Danh sách bài viết

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Hóa học lần 1 - THPT Lê Xoay, Vĩnh Phúc

Cập nhật: 11/07/2020

1.

Hỗn hợp X gồm axit axetic, etyl axetat và metyl axetat. Cho m gam hỗn hợp X T/d vừa đủ với 200 ml dd NaOH 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần V lít O2(đktc) sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dd NaOH dư thấy khối lượng dd tăng 40,3 gam. Giá trị của V là:

A:

17,36 lít

B:

19,04 lít

C:

19,60 lít

D:

15,12 lít

Đáp án: A

 

X có công thức chung CnH2nO2 với nX = 0,2 mol

m dung dịch NaOH ↑ = mCO2 + mH2O = 0,2.n.44 + 0,2.n.18 = 40,3 → n = 3,25

nO2 = (3n-2)/2 = (3.3,25-2)/2 → V = 17,36

2.

Amino axit X có phân tử khối bằng 75. Tên của X là

A:

alanin

B:

glyxin

C:

valin

D:

lysin

Đáp án: B

3.

Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 750 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A:

29,55

B:

19,70

C:

9,85

D:

39,40

Đáp án: B

Có nOH- : nCO2 = 3 => n BaCO3 = nCO2 = 0,1 mol => m = 19,7 gam

=> Đáp án B

4.

Chất nào dưới đây khi cho vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng, không xảy ra phản ứng tráng bạc?

A:

Mantozơ

B:

Fructozơ

C:

Saccarozơ

D:

Glucozơ

Đáp án: C

5.

Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có anđehit?

A:

CH3–COO–C(CH3)=CH2.

B:

CH3–COO–CH=CH–CH3

C:

CH2=CH–COO–CH2–CH3

D:

CH3–COO–CH2–CH=CH2

Đáp án: B

6.

Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu?

A:

glyxin

B:

metylamin

C:

axit axetic

D:

alanin

Đáp án: B

7.

Thí nghiệm nào sau đây chứng tỏ trong phân tử glucozơ có 5 nhóm hiđroxyl?

A:

Khử hoàn toàn glucozơ thành hexan

B:

Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2

C:

Tiến hành phản ứng tạo este của glucozơ với anhiđrit axetic

D:

Thực hiện phản ứng tráng bạc

Đáp án: C

8.

Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nitric với xenlulozơ (hiệu suất phảnứng 60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chếđược là

A:

3,67 tấn

B:

2,20 tấn

C:

2,97 tấn

D:

1,10 tấn

Đáp án: B

[C6H7O2(OH)3]n   + 3nHNO3  → [C6H7O2(ONO2)3]n  +  3nH2O

    (2 over 162)----------------------------------    (2 over 162).60%

→ m = (2 over 162) . 60%. 297 = 2,2 tấn.

=> Đáp án B

9.

Cho hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2 . Khi phản ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z ; còn Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là

A:

CH3OH và CH3NH2 

B:

C2H5OH và N2

C:

CH3OH và NH3

D:

CH3NH2 và NH3

Đáp án: C

→  C3H7NO2 + NaOH →  H2NCH2COONa + CH3OH ;         C3H7NO2 + NaOH   →  CH2=CHCOONa + NH3 (bảo toàn nguyên tố)

                 ( X )                                               ( Z )               (Y)                                                  (T)

=> Đáp án C

10.

Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch KOH và dung dịch brom nhưng không tác dụng với dung dịch KHCO3. Tên gọi của X là
 

A:

axit acrylic
 

B:

vinyl axetat
 

C:

anilin
 

D:

ancol benzylic
 

Đáp án: B

11.

Metyl propionat là tên gọi của hợp chất có công thức cấu tạo:

A:

HCOOC3H7

B:

C2H5COOCH3

C:

C3H7COOH

D:

C2H5COOH

Đáp án: B

C2H5COOCH3 Metyl propionat       

12.

Cho các dung dịch amino axit sau: alanin, lysin, axit glutamic, valin, glyxin. Số dung dịch làm đổi màu quỳ tím là:

A:

2

B:

3

C:

4

D:

5

Đáp án: A

Lysin làm quì tím chuyển xanh.(do có số nhóm -NH2 nhiều hơn nhóm -COOH)
Axit glutamic làm quí tím chuyển màu đỏ.

13.

Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
(d) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.
(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
(g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số phát biểu không đúng là:

A:

2

B:

3

C:

4

D:

5

Đáp án: A

14.

Thuỷ phân hỗn hợp gồm 0,03 mol saccarozơ và 0,02 mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 80%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag thu được là?

A:

0,172 mol

B:

0,170 mol

C:

0,160 mol

D:

0,168 mol

Đáp án: D

Saccarozơ → Fructozơ + Glucozơ
0,03.0,8           0,024        0,024
Mantozơ → 2 Glucozơ
0,02.0,8        0,032
Vậy ∑nAg = 2. ​nglu + 2nfru + 2nmantozơ dư
= 2.(0,032 + 0,024 + 0,024 + 0,004)
= 0,168 mol ​

15.

Este nào sau đây khi thủy phân trong môi trường kiềm thu được các sản phẩm đều có phản ứng tráng gương?

A:

HCOOCH3.

B:

HCOOCH=C(CH3)2.

C:

HCOOCH=CH-CH3.

D:

CH3COOCH=CH2.

Đáp án: C

HCOO – CH = CH – CH3 + NaOH → HCOONa + CH– CH2 – CHO

Nguồn: /