Danh sách bài viết

Đề thi thử THPT quốc gia lần 2 năm 2016 trường THPT Lam Kinh - Môn Hóa Học

Cập nhật: 03/08/2020

1.

Phản ứng nào dưới đây thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử?

A:

 Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O. 

B:

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

C:

AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3

D:

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Đáp án: D

Đáp án đúng D

2.

Cấu hình electron của một ion X3+ là: 1s22s22p63s2 3p6 3d5 . Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X thuộc:

A:

Chu kì 4, nhóm IIB

B:

Chu kì 4, nhóm VIIIB

C:

Chu kì 4, nhóm VIIIA

D:

Chu kì 5, nhóm VIIIB 

Đáp án: B

Đáp án là Chu kì 4, nhóm VIIIB

-> Đáp án đúng B

3.

Dãy các kim loại được xếp theo chiều giảm dần tính khử là:

A:

Zn, Cu, K.

B:

Cu, K, Zn.

C:

K, Cu, Zn.

D:

K, Zn, Cu

Đáp án: D

Đáp án đúng D

4.

Cho m gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 4,48 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là 

A:

4,05.

B:

2,70.

C:

8,10.

D:

5,40.

Đáp án: D

Đáp án đúng D

5.

Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch axit H2SO4 loãng?

A:

Na

B:

Cu

C:

Fe

D:

Mg

Đáp án: B

Đáp án đúng B

6.

Có thể thu được kim loại nào trong số các kim loại sau: Cu, Na, Ca, Al bằng cả 3 phương pháp điều chế kim loại phổ biến?

A:

Na

B:

Ca 

C:

Cu

D:

Al

Đáp án: C

Đáp án đúng C

7.

Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH loãng, vừa phản ứng với dung dịch HCl? 

A:

CrCl2

B:

Cr(OH)3

C:

Na2CrO4

D:

 CrCl3

Đáp án: B

Đáp án đúng B

8.

Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2 , dung dịch HNO3 (đặc, nguội). Kim loại M là 

A:

Zn

B:

Al

C:

Fe

D:

Ag

Đáp án: A

Đáp án đúng A

9.

 Cho các phát biểu sau:

(a) NaCl được dùng làm muối ăn và bảo quản thực phẩm.

(b) HCl chỉ thể hiện tính oxi hóa, không có tính khử.

(c) Trong công nghiệp, iot được sản xuất từ rong biển.

(d) Tính khử giảm dần theo thứ tự: F- , Cl- , Br - , ITrong các phát biểu trên, các phát biểu đúng là

A:

(a) và (b)

B:

(b) và (d) 

C:

(a) và (c) 

D:

(c) và (d)

Đáp án: C

Đáp án đúng C

10.

Cho dãy các kim loại: Be, Na, Fe, Ca. Số kim loại phản ứng được với nước ở điều kiện thường là 

A:

1

B:

3

C:

4

D:

2

Đáp án: D

Đáp án đúng D

11.

Cho 11,2 gam Fe tác dụng hết với khí Cl2 (dư), thu được m gam muối. Giá trị của m là 

A:

16,25.

B:

32,5

C:

24,375

D:

25,4

Đáp án: B

Đáp án đúng B

12.

Hòa tan hết 6,4 gam Cu trong lượng dư H2SO4 đặc nóng thu được sản phẩm khử duy nhất là bao nhiêu lít SO2 ở đktc

A:

5,6.

B:

4,48

C:

2,24. 

D:

3,36

Đáp án: C

Đáp án đúng C

13.

Khử hoàn toàn một oxit sắt ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lít khí CO dư (đktc), sau phản ứng thu được 0,84 gam Fe và 0,02 mol khí CO2. Công thức của X và giá trị V lần lượt là 

A:

Fe2O3 và 0,448

B:

Fe3O4 và 0,224

C:

FeO và 0,224

D:

 Fe3O4 và 0,448

Đáp án: D

nFe = 0,015

FexOy + yCO Fe + yCO2

nCO = nCO2 = y = 0,02 .22,4 = 0,448 (l) ⇒ x : y = 0,015 : 0,02= 3 :4 

Đáp án đúng D

14.

Cho 3,75 gam hỗn hợp hai kim loại thuộc hai chu kỳ liên tiếp nhóm IIA tác dụng hết với dd HCl dư thu được 0,5 gam khí. Hai kim loại đó là

A:

Be và Mg

B:

Mg và Ca

C:

Ca và Sr

D:

Sr và Ba

Đáp án: A

 

Đáp án đúng A

15.

Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của X là

A:

C2H3COOC2H5

B:

C2H5COOCH3

C:

CH3COOC2H5

D:

CH3COOCH3

Đáp án: C

Đáp án đúng C

Nguồn: /