Danh sách bài viết

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Hóa học lần 2 - THPT Chuyên Lê Quý Đôn

Cập nhật: 04/07/2020

1.

Hỗn hợp X gồm axit axetic, etyl axetat và metyl axetat. Cho m gam hỗn hợp X T/d vừa đủ với 200 ml dd NaOH 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần V lít O2(đktc) sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dd NaOH dư thấy khối lượng dd tăng 40,3 gam. Giá trị của V là:

A:

17,36 lít

B:

19,04 lít

C:

19,60 lít

D:

15,12 lít

Đáp án: A

 

X có công thức chung CnH2nO2 với nX = 0,2 mol

m dung dịch NaOH ↑ = mCO2 + mH2O = 0,2.n.44 + 0,2.n.18 = 40,3 → n = 3,25

nO2 = (3n-2)/2 = (3.3,25-2)/2 → V = 17,36

2.

Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và một ancol đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 21,7 gam X, thu được 20,16 lít khí CO2 (đktc) và 18,9 gam H2O. Thực hiện phản ứng este hóa X với hiệu suất 60%, thu được m gam este. Giá trị của m là

A:

9,18

B:

15,30

C:

12,24

D:

10,80

Đáp án: A

Cn H2n+ 2 O; Cm H2m O2

nancol = 0,15 mol; naxit = (21,7 – 18.0,15 – 14.0,9) : 32 = 0,2 mol

=> 0,15.n + 0,2.m = 0,9 => n = 2;  m = 3 => m = 0,15.0,6.(46 + 74 – 18) = 9,18 gam

=> Đáp án A

3.

Phản ứng điện phân dung dịch CuCl2 (với điện cực trơ) và phản ứng ăn mòn điện hoá xảy ra khi nhúng hợp kim Zn-Cu vào dung dịch HCl có đặc điểm là:

A:

Phản ứng xảy ra luôn kèm theo sự phát sinh dòng điện

B:

Đều sinh ra Cu ở cực âm

C:

Phản ứng ở cực âm có sự tham gia của kim loại hoặc ion kim loại

D:

Phản ứng ở cực dương đều là sự oxi hoá Cl

Đáp án: C

4.

Cho sơ đồ phản ứng: NaCl → (X) → NaHCO3 → (Y) → NaNO3. X và Y có thể là?

A:

NaOH và Na2CO3

B:

Na2CO3 và NaClO

C:

NaOH và NaClO

D:

NaClO3 và Na2CO3

Đáp án: C

5.

Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là?

A:

MgSO4

B:

MgSOvà Fe2(SO4)3

C:

MgSOvà FeSO4

D:

MgSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4

Đáp án: C

- Do Fe dư nên nó đã phản ứng với Fe3+ (tạo ra trong phản ứng Fe + H2SO4 đ) tạo Fe2+; còn Mg vẫn tạo Mg2+.

6.

Giữa saccarozơ và glucozơ có đặc điểm giống nhau là:

A:

Đều được chiết xuất từ củ cải đường.

B:

Đều có phản ứng thủy phân trong môi trường axit.

C:

Đều bị oxi hóa bởi AgNO3 trong NH3.

D:

Đều hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.

Đáp án: D

Do Saccarozo và Glucozo đều chứa nhiều nhóm OH kề nhau nên đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo phức tan xanh đậm.

7.

Bốn kim loại Na, Al, Fe và Cu được ấn định không theo thứ tự X, Y, Z, T. Biết: X, Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy; X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối; Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội. X, Y, Z, T lần lượt là:

A:

Na; Fe; Al; Cu.

B:

Na; Al; Fe; Cu. 

C:

Al; Na; Cu; Fe.

D:

Al; Na; Fe; Cu.

Đáp án: D

X đẩy được T ra khỏi muối kim loại ⇒ X không thể là Na
⇒ Loại A và B
⇒ X là Al
Z không phản ứng với H2SO4 đặc nguội ⇒ 3 kim loại thỏa mãn: Al; Fe; Cr
⇒ Z là Fe

8.

Cho sơ đồ sau: 
X + H2 → ancol X1         
X + O2 → axit X2           
X2 + X1 → C6H10O2 + H2O.
Vậy X là:

A:

CH3CH2CH=O. 

B:

CH2=CH-CH=O.

C:

CH3CH=O.

D:

CH2=C(CH3)-CH=O.

Đáp án: B

X + H2  → ancol X1         
⇒ X1 là ancol no
X2 + X1 → C6H10O2 + H2O. 
⇒ C6H10O2 có 2 liên kết pi (1 của COO, 1 của gốc axit) và X1 và X2 đều có 3C
⇒ X là andehit có 1 liên kết pi (CH2=CH-CHO) 

9.

Hòa tan hết 10,1 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp vào nước thu được 3 lít dung dịch có pH = 13. Hai kim loại kiềm đó là:

A:

K, Rb

B:

K, Rb

C:

Rb, Cs

D:

Li, Na

Đáp án: B

Công thức chung: X + H2O → XOH + ½ H2
⇒ COH = 10-pOH = 0,1 M
⇒ nOH = nX = 0,3 mol
⇒ MX  =33,67g
⇒ 2 kim loại là Na(23) và K(39) 

10.

Có các dung dịch riêng biệt không dán nhãn: NH4Cl, AlCl3, FeCl3, Na2SO4, (NH4)2SO4, NaCl. Thuốc thử cần thiết để nhận biết tất cả các dung dịch trên là dung dịch:

A:

BaCl2

B:

NaHSO4.

C:

Ba(OH)2

D:

NaOH.

Đáp án: C

Dùng Ba(OH)2 thì:
+) NH4Cl: khí mùi khai
+) AlCl3: Kết tủa keo sau đó tan
+) FeCl3: Kết tủa nâu đỏ
+) Na2SO4: kết tủa trắng
+) (NH4)2SO4: kết tủa trắng + khí mùi khai
+) NaCl: không có hiện tượng gì

11.

Đốt hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm etyl axetat và metyl acrylat thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là 0,08 mol. Nếu đun 0,2 mol hỗn hợp X trên với 400 ml dd KOH 0,75M rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì số gam chất rắn khan thu được là:

A:

20,56

B:

20,56

C:

26,16

D:

26,40

Đáp án: C

X gồm x mol CH3COOC2H5 và y mol CH2=CHCOOCH3
⇒ x + y = 0,2 mol
Khi đốt cháy X: n(CO_2)−n(H_2O)=y=0,08 mol
⇒ x = 0,12 mol
X + 0,3 mol KOH
⇒ sản phẩm gồm: 0,08 mol CH2=CHCOOK; 0,12 mol CH3COOK; 0,1 mol KOH
⇒ m = 26,16g

12.

Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C5H6O4. Thuỷ phân X bằng dung dịch NaOH dư, thu được một muối và một ancol. Công thức cấu tạo của X có thể là:

A:

HOOC–CH2–CH=CH–OOCH.

B:

HOOC–CH2–COO–CH=CH2.

C:

HOOC–CH=CH–OOC–CH3

D:

HOOC–COO–CH2–CH=CH2.

Đáp án: D

(pi + vòng) = 3
Vì X  + NaOH → muối + ancol ⇒ X có gốc este COOR
X có 4 O ⇒ có 2 nhóm COO
Chỉ có 1 muối + 1 ancol
+) TH1: axit 2 chức và 1 ancol đơn chức
⇒ HOOC-COOCH2-CH=CH2
+) TH2: ancol 2 chức và axit đơn chức
⇒ không thỏa mã

13.

Phát biểu nào sau đây không đúng:

A:

Do Cr(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính nên Cr tác dụng được với dung dịch NaOH đặc.

B:

CrO là oxit bazơ, tan dễ dàng trong dung dịch axit.

C:

CrO3 tan dễ trong nước, tác dụng dễ dàng với dung dịch kiềm loãng.

D:

Cr­2O3 là oxit lưỡng tính, không tan trong dung dịch axit và kiềm.

Đáp án: A

Cr­2O3 là oxit lưỡng tính, không tan trong dung dịch axit và kiềm.

14.

Cho 3,76 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Cu tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A:

7,84

B:

4,78

C:

5,80

D:

6,82

Đáp án: D

Mg; Fe; Cu → Mg2+; Fe3+; Cu2+ → Mg(OH)2; Fe(OH)3; Cu(OH)2
⇒ ne kim loại = nOH (hidroxit)
Bảo toàn e: ne kim loại = 3nNO = 0,06.3 = 0,18 mol
⇒ mchất rắn = mKL + mOH = 6,82g

15.

Dãy gồm các chất đều tác dụng được với Fe(NO3)2 là:

A:

AgNO3, NaOH, Cu, FeCl3.  

B:

AgNO3, Br2, NH3, HCl.

C:

KI, Br2, NH3, Zn. 

D:

NaOH, Mg, KCl, H2SO4.

Đáp án: B

Nguồn: /