Danh sách bài viết

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học lần 1 - THPT Diễn Châu 5, Nghệ An

Cập nhật: 02/07/2020

1.

Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cr, Al bằng dung dịch HCl dư, thu được 1,568 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, cho 2,7 gam X phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 dư, thu được 9,09 gam muối. Khối lượng Al trong 2,7 gam X là bao nhiêu?

A:

0,54 gam

B:

0,81 gam

C:

0,27 gam

D:

1,08 gam

Đáp án: A

Số mol H2 = 0,07 mol; suy ra số mol HCl = 0,07*2 = 0,14 mol;

Cl2 tạo muối MCl3 nên số mol Cl- = (9,09-2,7 )/35,5 = 0,18 mol;

Độ chênh lệch số mol Cl- do tạo MCl3 của Fe và Cr nên số mol hỗn hợp hai kim loại là 0,04 mol

Vậy số mol AlCl3 = (0,14 – 0,04.2)/3= 0,02 mol nên m (Al) = 0,02.27 = 0,54g;

2.

Điều chế kim loại K bằng phương pháp

A:

Điện phân dung dịch KCl có màng ngăn

B:

Điện phân dung dịch KCl không có màng ngăn

C:

Dùng khí CO khử ion K+ trong K2O ở nhiệt độ cao

D:

Điện phân KCl nóng chảy

Đáp án: D

Đáp án đúng D

3.

Cho các chất sau: KOH, Ca(OH)2, Al(OH)3, Zn(OH)2, Sn(OH)2 và Pb(OH)2. Số chất có tính chất lưỡng tính là

A:

2

B:

3

C:

4

D:

6

Đáp án: C

Các chất lưỡng tính: Al(OH)3, Zn(OH)2, Sn(OH)2 và Pb(OH)2.

4.

Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là:

A:

nilon-6,6

B:

poli(vinyl clorua)

C:

polietilen

D:

poli(metyl metacrylat)

Đáp án: A

Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là nilon-6,6

5.

Cho m gam glucozơ lên men thành ancol (rượu) etylic. Toàn bộ khí cacbonic sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư tạo ra 50 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 80%. Giá trị của m là:

A:

56,25.

B:

36,00

C:

45,00.

D:

65,25.

Đáp án: A

6.

Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa – khử?

A:

Ca(OH)2 + Cl2 → CaOCl2 + H2O.

B:

2KClO3 → 2KCl + 3O2.

C:

C2H+ Cl2 → C2H4Cl2.

D:

2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 2H2O.

Đáp án: D

Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa ​

7.

Cho dãy các chất: FeCl2, CuSO4, BaCl2, KNO3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là:

A:

1

B:

2

C:

3

D:

4

Đáp án: B

Các chất thỏa mãn là: FeCl2, CuSO4

8.

Vinyl axetat có công thức là:

A:

CH3COOCH(CH3)2.

B:

HCOOCH2CH3.      

C:

CH3COOCH=CH2.  

D:

CH2=CHCOOCH3.

Đáp án: C

9.

Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có:

A:

bọt khí bay ra.

B:

kết tủa trắng , kết tủa không tan. 

C:

kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần.  

D:

bọt khí và kết tủa trắng.

Đáp án: B

Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có kết tủa trắng không tan

Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 → 2CaCO3 + 2H2O

10.

Dãy các kim loại được xếp theo chiều giảm dần tính khử là:

A:

Cu, K, Fe.

B:

K, Cu, Fe.

C:

Fe, Cu, K.

D:

K, Fe, Cu.

Đáp án: D

Dựa vào dãy điện hóa

11.

Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít khí H2 và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là:

A:

6,4

B:

8,5

C:

2,2

D:

2

Đáp án: D

Chỉ có Zn phản ứng với HCl ⇒ n(H_2) = nZn = 0,2 mol
⇒ mkhông tan = mCu = 15 – 0,2.65 = 2g

12.

Hòa tan hoàn toàn 4,32 gam hỗn hợp X gồm FeO, MgO và ZnO bằng một lượng vừa đủ 150ml dung dịch HCl 1M , thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là (Cho H = 1; O = 16; Mg = 24; Cl = 35,5; Fe = 56; Zn = 65)

A:

8,445.

B:

9,795.

C:

7,095.

D:

7,995.

Đáp án: A

13.

Protein phản ứng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu đặc trưng là:

A:

Màu vàng

B:

Màu tím

C:

Màu xanh lam

D:

Màu đen

Đáp án: B

Phản ứng màu biure giữa protein và Cu(OH)2 cho sản phẩm có màu tím.

14.

Cho các dãy kim loại kiềm: Na, K, Rb, Cs Kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là?

A:

Na

B:

Rb

C:

K

D:

Cs

Đáp án: D

Trong cùng nhóm IA, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy giảm dần ⇒ Cs có nhiệt độ sôi nhỏ nhất.

Nguồn: /