Danh sách bài viết

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa học lần 2 năm 2019

Cập nhật: 05/07/2020

1.

Khi đốt hợp chất hữu cơ chứa clo bị phân hủy, clo tách ra dưới dạng HCl và được nhận bằng dung dịch AgNO3. Dấu hiệu nào dưới đây cho phép khẳng định kết tủa là AgCl?

A:

Đốt không cháy.

B:

Không tan trong nước.

C:

Tan trong dung dịch CH3COOH.

D:

Không tan trong dung dịch HNO3.

Đáp án: B

Đáp án đúng là đáp án B

2.

Etyl fomat là chất mùi thơm, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm, có phân tử khối là:
 

A:

88

B:

74

C:

60

D:

68

Đáp án: B

3.

Este X được tạo thành từ etylen glicol và hai axit cacboxylic đơn chức. Trong phân tử este, số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử oxi là 1. Khi cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thì lượng NaOH đã phản ứng là 10 gam. Giá trị của m là

A:

16,5.

B:

17,5.

C:

14,5.

D:

15,5.

Đáp án: A

4.

Kết quả thí nghiệm của các chất hữu cơ X, Y, Z như sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường

Dung dịch xanh lam

Y

Nước brom

Mất màu dung dịch Br2

Z

Quỳ tím

Hóa xanh

Các chất X, Y, Z lần lượt là

A:

Ala-Ala-Gly, glucozơ, etyl amin.

B:

Ala-Ala-Gly, glucozơ, anilin.

C:

saccarozơ, glucozơ, anilin.

D:

saccarozơ, glucozơ, metyl amin

Đáp án: D

X phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch màu xanh lam => X là saccarozơ hoặc glucozơ.

Y làm mất màu nước brom => Y là glucozơ => X là saccarozơ.

Z hóa xanh quỳ tím => Z là metyl amin.

5.

Tiến hành 6 thí nghiệm sau:

- TN1: Nhúng thanh sắt vào dung dịch FeCl3.

- TN2: Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4.

- TN3: Cho chiếc đinh làm bằng thép vào bình chứa khí oxi, đun nóng.

- TN4: Cho chiếc đinh làm bằng thép vào dung dịch H2SO4 loãng.

- TN5: Nhúng thanh đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.

- TN6: Nhúng thanh nhôm vào dung dịch H2SO4 loãng có hoà tan vài giọt CuSO4.

Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

A:

3

B:

2

C:

5

D:

4

Đáp án: A

• TN1: Xảy ra ăn mòn hóa học: Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

• TN2: Xảy ra ăn mòn điện hóa.

Ban đầu xảy ra phản ứng: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Xuất hiện 2 điện cực:

Tại catot (Cu): Cu2+ + 2e → Cu

Tại anot (Fe): Fe → Fe2+ + 2e

Fe bị ăn mòn dần. 

• TN3: Xảy ra ăn mòn hóa học: 3Fe + 2O2 → Fe3O4

• TN4: Xảy ra ăn mòn điện hóa.

Thép là hợp kim Fe – C gồm những tinh thể Fe tiếp xúc trực tiếp với tinh thể C (graphit). Khi cho thanh thép vào dung dịch H2SO4 loãng xảy ra quá trình:

Tại catot (C): 2H+ + 2e → H2

Tại anot (Fe): Fe → Fe2+ + 2e

Fe bị ăn mòn dần.

• TN5: Xảy ra ăn mòn hóa học: Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4

• TN6: Xảy ra ăn mòn điện hóa:

Đầu tiên xảy ra phản ứng: 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu

Xuất hiện 2 điện cực:

Tại catot (Cu): 2H+ + 2e → H2

Tại anot (Al): Al → Al3+ + 3e

Al bị ăn mòn dần.

Vậy có 3 trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa.

6.

Hòa tan hoàn toàn 7,6 gam chất rắn X gồm Cu, Cu2S và S bằng HNO3 dư thấy thoát ra 5,04 lít khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Thêm dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung địch Y được m gam kết tủa. Giá trị m là

A:

28,9625 gam.

B:

20,3875 gam.

C:

27,7375 gam.

D:

7,35 gam.

Đáp án: C

7.

Nhận định nào sau đây là sai

A:

Ở điều kiện thường, các amino axit là chất rắn, dễ tan trongnước.

B:

Ở trạng thái tinh thể, các amino axit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực (muối nội phân tử).

C:

Axit glutamic là thuốc hổ trợ thầnkinh.

D:

Trùng ngưng axit 6-aminohexanoic thu được nilon-6 có chứa liên kết peptit.

Đáp án: D

8.

Đun nóng 0,2 mol hỗn hợp X chứa etyl fomat và etyl axetat với dung dịch AgNO3/NH3 (dùng dư) thu được 17,28 gam Ag. Nếu thủy phân hoàn toàn 28,84 gam X với dung dịch KOH vừa đủ, thu được m gam muối. Giá trị của m là

A:

37,24 gam

B:

26,74 gam

C:

31,64 gam

D:

32,34 gam

Đáp án: D

9.

Thực hiện các phản ứng sau:

     (1) Cho Na vào dung dịch CuSO4.

     (2) Điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực trơ.

     (3) Thổi luồng khí H2 đến dư qua ống nghiệm chứa CuO.

     (4) Nung nóng hỗn hợp gồm Al và CuO trong khítrơ.

     (5) Cho bột Fe vào dung dịch CuCl2.

Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được Cu đơn chất là

A:

5

B:

2

C:

4

D:

3

Đáp án: C

10.

Hỗn hợp X chứa hai hợp chất hữu cơ gồm chất (C2H7O2N) và chất Z (C4H12O2N2). Đun nóng 9,42 gam X với dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp T gồm hai amin kế tiếp có tỉ khối so với He bằng 9,15. Nếu cho 9,42 gam X tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch có chứa m gam muối của các hợp chất hữu cơ. Giá trị của m là 

A:

10,31 gam

B:

11,77 gam

C:

14,53 gam

D:

7,31 gam

Đáp án: B

11.

Thực hiện các thí nghiệm sau

     (1) Cho bột Al vào dung dịch NaOH (dư).

     (2) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không màng ngănxốp.

     (3) Cho dung dịch KI vào dung dịch chứa Na2Cr2O7 và H2SO4.

     (4) Dẫn luồng khí NH3 qua ống sứ chứa CrO3.

     (5) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch FeCl3.

Số thí nghiệm thu được đơn chất là.

A:

2

B:

4

C:

5

D:

3

Đáp án: B

- Có 4 thí nghiệm thu được đơn chất là (1), (2), (3) và (4). Phương trình phản ứng:

     (1) 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

     (2) 2NaCl + 2H2O →  2NaOH + Cl2 + H2

     (3) 6KI + Na2Cr2O7 + 7H2SO4 → 4K2SO4 + Cr2(SO4)3 + Na2SO4 + 3I2 + 7H2O

     (4) 2NH3 + 2CrO→ N2 + Cr2O3 + 3H2O

12.

Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện 

A:

Ca

B:

Ba 

C:

Na

D:

Fe

Đáp án: D

13.

Trong công nghiệp để điều chế Al người ta điện phân nóng chảy chất nào sau đây

A:

AlCl3

B:

Al2(SO)4

C:

Al2O3

D:

Al(NO3)3

Đáp án: C

14.

Tác hại nào sau đây không phải do nước cứng 

A:

Làm tốn bột giặt tổng hợp khi rửa 

B:

Làm giảm mùi vị thực phẩm khi nấu và lâu chín

C:

Đóng cặn khi đun nấu

D:

Làm ảnh hưởng tới chất lượng vải, sợi sau khi giặt

Đáp án: A

15.

Phản ứng hóa học nào sau đây không đúng 

A:

2Fe + 3I2 → 2FeI3

B:

3Fe + 2O2 → Fe3O4

C:

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl

D:

Fe + S → FeS

Đáp án: A

Nguồn: /