giây tính theo HCOOH là

A:

5,0.10-5 mol/(l.s)

B:

2,5.10-4 mol/(l.s)

C:

2,0.10-4 mol/(l.s)

D:

2,5.10-5 mol/(l.s)

Đáp án: A

Ta có : v = ( 0,01-0,008) /40 = 5,0.10-5 mol/(l.s)

11.

Khi xà phòng hóa triglixerit X bằng dd NaOH dư, nóng, thu được sản phẩm gồm glixerol, natri oleat, natri stearat và natri panmitat. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là

A:

2

B:

1

C:

3

D:

4

Đáp án: C

R1R2R3 ; R2R1R3 ; R2R3R1

=> Đáp án C

12.

Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A:

5,00

B:

19,70

C:

10,00

D:

1,97

Đáp án: C

n(CaCO3) = n(CO2) = 0,1 => m = 0,1. 100 = 10g

=> Đáp án C

13.

Cho các chất : saccarozơ, glucozơ , frutozơ, etyl format , axit fomic và anđehit axetic. Trong các chất trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là :

A:

3

B:

2

C:

4

D:

5

Đáp án: A

14.

Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và etanol phản ứng hoàn toàn với natri (dư), thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, để phản ứng hoàn toàn với m gam X cần 100 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là:          

A:

7,0

B:

14,0

C:

10,5

D:

21,0

Đáp án: B

nH2= 0,1 ( o) nhh = 0,2 với (n_{C_6H_5OH})= nNaOH = 0,1 ( o) m = 0,1(46 + 94) = 14g

15.

Hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức, đồng đẳng kế tiếp. Đun nóng 16,6 gam X với H2SO4 đặc ở 1400C, thu được 13,9 gam hỗn hợp ete (không có sản phẩm hữu cơ nào khác). Biết với phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức của hai ancol trong X là

A:

C3H7OH và C4H9OH

B:

CH3OH và C2H5OH

C:

C2H5OH và C3H7OH

D:

C3H5OH và C4H7OH

Đáp án: C

n(H2O) =(16,6 - 13,9 over 18) = 0,15 => nX = 0,3 => Mtb = (16,6 over 0,3) = 55,3

=> Đáp án C

Nguồn: /