Danh sách bài viết

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Hóa học lần 2 - THPT Chuyên Biên Hòa, Hà Nam

Cập nhật: 01/08/2020

1.

Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là

A:

66,44

B:

111,74

C:

81,54

D:

90,6

Đáp án: C

nAla = 0,32 ; nAla-Ala = 0,2 ; nAla-Ala-Ala = 0,12

→ nAla-Ala-Ala-Ala  = ((0,32 + 0,2.2 + 0,12.3) over 4) = 0,27

m = (89.4 – 18.3).0,27 = 81,54 gam

=> Đáp án C

2.

Lưu huỳnh trong chất nào sau đây vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa

A:

SO2

B:

H2S

C:

H2SO4

D:

Na2SO4

Đáp án: A

Đáp án đúng A

3.

Oxit nào sau đây là oxit axit?

A:

CrO3

B:

FeO

C:

Cr2O3

D:

Fe2O3

Đáp án: A

- CrO3 là oxit axit.

- Fe2O3 và FeO là các oxit bazo

- Cr2O3 là oxit lưỡng tính.

4.

Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất?

A:

Ag+

B:

Ca2+

C:

Cu2+

D:

Zn2+

Đáp án: A

Để nhớ dãy hoạt động hóa học thì chỉ cần nhớ câu sau: “Khi nào cần may áo giáp sắt, nên sang phố hỏi của hàng Á Phi Âu”.
K Na Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au

Từ dãy hoạt động hóa học trên ta có Ca > Zn > Cu > Ag về tính khử. Do đó, tính oxi hóa của ion tương ứng sẽ ngược lại nên Ag+ là ion có tính oxi hóa mạnh nhất.

5.

Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là

A:

Thủy luyện

B:

Điện phân dung dịch

C:

Nhiệt luyện

D:

Điện phân nóng chảy

Đáp án: D

Các kim loại nhóm IA, IIA và Al chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

6.

Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước?

A:

K

B:

Ba

C:

Na

D:

Be

Đáp án: D

Ta đều biết Na, K (tất cả các kim loại kiềm) và Ba tác dụng với nước tạo bazo.

Thêm vào đó, Mg không tác dụng với nước nên thằng đứng trước nó trong nhóm II là Be chắc chắn không tác dụng với nước.

7.

Hòa tan hoàn toàn 10,8 gam Ag bằng dung dịch HNO3, thu được V lít NO(đktc) (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của V là:

A:

1,12

B:

2,24

C:

3,36

D:

0,10

Đáp án: B

 

Bảo toàn e:
nAg=n(NO_2)=0,1 mol⇒V(NO_2)=2,24 lit

8.

Kim loại Cu không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?

A:

H2SO4 đặc.

B:

HCl.

C:

FeCl3.

D:

AgNO3.

Đáp án: B

9.

Aminoaxit X mạch hở (trong phân tử chỉ chứa nhóm chức -NH2 và nhóm -COOH. 0,1 mol X phản ứng vừa đủ với 0,1 lít dung dịch HCl 1M. Đốt cháy hoàn toàn a gam X, sản phẩm cháy được hấp thụ hoàn toàn vào 250 gam dung dịch Ba(OH)2 17,1%, sau hấp thụ thu được 27,58 gam kết tủa và 245,82 gam dung dịch Q. Giá trị của a là:

A:

11,44

B:

9,63

C:

12,35

D:

10,68

Đáp án: D

 

n(Ba(OH)_2)=0,25 mol

n(BaCO_3)=0,14 mol

 

Bảo toàn khối lượng:
m(CO_2)+m(H_2O)+mdd (Ba(OH)_2)=m(BaCO_3)+mQ

⇒m(CO_2)+m(H_2O)=23,4 g

+) Nếu OH- dư
⇒n(CO_2)=n(BaCO_3)=0,14 mol⇒n(H_2O)=0,96 mol>>n(CO_2) (Loại)

 

⇒ có tạo HCO3- ⇒ n(CO_2)=nOH−n(BaCO_3)=0,36 mol
⇒n(H_2O)=0,42 mol

Vì nHCl=nX=nNH2⇒ trong X có 1 nhóm NH2
⇒ X có dạng: CnH2n+3 – 2aO2aN (a là số nhóm COOH và a > 0)
⇒ nC : nH = n : (2n + 3 – 2a) = 0,36 : 0,84 = 3 : 7
⇒ n + 6a = 9
⇒ a = 1; n = 3
⇒ C3H7O2N ⇒ nX = 13n(CO_2) = 0,12 mol
⇒ a = 10,68g 

10.

Dung dịch X và dung dịch Y là các dung dịch HCl với nồng độ mol tương ứng là C1 và C(mol/lít), trong đó C1 > C2. Trộn 150 ml dung dịch X với 500 ml dung dịch Y, thu được dung dịch Z. Để trung hòa 1/10 dung dịch Z cần 10 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1 M và Ba(OH)2 0,25 M. Mặt khác lấy V1 lít dung dịch X chứa 0,05 mol HCl trộn với V2 lít dung dịch Y chứa 0,15 mol HCl thu được 1,1 lít dung dịch.
Giá trị của C1 và C2 tương ứng là:

A:

0,5 và 0,15

B:

0,6 và 0,25

C:

0,45 và 0,10

D:

1/11 và 3/11

Đáp án: A

 

nNaOH=0,01.1=0,01 (mol); nBa(OH)2=0,01.0,25=0,0025 (mol)

Phương trình hóa học:
       HCl + NaOH → NaCl + H2O   (1)
Mol: 0,01    0,01
       2HCl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2H2O   (2)
Mol: 0,005    0,0025
⇒ 0,15C1 + 0,5C2 = 10.(0,01 + 0,005) = 0,15
⇒ C2 = 0,3 - 0,3C1 (*)
Mặt khác, ta có: V1 + V2 = 1,1 lit

11.

Khi làm thí nghiệm với HNO3 đặc, nóng thường sinh ra khí NO2. Để hạn chế tốt nhất khí NO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?

A:

Giấm ăn.

B:

Muối ăn.        

C:

Nước.

D:

Xút.

Đáp án: D

Dùng Xút (NaOH) để tạo muối với NO2, dễ thu gom và an toàn 

12.

Hấp thụ hết 8,96 lít CO(đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3 thu được 400 ml dung dịch X. Lấy 200 ml dung dịch X cho từ từ vào 600 ml dung dịch HCl 0,5M, thu được 5,376 lít khí (đktc). Mặt khác, 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 39,4 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x là:

A:

0,3

B:

0,2

C:

0,1

D:

0,12

Đáp án: B

n(CO_2) bđ = 0,4 mol
100 ml X + Ba(OH)2 ⇒n(BaCO_3 )= nC(X) = 0,2 mol
⇒ Trong 400 ml X có 0,8 mol C 
⇒ Bảo toàn C:

 

n(CO_2) (bd)+n(K_2CO_3)=nC(X)

⇒n(K_2CO_3)=y=0,4 mol

Giả sử trong 200 ml X có a mol K2CO3 và b mol KHCO3 (a + b = 0,4 mol)
Cho từ từ X vào nHCl = 0,3 mol tạo n(CO_2)= 0,24 mol

⇒ K2CO3 và KHCO3 phản ứng đồng thời (vì HCl lúc đầu dư) theo tỉ lệ mol a : b
Gọi n(K_2CO_3) pứ = ax và n(K_2CO_3) pứ = bx ⇒ 2ax + bx = nHCl = 0,3 mol; ax + bx = n(CO_2)= 0,24 mol
⇒ ax = 0,06 và bx = 0,18 mol
⇒ a : b = 1 : 3
⇒ a = 0,1; b = 0,3 mol
⇒ Bảo toàn K: x + 2y = 2.(2a + b)
⇒ x = 0,2 mol 

13.

Hòa tan hết 2,3 gam Na vào 300 ml dung dịch HCl 0,2 M, thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X đến phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A:

10,21

B:

8,61

C:

13,61

D:

13,25

Đáp án: D

nNa = 0,1 mol; nHCl = 0,06 mol
⇒ nNaCl = 0,06 mol và nNaOH = 0,04 mol
⇒ Khi phản ứng với AgNO3: kết tủa gồm 0,06mol AgCl và 0,02 mol Ag2O
⇒ mkết tủa = 13,25g 

14.

Phát biểu nào sau đây sai?

A:

NaCl được dùng để điều chế NaOH, Cltrong công nghiệp. 

B:

Nước Javen có thành phần là NaCl, NaClO.

C:

Trong tự nhiên, các halogen chủ yếu tồn tại ở dạng đơn chất.

D:

Phương pháp sunfat có thể dùng để điều chế HCl, HNO3.

Đáp án: C

C sai. Trong tự nhiên các Halogen tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất

15.

Có các thí nghiệm sau:
1; Cho phenol vào dung dịch Br2                             
2; Cho anilin vào dung dịch Br2
3; Cho phenol vào dung dịch HCl                           
4; Cho axit axetic vào dung dịch KNO3
5; Cho axit axetic vào dung dịch kali phenolat
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học là:

A:

1

B:

2

C:

3

D:

4

Đáp án: C

Các thí nghiệm thỏa mãn: 1; 2; 5

Nguồn: /