Danh sách bài viết

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Hóa học lần 1 - THPT A Bình Lục, Hà Nam

Cập nhật: 08/07/2020

1.

Cho các cân bằng hóa học sau: (a) H2 (k) + I2 (k)  2HI (k).  (b) 2NO2 (k)  N2O4 (k).

(c) 3H2 (k) + N2 (k) 2NH3 (k). (d) 2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k).Ở nhiệt độ không đổi, khi thay đổi áp suất chung của mỗi hệ cân bằng, cân bằng hóa học nào ở trên không bị chuyển dịch?

A:

(a).

B:

(c).

C:

(b).

D:

(d).

Đáp án: A

2.

Điện phân dung dịch gồm 7,45 gam KCl và 28,2 gam Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngănxốp) đến khi khối lượng dung dịch giảm đi 10,75 gam thì ngừng điện phân (giả thiết lượng nước bayhơi không đáng kể). Tất cả các chất tan trong dung dịch sau điện phân là

A:

KNO3 và KOH

B:

KNO3, HNO3 và Cu(NO3)2

C:

KNO3, KCl và KOH

D:

KNO3 và Cu(NO3)2

Đáp án: B

nKCl = 0,1 ; nCu(NO3)2 = 0,15

  2KCl  +  Cu(NO3)2  → Cu  +  2KNO3  +  Cl2

   0,1    → 0,05   →      0,05         →          0,05

KCl hết , Cu(NO3)2 còn = 0,15 – 0,05 = 0,1

Cu(NO3)2  +  H2O → Cu  +  2HNO3  +(1 over 2)O2

x               →            x                →     (1 over 2)x

m dung dịch giảm = khối lượng của Cu kết tủa + mCl2 và O2 bay ra

→ (0,05 + x)64 + 0,05.71 + (1 over 2)x.32 = 10,75 → x = 0,05

→ Cu(NO3)2 vẫn còn dư → dung dịch sau pứ chứa KNO3; HNO3 và Cu(NO3)2

=> Đáp án B

3.

Không khí trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào khôngkhí dung dịch nào sau đây?

A:

Dung dịch NH3

B:

Dung dịch H2SO4 loãng

C:

Dung dịch NaOH

D:

Dung dịch NaCl

Đáp án: A

NH3 dễ kết hợp với Cl2 tạo sản phẩm không độc :  8NH3  +  3Cl2 → 6NH4Cl  +  N2

=> Đáp án A

4.

Cho m gam NaOH vào 2 lít dung dịch NaHCO3 nồng độ a mol/l, thu được 2 lít dung dịch X. Lấy 1 lít dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thu được 11,82 gam kết tủa. Mặt khác, cho 1 lít dung dịch X vào dung dịch CaCl2 (dư) rồi đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 7,0 gam kết tủa. Giá trị của a, m tương ứng là

A:

0,04 và 4,8

B:

0,07 và 3,2

C:

0,08 và 4,8

D:

0,14 và 2,4

Đáp án: C

     OH- + HCO3- → CO32- + H2O

Ba2++ CO32- →  BaCO3

                          0,06     0,06        0,06

              Dung dịch có thể dư NaOH hoặc NaHCO3

              Xét: Ca2+ + CO32-  CaCO3

                                        0,06        0,07>0,06

nên có kết tủa sinh ra thêm khi đun nóng, nghĩa là NaHCO3

        Ca2++2HCO3-   →  CaCO3 + CO2 + H2O

                     0,02            0,01

Vậy: m NaOH=0,06*40*2=4,8

và a = (0,02+0,06)*2/2=0,08

NaOH + NaHCO3  Na2CO3 + H2O  (1)

     0,06                                   0,06 mol

     BaCl2 + Na2CO3   →  BaCO3 + 2NaCl  (2)

                   0,06                 0,06 mol

     m = 0,06.2.40 = 4,8g

     2NaHCO3   →   Na2CO3 + CO2 + H2O  (3)

     CaCl2 + Na2CO3   →  CaCO3 + 2NaCl  (4)

                    0,7                  0,7 mol

     nNa2CO3 (4) = nNa2CO3 (1) + nNa2CO3 (3)

  • nNa2CO3 (3) = 0,7 – 0,6 = 0,1 mol
  • nNaHCO3 trong một lít dd = nNaHCO3 (1) + nNaHCO3 (3) = 0,6 + 0,1.2 = 0,8 mol
  • a = 0,8/1 = 0,8 mol/l

5.

Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là

A:

240

B:

120

C:

360

D:

400

Đáp án: C

                Fe  +    4H+  + NO3-         →     Fe3+  +  NO  + 2H2O

               0.02     0.08     0,02                    0,02

             3Cu  +    8H+  +  2NO3-        →       3Cu2+  + 2 NO  +  4H2O

                0,03     0,08       0,02                        0,03

                số mol H+  = 2 số mol H2SO4 = 0,5.0.4.2 = 0,4 mol

                sô mol NO3- =  0,4. 0.2 = 0,08 mol

        Dd X có : nH+ = 0,24 mol; nFe3+ = 0,02 mol; nCu2+ = 0,03 mol

                        nOH- = nH+  + 3. nFe3+ + 2. nCu2+ = 0,24 + 0,06 + 0,06 = 0,36 mol

                        VNaOH  = 0,36/1 = 0,36 lit = 360 ml

6.

Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng

A:

2

B:

3

C:

4

D:

1

Đáp án: D

                                        Cu(NO3)2          →          CuO  +  2NO2  +  ½O2

                                              a                                           2a            ½ a

                                          Khối lượng NO2  +  khối lượng O2  = 6,58 – 4,96 =  1,62

                                              92a + 16a = 1,62, suy ra: a = 0,015

                                           2NO2    +    ½O2   +   H2O         →        2HNO3

                                            0,03            0,0075    0,015                0,03

                                            [HNO3] = 0,03/0,3 = 0,1mol/lit, suy ra: [H+] = 0,1mol/lit = 10-1mol/lit

                                                PH = 1

7.

X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m (gam) hỗn hợp chứa X và Y có tỉ lệ số mol của X và Y tương ứng là 1:3 với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được 23,745 gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A:

17,025. 

B:

68,1.    

C:

19,455. 

D:

78,4

Đáp án: A

Tên gọi và M của một số  amino axit quan trọng
 
Công thức Viết tắt M
H2NCH2COOH
 
Gly
 
75
 
 CH3-CH(NH2)-COOH
 
Ala 89
CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH Val
 
117
 
HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH Glu
 
147
NH2-CH2-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH Lys
 
132
C6H5-CH2-CH(NH2)-COOH
 
Phe 165

Cách tính M của peptit
Giả sử peptit được tạo thành từ n các aminoaxit  => M peptit  = Tổng M của các aminoaxit  - 18.(n-1)
Ví dụ : X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala = 89 + 75+117+89 -18.(4-1) =316
            Y là tripeptit Val-Gly-Val  =117 +75+117-18.(3-1) =273
Phản ứng thủy phân peptit
 n - peptit  + nNaOH   -> (Tổng hệ số của muối = n )Muối  + H2O
Phương pháp áp dụng :
Thường dùng 2 phương pháp :
Định luật bảo toàn nguyên tố ( ở đây là các aminoaxit)
Phương pháp tăng giảm khối lượng
Ta giải bài toán như sau
Đặt Ala-Gly-Val-Ala = a (mol) => Val-Gly-Val = 3a(mol)
Ala-Gly-Val-Ala   + 4 NaOH   -> Muối  +         H2O
a  ----------------------- > 4a  ------------------------- > a
Val-Gly-Val      +      3 NaOH   -> Muối  +         H2O
3a  -------------------- > 9a  ------------------------- > 3a
Bảo toàn khối lượng ta có :
mX  + mY  + mNaOH  = muối  + m H2O
<=> 316.a + 273.3a + 40.4a +9a) = 23,745 + 18.(a+3a)
<=> a =0,015(mol)
m = 316.a + 273.3a = 1135a =1135.0,015 =17,025(gam)

8.

Cho hình vẽ mô tả sự điều chế Clo trong phòng Thí nghiệm như sau:

Phát biểu nào sau đây không đúng:
 

A:

Dung dịch H2SO4 đặc có vai trò hút nước, có thể thay H2SO4 bằng CaO.

B:

Khí Clo thu được trong bình eclen là khí Clo khô.

C:

Có thể thay MnO2 bằng KMnO4 hoặc KClO3.
 

D:

Không thể thay dung dịch HCl đặc bằng dung dịch NaCl.
 

Đáp án: A

Không thế thay H2SO4 đặc bằng CaO vì sẽ xảy ra chuỗi phản ứng:
CaO + H2O → Ca(OH)2
Ca(OH)2 + Cl2 → CaOCl2 + H2O

9.

Cacbohiđrat nào sau đây không bị thủy phân?

A:

Tinh bột.

B:

Xenlulozơ.  

C:

Glucozơ.

D:

Saccarozơ. 

Đáp án: C

10.

Đốt cháy hoàn toàn 1,6 gam bột lưu huỳnh sau phản ứng thu được bao nhiêu lít khí SO2 (đktc)?

A:

2,24 lít

B:

3,36 lít

C:

1,12 lít

D:

4,48 lít

Đáp án: C

11.

Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại:

A:

Vàng.

B:

Bạc.

C:

Đồng.

D:

Nhôm.

Đáp án: B

Thứ tự giảm dần tính dẫn điện: Ag, Cu, Au, Al, Fe

12.

Cho phenol tác dụng với dung dịch NaOH ở điều kiện thích hợp, sau phản ứng thu được sản phẩm gồm:

A:

C6H5OH và NaCl

B:

C2H5ONa và H2O

C:

C6H5ONa và H2O

D:

Na2CO3 và H2O

Đáp án: C

C6H5-OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

13.

Vinyl axetat là hợp chất hữu cơ có công thức cấu tạo là:

A:

CH2=CH-COOCH3

B:

CH3COO(CH3)CH-CH3

C:

CH=C(CH3)-COOCH3

D:

CH3COOCH=CH2

Đáp án: D

14.

Để hòa tan hoàn toàn m gam bột Fe2O3 cần dùng vừa đủ 300ml dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y. Tính giá trị của m?

A:

16 gam

B:

32 gam

C:

1,6 gam

D:

8 gam

Đáp án: D

nHCl = 0,3 mol
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
 0,05                 0,3
⇒ m(Fe_2O_3) = 0,05.160 = 8 gam

15.

Nguyên tử kim loại kiềm có cấu hình electron lớp ngoài cùng là:

A:

ns1

B:

ns2

C:

ns2np1

D:

ns2np3

Đáp án: A

Nguồn: /